Các hệ thống pháo hải quân mang họ AK này cũng không phải do nhà sáng chế khẩu AK-47 huyền thoại Mikhail Kalashnikov thiết kế mà là do các nhà sáng chế khác phát triển. Không hiểu lý do vì sao mà các hệ thống pháo hải quân của Liên Xô (Nga) lại sử dụng họ AK. Trong ảnh là hệ thống pháo hải quân chủ lực trên các tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay, AK-176.
Hệ thống pháo hải quân AK-176 được thiết kế từ những năm 1960, sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, bờ biển, trên không (bao gồm cả tên lửa hành trình chống tàu bay thấp). Một số cuộc thử nghiệm trong quá khứ đã chứng minh khả năng của AK-176, theo đó nó đã bắn hạ tên lửa AT-2 (mô phỏng tên lửa Harpoon Mỹ) chỉ với 25 viên đạn. Trong ảnh, hải pháo AK-176 trên tàu chiến lớp Molniya của Hải quân Việt Nam khai hỏa.
Toàn bộ bệ, tháp pháo AK-176 có trọng lượng 16,8 tấn, cao 2,6m, kíp chiến đấu 2-4 người, trang bị pháo cỡ 76,2mm đạt tầm bắn hiệu quả 10km, tối đa 15,5km, tốc độ bắn 120 phát/phút. Loại pháo này hiện được trang bị trên tàu tên lửa nhỏ Project 1241RE, Project 12418 Molniya, BPS-500; tàu hộ vệ tên lửa Project 11661E Gepard 3.9; tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT400TP.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớn nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam thuộc Project 159 được trang bị các hệ thống pháo hải quân AK-726 do Liên Xô phát triển từ năm 1954-1959. Trong ảnh là bệ pháo AK-726 nằm phía trước 2 bệ pháo phòng không 37mm trên tàu hộ vệ Project 159 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống hải pháo AK-726 được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển, trên không và trên đất liền. Toàn bộ bệ pháo có trọng lượng lên tới hơn 25 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 76,2mm có thể bắn các loại đạn nổ phá mảnh.
Hệ thống vũ khí được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B cho phép khả năng chống máy bay ở tầm xa đến 11km, độ cao 500-6.000m, bán kính sát thương của đạn là 8m; chống mục tiêu trên mặt biển ở tầm xa đến 8,2km. Trong ảnh, hải pháo AK-726 trên tàu chiến của Hải quân Romania khai hỏa.
Hệ thống pháo hải quân AK-725 được trang bị cho các tàu phóng lôi cao tốc lớp Turya của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Pháo do Liên Xô phát triển từ những năm 1950, chính thức trang bị từ năm 1964. Toàn bộ bệ pháo AK-725 nặng 14,27 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 57mm đạt tầm bắn tối đa 8,4km (tốc độ bắn khoảng 200 phát/phút) cho phép chống mục tiêu trên biển và trên không với các kiểu đạn nổ mảnh vạch đường, đạn nổ mạnh HE.
Hệ thống pháo được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực ESP-72 cùng sự hỗ trợ từ radar MP-103 Bars hoặc kíp pháo thủ có thể vận hành bằng tay dùng kính ngắm quang học đơn giản.
Dù được cho là có hiệu quả tốt trong tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, máy bay, trực thăng bay thấp. Tuy nhiên, AK-725 không có khả năng đánh chặn tốt tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Điều này đã được chứng minh trong cuộc thử nghiệm năm 1983, khi đó, pháo AK-725 trên tàu tên lửa nhỏ Musson đã không thể đánh chặn bia bay (mô phỏng tên lửa chống tàu) khiến mục tiêu này đánh vào tàu gây ra cái chết của 39 thủy thủ.
Ngoài AK-176 thì trên tàu các chiến tối tân của Việt Nam (tàu tên lửa nhỏ Project 1241RE, Project 12418 Molniya, BPS-500; tàu hộ vệ tên lửa Project 11661E Gepard 3.9; tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT400TP) còn có sự xuất hiện của hệ thống pháo phòng không cao tốc hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay, AK-630. Nó có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên bộ.
Pháo cao tốc AK-630 nằm trong hệ thống phòng không tầm thấp A-213-Vympel-A bao gồm nhiều thành phần: pháo AK-630; radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 (phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 4-5.000m) và tổ hợp ngắm quang – điện tử SP-521 (phát hiện mục tiêu bay ở tầm 7km, mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ ở tầm 70km).
Pháo AK-630 thiết kế với 6 nòng pháo cỡ 30mm cho phép đạt tốc độ bắn tới 5.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 5.000m. Trong ảnh là băng đạn (chưa có đạn) của bệ pháo AK-630 trên tàu tên lửa Molniya của Việt Nam.
Hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đặt ở đuôi tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam Project 11661E Gepard 3.9.
Bên cạnh AK-630, một số tàu chiến hệ cũ của Việt Nam được trang bị hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-230 được Liên Xô phát triển từ những năm 1950-1960. Chức năng chính của pháo là phòng không, tuy nhiên nó cũng có thể tấn công cả mục tiêu trên biển.
Hiện nay, pháo AK-230 được trang bị trên các tàu phóng lôi lớp Shershen và tàu tên lửa cao tốc Osa II của Việt Nam. Bệ pháo AK-230 có trọng lượng khoảng 1,8-1,9 tấn, trang bị 2 pháo cỡ 30mm (nặng 156kg) có thể bắn đạn nổ thường hoặc xuyên giáp vạch đường, tốc độ bắn khoảng 2.000 phát/phút.
AK-230 có thể đạt tầm bắn tối đa tới 6,7km, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 2,5-4km.
