Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) Việt Nam được thành lập ngày 22/10/1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Tuy nhiên, trong thời gian từ 16/5/1977 đến 3/3/1995, Quân chủng PK-KQ tách ra thành 2 Quân chủng riêng biệt. Và phải từ tháng 3/1999 thì mới sáp nhập lại thành Quân chủng PK-KQ như trước.
Quân chủng PK-KQ gồm có 8 binh chủng (tiêm kích, tiêm kích-bom, tên lửa, pháo...) nhưng cơ bản thì Quân chủng gồm 2 nhánh chính là: Phòng không - Không quân. Trong đó, Không quân Nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 3/3/1955, ban đầu có tên là Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu trưởng. Trang bị máy bay ban đầu chủ yếu là các vận tải cơ chuyên chở cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số máy bay hạng nhẹ phục vụ huấn luyện. Phải tới tận năm 1964, KQNDVN mới có lực lượng chiến đấu đầu tiên với việc thành lập Trung đoàn tiêm kích 921 tại Vân Nam, Trung Quốc, trang bị 33 tiêm kích MiG-17.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chiếm ưu thế về mặt trang bị chiến đấu, khi chỉ có trong tay các máy bay tiêm kích cận âm MiG-17, tiêm kích siêu âm hạng nhẹ MiG-21 và J-6.
Tuy nhiên, các phi công trẻ của Không quân Nhân dân Việt Nam lại lập nên nhiều chiến thắng oanh liệt trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc từ 1964-1972, bắn hạ hàng trăm máy bay Mỹ.
Từ các máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ khi đó như F-4 tới cả siêu pháo đài bay – máy bay ném bom chiến lược B-52 đều đã bị những chiếc “én bạc” nhỏ bé của Không quân Nhân dân Việt Nam hạ đo ván. Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) hôm nay tiếp tục tiếp nối truyền thống chiến đấu của ông cha, ngày đêm luyện rèn bảo vệ bầu trời đất nước trên những chiến đấu cơ hiện đại như Su-30MK2. Với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, quân đội đã mua 36 máy bay chiến đấu hiện đại hàng đầu thế giới Su-30MK/MK2 cho KQNDVN.
Ngoài Su-30, Không quân Nhân dân Việt Nam còn có các máy bay tiêm kích hiện đại Su-27 được mua từ giữa những năm 1990.
Lực lượng tấn công mặt đất của KQNDVN được trang bị các “đôi cánh ma thuật” Su-22M/M3/M4/UM3 có khả năng mang 4 tấn vũ khí gồm cả loại có điều khiển và không điều khiển.
Trong vài năm gần đây, Không quân vận tải cũng được đầu tư sắm mới 3 máy bay vận tải hạng nhẹ C-295M hiện đại từ châu Âu để hiện đại hóa lực lượng.
Lực lượng không quân trực thăng chủ yếu được trang bị các máy bay Mi-8/17 do Liên Xô sản xuất, bên cạnh đó những năm gần đây QĐNDVN đã mua thêm nhiều loại trực thăng do phương Tây sản xuất phục vụ hoạt động vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Ba binh chủng thuộc nhánh phòng không gồm: Pháo phòng không (thành lập ngày 1/4/1953); radar (thành lập ngày 21/3/1958) và tên lửa (thành lập ngày 24/3/1967) đã lập được nhiều thành tích, bắn hạ đến hàng nghìn máy bay chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, các tên lửa SAM-2 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã hạ đo ván nhiều B-52 trên bầu trời Hà Nội và nhiều nơi khác.
Lực lượng phòng không hôm nay cũng đang từng bước được hiện đại hóa mạnh mẽ về trang bị, điển hình là quân đội ta đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa hiện đại bậc nhất thế giới S-300PMU-1.
Các hệ thống vũ khí đang sử dụng cũng được nâng cấp mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu chiến tranh tương lai. Ví dụ như các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora đã được cải tiến lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM.
Tổ hợp tên lửa tự hành tầm thấp A87 diễn tập bắn đạn thật.
Lực lượng pháo phòng không được trang bị khí tài đánh đêm, hệ thống cò điện nhằm đảm bảo mật độ hỏa lực dày tăng khả năng trúng mục tiêu.
Lực lượng pháo phòng không được trang bị khí tài đánh đêm, hệ thống cò điện nhằm đảm bảo mật độ hỏa lực dày tăng khả năng trúng mục tiêu.
Trong ảnh là hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay.
Đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).
Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) Việt Nam được thành lập ngày 22/10/1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Tuy nhiên, trong thời gian từ 16/5/1977 đến 3/3/1995, Quân chủng PK-KQ tách ra thành 2 Quân chủng riêng biệt. Và phải từ tháng 3/1999 thì mới sáp nhập lại thành Quân chủng PK-KQ như trước.
Quân chủng PK-KQ gồm có 8 binh chủng (tiêm kích, tiêm kích-bom, tên lửa, pháo...) nhưng cơ bản thì Quân chủng gồm 2 nhánh chính là: Phòng không - Không quân. Trong đó, Không quân Nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 3/3/1955, ban đầu có tên là Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu trưởng. Trang bị máy bay ban đầu chủ yếu là các vận tải cơ chuyên chở cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số máy bay hạng nhẹ phục vụ huấn luyện. Phải tới tận năm 1964, KQNDVN mới có lực lượng chiến đấu đầu tiên với việc thành lập Trung đoàn tiêm kích 921 tại Vân Nam, Trung Quốc, trang bị 33 tiêm kích MiG-17.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Không quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chiếm ưu thế về mặt trang bị chiến đấu, khi chỉ có trong tay các máy bay tiêm kích cận âm MiG-17, tiêm kích siêu âm hạng nhẹ MiG-21 và J-6.
Tuy nhiên, các phi công trẻ của Không quân Nhân dân Việt Nam lại lập nên nhiều chiến thắng oanh liệt trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc từ 1964-1972, bắn hạ hàng trăm máy bay Mỹ.
Từ các máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ khi đó như F-4 tới cả siêu pháo đài bay – máy bay ném bom chiến lược B-52 đều đã bị những chiếc “én bạc” nhỏ bé của Không quân Nhân dân Việt Nam hạ đo ván.
Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) hôm nay tiếp tục tiếp nối truyền thống chiến đấu của ông cha, ngày đêm luyện rèn bảo vệ bầu trời đất nước trên những chiến đấu cơ hiện đại như Su-30MK2. Với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, quân đội đã mua 36 máy bay chiến đấu hiện đại hàng đầu thế giới Su-30MK/MK2 cho KQNDVN.
Ngoài Su-30, Không quân Nhân dân Việt Nam còn có các máy bay tiêm kích hiện đại Su-27 được mua từ giữa những năm 1990.
Lực lượng tấn công mặt đất của KQNDVN được trang bị các “đôi cánh ma thuật” Su-22M/M3/M4/UM3 có khả năng mang 4 tấn vũ khí gồm cả loại có điều khiển và không điều khiển.
Trong vài năm gần đây, Không quân vận tải cũng được đầu tư sắm mới 3 máy bay vận tải hạng nhẹ C-295M hiện đại từ châu Âu để hiện đại hóa lực lượng.
Lực lượng không quân trực thăng chủ yếu được trang bị các máy bay Mi-8/17 do Liên Xô sản xuất, bên cạnh đó những năm gần đây QĐNDVN đã mua thêm nhiều loại trực thăng do phương Tây sản xuất phục vụ hoạt động vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Ba binh chủng thuộc nhánh phòng không gồm: Pháo phòng không (thành lập ngày 1/4/1953); radar (thành lập ngày 21/3/1958) và tên lửa (thành lập ngày 24/3/1967) đã lập được nhiều thành tích, bắn hạ đến hàng nghìn máy bay chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, các tên lửa SAM-2 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã hạ đo ván nhiều B-52 trên bầu trời Hà Nội và nhiều nơi khác.
Lực lượng phòng không hôm nay cũng đang từng bước được hiện đại hóa mạnh mẽ về trang bị, điển hình là quân đội ta đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa hiện đại bậc nhất thế giới S-300PMU-1.
Các hệ thống vũ khí đang sử dụng cũng được nâng cấp mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu chiến tranh tương lai. Ví dụ như các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora đã được cải tiến lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM.
Tổ hợp tên lửa tự hành tầm thấp A87 diễn tập bắn đạn thật.
Lực lượng pháo phòng không được trang bị khí tài đánh đêm, hệ thống cò điện nhằm đảm bảo mật độ hỏa lực dày tăng khả năng trúng mục tiêu.
Lực lượng pháo phòng không được trang bị khí tài đánh đêm, hệ thống cò điện nhằm đảm bảo mật độ hỏa lực dày tăng khả năng trúng mục tiêu.
Trong ảnh là hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay.
Đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).