Tháng 9/1963, một phi công Không quân Hoàng gia Lào đã lái một máy bay huấn luyện T-28 Trojan bay sang hàng phía Việt Nam. Đây là “món quà” bất ngờ đối với KQND Việt Nam thời kỳ này, bởi khi đó ta không có một loại máy bay chiến đấu hay máy bay có vũ trang nào. Ảnh: Phi công Việt Nam đứng bên chiếc T-28.Mà thời kỳ này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thường xuyên tổ chức nhiều cuộc bay thả biệt kích xuống khu vực rừng núi Tây Bắc, Việt Nam nhằm mục đích phá hoại, kích động gây bạo lộn. Chính vì thế, Quân chủng PKKQ đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ kĩ thuật KQND Việt Nam tìm hiểu và làm chủ chiếc máy bay huấn luyện T-28 đánh địch. Ảnh: Máy bay vận tải C-123 do Mỹ sản xuất.Rạng sáng ngày 16/2/1964, phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước điều khiển máy bay T-28 cất cánh và bắn cháy chiếc máy bay vận tải chở biệt kích C-123 bằng hai loạt đạn 163 viên 12,7mm. Với chiến công đặc biệt này, T-28 có thể được xem là “chiến đấu cơ” đầu tiên của KQND Việt Nam, đã giành thắng lợi đầu tiên của không quân ta trên bầu trời miền Bắc.T-28 Trojan là máy bay huấn luyện quân sự động cơ piston do Công ty Hàng không Bắc Mỹ sản xuất cho Không quân và Không quân Hải quân Mỹ sử dụng. Khoảng 1.900 chiếc T-28 đã được sản xuất trong giai đoạn từ 1950-1957.Dù là máy bay động cơ cánh quạt nhưng T-28 có kích cỡ khá lớn, với chiều dài 10,06m, sải cánh 12,22m, cao 3,86m, trọng lượng cất cánh tối đa 3,85 tấn.Máy bay thiết kế hai chỗ ngồi với hai hệ thống lái phục vụ huấn luyện phi công.Máy bay được trang bị một động cơ R-1820-86 công suất 1.425 mã lực cho tốc độ bay tối đa 552km/h, trần bay 10,8km, vận tốc leo cao 20,3m/s.Dù phát triển cho mục đích huấn luyện, nhưng máy bay T-28 có khả năng mang vũ khí trên 2-6 giá treo cánh gồm bom, bom napalm, rocket và pod súng máy. Đó là lý do tại sao mà chiếc T-28 được KQND Việt Nam sử dụng lại có đại liên 12,7mm. Ngoài ra, nó còn mang được pod 7,62mm, 20mm.Cận cảnh một trong hai buồng lái chiếc T-28 Trojan.Những chiếc T-28 cuối cùng rời “cơ quan” tại Philippines vào năm 1994.
Tháng 9/1963, một phi công Không quân Hoàng gia Lào đã lái một máy bay huấn luyện T-28 Trojan bay sang hàng phía Việt Nam. Đây là “món quà” bất ngờ đối với KQND Việt Nam thời kỳ này, bởi khi đó ta không có một loại máy bay chiến đấu hay máy bay có vũ trang nào. Ảnh: Phi công Việt Nam đứng bên chiếc T-28.
Mà thời kỳ này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thường xuyên tổ chức nhiều cuộc bay thả biệt kích xuống khu vực rừng núi Tây Bắc, Việt Nam nhằm mục đích phá hoại, kích động gây bạo lộn. Chính vì thế, Quân chủng PKKQ đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ kĩ thuật KQND Việt Nam tìm hiểu và làm chủ chiếc máy bay huấn luyện T-28 đánh địch. Ảnh: Máy bay vận tải C-123 do Mỹ sản xuất.
Rạng sáng ngày 16/2/1964, phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước điều khiển máy bay T-28 cất cánh và bắn cháy chiếc máy bay vận tải chở biệt kích C-123 bằng hai loạt đạn 163 viên 12,7mm. Với chiến công đặc biệt này, T-28 có thể được xem là “chiến đấu cơ” đầu tiên của KQND Việt Nam, đã giành thắng lợi đầu tiên của không quân ta trên bầu trời miền Bắc.
T-28 Trojan là máy bay huấn luyện quân sự động cơ piston do Công ty Hàng không Bắc Mỹ sản xuất cho Không quân và Không quân Hải quân Mỹ sử dụng. Khoảng 1.900 chiếc T-28 đã được sản xuất trong giai đoạn từ 1950-1957.
Dù là máy bay động cơ cánh quạt nhưng T-28 có kích cỡ khá lớn, với chiều dài 10,06m, sải cánh 12,22m, cao 3,86m, trọng lượng cất cánh tối đa 3,85 tấn.
Máy bay thiết kế hai chỗ ngồi với hai hệ thống lái phục vụ huấn luyện phi công.
Máy bay được trang bị một động cơ R-1820-86 công suất 1.425 mã lực cho tốc độ bay tối đa 552km/h, trần bay 10,8km, vận tốc leo cao 20,3m/s.
Dù phát triển cho mục đích huấn luyện, nhưng máy bay T-28 có khả năng mang vũ khí trên 2-6 giá treo cánh gồm bom, bom napalm, rocket và pod súng máy. Đó là lý do tại sao mà chiếc T-28 được KQND Việt Nam sử dụng lại có đại liên 12,7mm. Ngoài ra, nó còn mang được pod 7,62mm, 20mm.
Cận cảnh một trong hai buồng lái chiếc T-28 Trojan.
Những chiếc T-28 cuối cùng rời “cơ quan” tại Philippines vào năm 1994.