Các hệ thống pháo hải quân mang họ AK này cũng không phải do nhà sáng chế khẩu AK-47 huyền thoại Mikhail Kalashnikov thiết kế mà là do các nhà sáng chế khác phát triển. Không hiểu lý do vì sao mà các hệ thống pháo hải quân của Liên Xô (Nga) lại sử dụng họ AK. Trong ảnh là hệ thống pháo hải quân chủ lực trên các tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay, AK-176.
Hệ thống pháo hải quân AK-176 được thiết kế từ những năm 1960, sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, bờ biển, trên không (bao gồm cả tên lửa hành trình chống tàu bay thấp). Một số cuộc thử nghiệm trong quá khứ đã chứng minh khả năng của AK-176, theo đó nó đã bắn hạ tên lửa AT-2 (mô phỏng tên lửa Harpoon Mỹ) chỉ với 25 viên đạn. Trong ảnh, hải pháo AK-176 trên tàu chiến lớp Molniya của Hải quân Việt Nam khai hỏa.
Toàn bộ bệ, tháp pháo AK-176 có trọng lượng 16,8 tấn, cao 2,6m, kíp chiến đấu 2-4 người, trang bị pháo cỡ 76,2mm đạt tầm bắn hiệu quả 10km, tối đa 15,5km, tốc độ bắn 120 phát/phút. Loại pháo này hiện được trang bị trên tàu tên lửa nhỏ Project 1241RE, Project 12418 Molniya, BPS-500; tàu hộ vệ tên lửa Project 11661E Gepard 3.9; tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT400TP.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớn nhất Hải quân Nhân dân Việt Nam thuộc Project 159 được trang bị các hệ thống pháo hải quân AK-726 do Liên Xô phát triển từ năm 1954-1959. Trong ảnh là bệ pháo AK-726 nằm phía trước 2 bệ pháo phòng không 37mm trên tàu hộ vệ Project 159 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống hải pháo AK-726 được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển, trên không và trên đất liền. Toàn bộ bệ pháo có trọng lượng lên tới hơn 25 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 76,2mm có thể bắn các loại đạn nổ phá mảnh.
Hệ thống vũ khí được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Fut-B cho phép khả năng chống máy bay ở tầm xa đến 11km, độ cao 500-6.000m, bán kính sát thương của đạn là 8m; chống mục tiêu trên mặt biển ở tầm xa đến 8,2km. Trong ảnh, hải pháo AK-726 trên tàu chiến của Hải quân Romania khai hỏa.
Hệ thống pháo hải quân AK-725 được trang bị cho các tàu phóng lôi cao tốc lớp Turya của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Pháo do Liên Xô phát triển từ những năm 1950, chính thức trang bị từ năm 1964. Toàn bộ bệ pháo AK-725 nặng 14,27 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 57mm đạt tầm bắn tối đa 8,4km (tốc độ bắn khoảng 200 phát/phút) cho phép chống mục tiêu trên biển và trên không với các kiểu đạn nổ mảnh vạch đường, đạn nổ mạnh HE.
Hệ thống pháo được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực ESP-72 cùng sự hỗ trợ từ radar MP-103 Bars hoặc kíp pháo thủ có thể vận hành bằng tay dùng kính ngắm quang học đơn giản.
Dù được cho là có hiệu quả tốt trong tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, máy bay, trực thăng bay thấp. Tuy nhiên, AK-725 không có khả năng đánh chặn tốt tên lửa hành trình chống tàu hiện đại. Điều này đã được chứng minh trong cuộc thử nghiệm năm 1983, khi đó, pháo AK-725 trên tàu tên lửa nhỏ Musson đã không thể đánh chặn bia bay (mô phỏng tên lửa chống tàu) khiến mục tiêu này đánh vào tàu gây ra cái chết của 39 thủy thủ.
Ngoài AK-176 thì trên tàu các chiến tối tân của Việt Nam (tàu tên lửa nhỏ Project 1241RE, Project 12418 Molniya, BPS-500; tàu hộ vệ tên lửa Project 11661E Gepard 3.9; tàu pháo Project 10412 Svetlyak, TT400TP) còn có sự xuất hiện của hệ thống pháo phòng không cao tốc hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay, AK-630. Nó có khả năng bắn hạ mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên bộ.
Pháo cao tốc AK-630 nằm trong hệ thống phòng không tầm thấp A-213-Vympel-A bao gồm nhiều thành phần: pháo AK-630; radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 (phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 4-5.000m) và tổ hợp ngắm quang – điện tử SP-521 (phát hiện mục tiêu bay ở tầm 7km, mục tiêu mặt nước cỡ nhỏ ở tầm 70km).
Pháo AK-630 thiết kế với 6 nòng pháo cỡ 30mm cho phép đạt tốc độ bắn tới 5.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 5.000m. Trong ảnh là băng đạn (chưa có đạn) của bệ pháo AK-630 trên tàu tên lửa Molniya của Việt Nam.
Hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đặt ở đuôi tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam Project 11661E Gepard 3.9.
Bên cạnh AK-630, một số tàu chiến hệ cũ của Việt Nam được trang bị hệ thống pháo phòng không cao tốc AK-230 được Liên Xô phát triển từ những năm 1950-1960. Chức năng chính của pháo là phòng không, tuy nhiên nó cũng có thể tấn công cả mục tiêu trên biển.
Hiện nay, pháo AK-230 được trang bị trên các tàu phóng lôi lớp Shershen và tàu tên lửa cao tốc Osa II của Việt Nam. Bệ pháo AK-230 có trọng lượng khoảng 1,8-1,9 tấn, trang bị 2 pháo cỡ 30mm (nặng 156kg) có thể bắn đạn nổ thường hoặc xuyên giáp vạch đường, tốc độ bắn khoảng 2.000 phát/phút.
AK-230 có thể đạt tầm bắn tối đa tới 6,7km, nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 2,5-4km.