Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư khi bà mới 15 tuổi. Bà còn nhớ đó là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình, khi phải sống nhờ vào các khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ.Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại Đại học Công nghệ Virginia năm 1984, bà Phan làm việc cho hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó với mong muốn làm một điều gì đó để trả nợ cho quê hương thứ hai của mình.Tới ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, bà cũng là người có mặt tại Lầu Năm Góc, một trong những địa điểm bị tấn công. Sự kiện đó làm bà bắt đầu chú ý và ngưỡng mộ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ vì những hoạt động đối phó với các hoạt động khủng bố của họ, rồi sau đó là các hoạt động đối phó với trận bão Katrina.Và tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ mới đến khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng.Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến … để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên.Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.Bà cho biết về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm: “Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn đạt được kết quả tốt trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các phi cơ, phản lực, trực thăng, tàu bè mới và tối tân nhưng hiện các tàu bè và máy bay này cũ quá”.Vì vậy công việc của bà là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra diễn tiến đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới. Hiện lực lượng này vừa hoàn tất hai tuần dương hạm lớn nhất và tối tân nhất chưa từng có trong lực lượng, cùng hàng trăm chiếc tàu nhỏ để thay thế những chiếc tàu cũ.Có thể nói bà là một trong những người gốc Việt hiếm hoi làm việc trong hải quân Mỹ, không chỉ vậy bà còn nắm chức vụ quan trọng trong hải quân Mỹ, thật tự hào và khâm phục về một người phụ nữ gốc Việt đầy tài năng và nghị lực.Có 1 điều khá bất ngờ rằng người điều hành đóng tàu USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu đầu tiên của lớp tàu sân bay Gerald R. Ford thuộc nhóm siêu mẫu hạm của Hải Quân Mỹ, lại cũng chính là bà Phan Giao.Khi đó bà là giám đốc điều hành của Văn phòng điều hành chương trình vận chuyển máy bay (2013-2019), nơi bà chịu trách nhiệm về danh mục đầu tư mua lại trị giá 40 tỷ đô la bao gồm thiết kế và chế tạo tàu sân bay lớp Ford, thực hiện Tổ hợp tiếp nhiên liệu giữa đời Đại tu cho các tàu sân bay lớp Nimitz và duy trì vòng đời cho tất cả các tàu sân bay USN đang hoạt động.Bàn thêm về hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78), tàu được công bố bởi Hải quân Mỹ vào ngày 16/1/2007, con tàu được đặt tên theo Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ là Gerald R. Ford, là người từng tham chiến trong Thế chiến hai trên chiếc tàu sân bay hạng nhẹ tên USS Monterey ở Chiến trường Thái Bình Dương.Hiện nay ngoại trừ Mỹ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ, gọi tắt là EMALS và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp, gọi tắt là AAG. Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.Tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với lớp tàu sân bay Nimitz.Để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, bà Phan và cộng sự đã có một số sáng kiến mới.Một điểm mới khác là hệ thống tác chiến hợp nhất, bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, hệ thống thông tin, kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn.Cuối cùng là việc chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường.Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn. So với chiếc Nimitz, có thể tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ USD trong vòng 50 tuổi đời vận hành của chiếc Ford. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh pha thử nổ cực mạnh để thử nghiệm độ bền của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn: USnavy.
Bà Giao Phan và gia đình sang Mỹ định cư khi bà mới 15 tuổi. Bà còn nhớ đó là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình, khi phải sống nhờ vào các khoản tiền trợ cấp của Chính phủ Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư công chính tại Đại học Công nghệ Virginia năm 1984, bà Phan làm việc cho hải quân Mỹ trong suốt hơn 20 năm sau đó với mong muốn làm một điều gì đó để trả nợ cho quê hương thứ hai của mình.
