Trên khắp 3 miền, các máy bay tiêm kích MiG-21 đang ngày đêm trực chiến sẵn sàng cất cánh đánh chặn kẻ địch. Mặc dù đã “cao tuổi” nhưng MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Airlines.net Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 chuẩn bị trước giờ cất cánh. Ảnh: Tiền Phong Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn RP-21M có tầm phát hiện mục tiêu 20km. MiG-21 thiết kế với 4 giá treo mang được: tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13, R-60, tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom, rocket. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 tên lửa đối không R-60 trên giá treo ngoài. Ảnh: Airlines.net Bên cạnh những chiếc MiG-21, những “cánh chim bán chuyên nghiệp” trong nhiệm vụ phòng không, tiêm kích – bom Su-22 cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời đất nước. Ảnh: Tiền PhongKhông quân Nhân dân Việt Nam được trang bị hỗn hợp nhiều loại tiêm kích - bom Su-22 gồm các biến thể: Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3 (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi). Biên đội tiêm kích bom Su-22 của một đơn vị thuộc Sư đoàn 371 cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tiền PhongSu-22 tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất, nhưng khi cần máy bay có khả năng mang 2 tên lửa không đối không R-60 làm nhiệm vụ phòng không. Ảnh: Airlines.netTrong số các biến thể Su-22 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị, biến thể Su-22M4 là loại hiện đại nhất. Su-22M4 cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không cho phép mang được vũ khí tấn công chính xác cao (tên lửa không đối đất, bom có điều khiển). Ảnh: Airlines.netTiêm kích – bom Su-22 hạ cánh xuống sân bay sau nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời. Ảnh: Tiền PhongGóp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước còn có 11 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK/UBK/PU. Hiện nay, những chiếc Su-27 được biên chế trong Trung đoàn Tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời đất nước và nhất là quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Airlines.net Hiện đại nhất trong bộ tứ chiến đấu cơ của Không quân Nhân dân Việt Nam là những chiếc Su-30MK2. Trong ảnh là phi đội Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Tiêm kích 923 (Đoàn Không quân Yên Thế) đóng tại Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ảnh: Người Lao độngHiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 24 chiếc Su-30MK2. Su-30MK2 được thiết kế cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển với vũ khí tấn công chính xác cao. Ảnh: Người Lao ĐộngCùng với MiG-21, Su-22 và Su-27, Su-30MK2 sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước Việt Nam trong nhiều năm tới. Ảnh: Tiền Phong
Trên khắp 3 miền, các máy bay tiêm kích MiG-21 đang ngày đêm trực chiến sẵn sàng cất cánh đánh chặn kẻ địch. Mặc dù đã “cao tuổi” nhưng MiG-21 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Airlines.net
Phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-21 chuẩn bị trước giờ cất cánh. Ảnh: Tiền Phong
Tiêm kích đánh chặn MiG-21bis của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn RP-21M có tầm phát hiện mục tiêu 20km. MiG-21 thiết kế với 4 giá treo mang được: tên lửa không đối không tầm nhiệt K-13, R-60, tên lửa không đối đất Kh-66 hoặc bom, rocket. Trong ảnh là tiêm kích MiG-21 mang 2 tên lửa đối không R-60 trên giá treo ngoài. Ảnh: Airlines.net
Bên cạnh những chiếc MiG-21, những “cánh chim bán chuyên nghiệp” trong nhiệm vụ phòng không, tiêm kích – bom Su-22 cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời đất nước. Ảnh: Tiền Phong
Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị hỗn hợp nhiều loại tiêm kích - bom Su-22 gồm các biến thể: Su-22M, Su-22M3, Su-22M4, Su-22UM3 (biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi). Biên đội tiêm kích bom Su-22 của một đơn vị thuộc Sư đoàn 371 cất cánh làm nhiệm vụ. Ảnh: Tiền Phong
Su-22 tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất, nhưng khi cần máy bay có khả năng mang 2 tên lửa không đối không R-60 làm nhiệm vụ phòng không. Ảnh: Airlines.net
Trong số các biến thể Su-22 mà Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị, biến thể Su-22M4 là loại hiện đại nhất. Su-22M4 cải tiến mạnh về hệ thống điện tử hàng không cho phép mang được vũ khí tấn công chính xác cao (tên lửa không đối đất, bom có điều khiển). Ảnh: Airlines.net
Tiêm kích – bom Su-22 hạ cánh xuống sân bay sau nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng trời. Ảnh: Tiền Phong
Góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước còn có 11 tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK/UBK/PU. Hiện nay, những chiếc Su-27 được biên chế trong Trung đoàn Tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời đất nước và nhất là quần đảo Trường Sa thân yêu. Ảnh: Airlines.net
Hiện đại nhất trong bộ tứ chiến đấu cơ của Không quân Nhân dân Việt Nam là những chiếc Su-30MK2. Trong ảnh là phi đội Su-30MK2 thuộc Trung đoàn Tiêm kích 923 (Đoàn Không quân Yên Thế) đóng tại Thọ Xuân (Thanh Hóa). Ảnh: Người Lao động
Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị 24 chiếc Su-30MK2. Su-30MK2 được thiết kế cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển với vũ khí tấn công chính xác cao. Ảnh: Người Lao Động
Cùng với MiG-21, Su-22 và Su-27, Su-30MK2 sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đất nước Việt Nam trong nhiều năm tới. Ảnh: Tiền Phong