Trong cuộc triển lãm gần đây tại Bảo tàng Phòng không – Không quân, bảo tàng đã giới thiệu tới khách thăm quan nhiều hình ảnh, hiện vật nêu bật lên sự tiến bộ của ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Điển hình là bức ảnh “Đại tá Võ Tá Quế - Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ kiểm tra công tác sửa chữa tại nhà máy A41”. Trong ảnh có thể thấy rõ thân máy bay huấn luyện L-39 được tháo tung chỉ còn trơ khung. Việc “tháo tung” này thường chỉ được thực hiện khi tiến hành sửa chữa lớn, đại tu, nâng cấp tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay.Điều đó có nghĩa là, CNQP Việt Nam tiếp tục đạt bước tiến vượt bậc về sửa chữa lớn các dòng máy bay quân sự hiện đại, có tính phức tạp mặt công nghệ rất cao. Ngoài L-39, Việt Nam đã sửa chữa lớn thành công chiến đấu cơ Su-27, trực thăng Mi-8/17, máy bay vận tải An-26/An-2, máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52. Tương lai, chúng ta có thể hướng tới khả năng sửa chữa các dòng máy bay mới như DHC-6, CASA-212, CASA-295.Trong ảnh, một chiếc máy bay huấn luyện phản lực L-39 rời nhà máy A41 tiến ra đường băng chuẩn bị chuyến bay thử nghiệm.Hiện Việt Nam còn trong trang bị vài chục chiếc máy bay huấn luyện L-39 được biên chế cho Trung đoàn huấn luyện 910, Trường sĩ quan Không quân (đóng ở Nha Trang).Các máy bay L-39 làm nhiệm vụ huấn luyện đào tạo các phi công chiến đấu cho Không quân Nhân dân Việt Nam.L-39 là máy bay huấn luyện thế hệ 2 do hãng Aero Vodochody của Tiệp Khắc sản xuất từ những năm 1970. Khoảng 2.800 chiếc L-39 đã được sản xuất và xuất khẩu tới nhiều nước XHCN, trong đó có cả Liên Xô và Nga sau này. Ảnh máy bay L-39 của Trung đoàn 910 chuẩn bị bay huấn luyện.L-39 dài 12,2m, sải cánh 9,54m, cao 4,77m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,7 tấn. Máy bay được trang bị một động cơ turbofan ZMBD Progress DV-2 cho tốc độ tối đa 876km/h.Ngoài vai trò huấn luyện, L-39 có thể làm nhiệm vụ của một máy bay cường kích khi cần. Trong ảnh L-39 của Không quân Bulgari đang bắn pháo 30mm không kích mục tiêu mặt đất.Nó có khả năng mang được rocket 57mm……và bom 250kg.
Trong cuộc triển lãm gần đây tại Bảo tàng Phòng không – Không quân, bảo tàng đã giới thiệu tới khách thăm quan nhiều hình ảnh, hiện vật nêu bật lên sự tiến bộ của ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Điển hình là bức ảnh “Đại tá Võ Tá Quế - Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng PK-KQ kiểm tra công tác sửa chữa tại nhà máy A41”. Trong ảnh có thể thấy rõ thân máy bay huấn luyện L-39 được tháo tung chỉ còn trơ khung. Việc “tháo tung” này thường chỉ được thực hiện khi tiến hành sửa chữa lớn, đại tu, nâng cấp tăng tổng niên hạn sử dụng máy bay.
Điều đó có nghĩa là, CNQP Việt Nam tiếp tục đạt bước tiến vượt bậc về sửa chữa lớn các dòng máy bay quân sự hiện đại, có tính phức tạp mặt công nghệ rất cao. Ngoài L-39, Việt Nam đã sửa chữa lớn thành công chiến đấu cơ Su-27, trực thăng Mi-8/17, máy bay vận tải An-26/An-2, máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52. Tương lai, chúng ta có thể hướng tới khả năng sửa chữa các dòng máy bay mới như DHC-6, CASA-212, CASA-295.
Trong ảnh, một chiếc máy bay huấn luyện phản lực L-39 rời nhà máy A41 tiến ra đường băng chuẩn bị chuyến bay thử nghiệm.
Hiện Việt Nam còn trong trang bị vài chục chiếc máy bay huấn luyện L-39 được biên chế cho Trung đoàn huấn luyện 910, Trường sĩ quan Không quân (đóng ở Nha Trang).
Các máy bay L-39 làm nhiệm vụ huấn luyện đào tạo các phi công chiến đấu cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
L-39 là máy bay huấn luyện thế hệ 2 do hãng Aero Vodochody của Tiệp Khắc sản xuất từ những năm 1970. Khoảng 2.800 chiếc L-39 đã được sản xuất và xuất khẩu tới nhiều nước XHCN, trong đó có cả Liên Xô và Nga sau này. Ảnh máy bay L-39 của Trung đoàn 910 chuẩn bị bay huấn luyện.
L-39 dài 12,2m, sải cánh 9,54m, cao 4,77m, trọng lượng cất cánh tối đa 5,7 tấn. Máy bay được trang bị một động cơ turbofan ZMBD Progress DV-2 cho tốc độ tối đa 876km/h.
Ngoài vai trò huấn luyện, L-39 có thể làm nhiệm vụ của một máy bay cường kích khi cần. Trong ảnh L-39 của Không quân Bulgari đang bắn pháo 30mm không kích mục tiêu mặt đất.
Nó có khả năng mang được rocket 57mm…
…và bom 250kg.