Tới ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001, bà cũng là người có mặt tại Lầu Năm Góc, một trong những địa điểm bị tấn công. Sự kiện đó làm bà bắt đầu chú ý và ngưỡng mộ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ vì những hoạt động đối phó với các hoạt động khủng bố của họ, rồi sau đó là các hoạt động đối phó với trận bão Katrina.
Và tới năm 2007, cơ hội được làm việc cho Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ mới đến khi bà được chọn vào vị trí lãnh đạo cao cấp cho cơ quan tiếp thu quân dụng.
Hiện tại, trên cương vị Phó giám đốc, bà quản lý và giám sát dự án tiếp thu quân dụng trị giá 27 tỷ USD, trong đó có việc duy trì và hiện đại hóa các loại máy bay, tàu chiến … để phục vụ cho nhiều hoạt động trên biển của lực lượng tuần duyên.
Bà cũng đứng trong hàng ngũ những nhân viên dân sự cấp cao nhất trong Lực lượng bảo vệ bờ biển, đơn vị quân sự duy nhất trong khuôn khổ Bộ An ninh nội địa Mỹ.
Bà cho biết về các hoạt động hiện tại của chương trình tiếp thu quân dụng mà bà chịu trách nhiệm: “Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn đạt được kết quả tốt trong các nhiệm vụ thì cần được trang bị các phi cơ, phản lực, trực thăng, tàu bè mới và tối tân nhưng hiện các tàu bè và máy bay này cũ quá”.
Vì vậy công việc của bà là theo dõi các hoạt động từ việc đấu thầu cho tới việc kiểm tra diễn tiến đóng tàu của nhà thầu, rồi sau đó bàn giao tàu hay máy bay mới. Hiện lực lượng này vừa hoàn tất hai tuần dương hạm lớn nhất và tối tân nhất chưa từng có trong lực lượng, cùng hàng trăm chiếc tàu nhỏ để thay thế những chiếc tàu cũ.
Có thể nói bà là một trong những người gốc Việt hiếm hoi làm việc trong hải quân Mỹ, không chỉ vậy bà còn nắm chức vụ quan trọng trong hải quân Mỹ, thật tự hào và khâm phục về một người phụ nữ gốc Việt đầy tài năng và nghị lực.
Có 1 điều khá bất ngờ rằng người điều hành đóng tàu USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu đầu tiên của lớp tàu sân bay Gerald R. Ford thuộc nhóm siêu mẫu hạm của Hải Quân Mỹ, lại cũng chính là bà Phan Giao.
Khi đó bà là giám đốc điều hành của Văn phòng điều hành chương trình vận chuyển máy bay (2013-2019), nơi bà chịu trách nhiệm về danh mục đầu tư mua lại trị giá 40 tỷ đô la bao gồm thiết kế và chế tạo tàu sân bay lớp Ford, thực hiện Tổ hợp tiếp nhiên liệu giữa đời Đại tu cho các tàu sân bay lớp Nimitz và duy trì vòng đời cho tất cả các tàu sân bay USN đang hoạt động.
Bàn thêm về hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford (CVN-78), tàu được công bố bởi Hải quân Mỹ vào ngày 16/1/2007, con tàu được đặt tên theo Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ là Gerald R. Ford, là người từng tham chiến trong Thế chiến hai trên chiếc tàu sân bay hạng nhẹ tên USS Monterey ở Chiến trường Thái Bình Dương.
Hiện nay ngoại trừ Mỹ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ, gọi tắt là EMALS và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp, gọi tắt là AAG. Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với lớp tàu sân bay Nimitz.
Để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, bà Phan và cộng sự đã có một số sáng kiến mới.
Một điểm mới khác là hệ thống tác chiến hợp nhất, bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, hệ thống thông tin, kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn.
Cuối cùng là việc chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường.
Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn. So với chiếc Nimitz, có thể tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ USD trong vòng 50 tuổi đời vận hành của chiếc Ford. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh pha thử nổ cực mạnh để thử nghiệm độ bền của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn: USnavy.