ZSU-23-4 Shilka là hệ thống pháo phòng không tự hành duy nhất có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Pháo được trang bị 4 nòng súng tự động 23mm 2A7 có tốc độ bắn ước tính 3.400-4.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5km, tối đa lên đến 7km, được trang bị radar dẫn bắn có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 20km.Giai đoạn 1960-1970, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được giới quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá là “vũ khí phòng không tầm thấp nguy hiểm chết người”, nguy hiểm hơn nhiều pháo phòng không tự hành M163 Vulcan của Mỹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, như nhiều loại vũ khí Liên Xô khác, Shilka cần được nâng cấp để tác chiến tốt hơn trong chiến tranh hiện đại.Mới đây, tại Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Army 2016 tại Công viên các chủ đề Patriot, CNQP Nga một lần nữa giới thiệu tới đoàn đại biểu quân sự Việt Nam và các nước (đang sử dụng Shilka) phiên bản nâng cấp hiện đại cho loại pháo phòng không này, được định danh là ZSU-23-4M4 Shilka-M4.Trong ảnh, ZSU-23-4M4 Shilka-M4 đang thao diễn trên thao trường rộng lớn tại công viên các chủ đề Patriot.Cơ bản thì ngoại hình của Shilka-M4 không khác mấy so với Shilka, phải chú ý kỹ tháp pháo người ta mới thấy rõ sự khác biệt – chính là việc đằng sau tháp pháo Shilka được bố trí thêm các bệ gắn những quả tên lửa nhỏ ở cả hai bên.Phiên bản hiện đại hóa ZSU-23-4M4 Shilka-M4 lần đầu được giới thiệu trong khuôn khổ triển lãm MAKS-99 ở Zhukovsky. Dự án do công ty Minotor Service Enterprise (Cộng hòa Belarus) và Peleng JSC (thuộc Nhà máy cơ khí Ulyanovsk, Nga) thực hiện.Gói nâng cấp ZSU-23-4M4 được nâng cấp toàn diện về hệ thống hỏa lực, radar và hệ thống động cơ. Cụ thể, ZSU-23-4M4 trang bị thêm các khí tài cảm biến truyền laser, khí tài ngắm quang - điện (bao gồm hệ thống TV cho lái xe) và cải tiến đáng kể radar điều khiển hỏa lực.Đặc biệt, bên cạnh khẩu pháo 4 nòng 23mm 2A7, ZSU-23-4M4 Shilka-M4 trang bị thêm hai bệ phóng tên lửa vác vai Igla bố trí ngay sau tháp pháo.Tầm bắn hiệu quả của ZSU-23-4 chỉ giới hạn ở 2,5km, càng tăng thì độ chính xác, tản mát của đạn càng cao. Với tên lửa Igla, tầm tác chiến của tổ hợp vũ khí tăng lên 4-5km, độ cao 3,5km với độ chính xác rất cao, lại khó bị gây nhiễu khi sử dụng đầu dò hồng ngoại có tích hợp cảm biến phân biệt mồi bẫy của đối phương.Hiện nay, Nga đã phát triển thành công các phiên bản Igla-S có tầm bắn đến 6km với đầu dò còn tiên tiến hơn và Verba mạnh mẽ hơn cả Igla-S – hoàn toàn có thể tích hợp cho Shilka-M4 một cách dễ dàng.Hệ thống động cơ của ZSU-23-4M4 vẫn là loại động cơ diesel cũ, nhưng hộp số cơ khí được thay thế bằng hộp số thủy tĩnh (hay còn gọi là hộp số tự động vô cấp) giúp lái xe vận hành cơ động êm ái hơn trước, tăng khả năng di chuyển của xe.
ZSU-23-4 Shilka là hệ thống pháo phòng không tự hành duy nhất có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Pháo được trang bị 4 nòng súng tự động 23mm 2A7 có tốc độ bắn ước tính 3.400-4.000 phát/phút với tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5km, tối đa lên đến 7km, được trang bị radar dẫn bắn có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 20km.
Giai đoạn 1960-1970, pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 được giới quân sự Mỹ và phương Tây đánh giá là “vũ khí phòng không tầm thấp nguy hiểm chết người”, nguy hiểm hơn nhiều pháo phòng không tự hành M163 Vulcan của Mỹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, như nhiều loại vũ khí Liên Xô khác, Shilka cần được nâng cấp để tác chiến tốt hơn trong chiến tranh hiện đại.
Mới đây, tại Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Army 2016 tại Công viên các chủ đề Patriot, CNQP Nga một lần nữa giới thiệu tới đoàn đại biểu quân sự Việt Nam và các nước (đang sử dụng Shilka) phiên bản nâng cấp hiện đại cho loại pháo phòng không này, được định danh là ZSU-23-4M4 Shilka-M4.
Trong ảnh, ZSU-23-4M4 Shilka-M4 đang thao diễn trên thao trường rộng lớn tại công viên các chủ đề Patriot.
Cơ bản thì ngoại hình của Shilka-M4 không khác mấy so với Shilka, phải chú ý kỹ tháp pháo người ta mới thấy rõ sự khác biệt – chính là việc đằng sau tháp pháo Shilka được bố trí thêm các bệ gắn những quả tên lửa nhỏ ở cả hai bên.
Phiên bản hiện đại hóa ZSU-23-4M4 Shilka-M4 lần đầu được giới thiệu trong khuôn khổ triển lãm MAKS-99 ở Zhukovsky. Dự án do công ty Minotor Service Enterprise (Cộng hòa Belarus) và Peleng JSC (thuộc Nhà máy cơ khí Ulyanovsk, Nga) thực hiện.
Gói nâng cấp ZSU-23-4M4 được nâng cấp toàn diện về hệ thống hỏa lực, radar và hệ thống động cơ. Cụ thể, ZSU-23-4M4 trang bị thêm các khí tài cảm biến truyền laser, khí tài ngắm quang - điện (bao gồm hệ thống TV cho lái xe) và cải tiến đáng kể radar điều khiển hỏa lực.
Đặc biệt, bên cạnh khẩu pháo 4 nòng 23mm 2A7, ZSU-23-4M4 Shilka-M4 trang bị thêm hai bệ phóng tên lửa vác vai Igla bố trí ngay sau tháp pháo.
Tầm bắn hiệu quả của ZSU-23-4 chỉ giới hạn ở 2,5km, càng tăng thì độ chính xác, tản mát của đạn càng cao. Với tên lửa Igla, tầm tác chiến của tổ hợp vũ khí tăng lên 4-5km, độ cao 3,5km với độ chính xác rất cao, lại khó bị gây nhiễu khi sử dụng đầu dò hồng ngoại có tích hợp cảm biến phân biệt mồi bẫy của đối phương.
Hiện nay, Nga đã phát triển thành công các phiên bản Igla-S có tầm bắn đến 6km với đầu dò còn tiên tiến hơn và Verba mạnh mẽ hơn cả Igla-S – hoàn toàn có thể tích hợp cho Shilka-M4 một cách dễ dàng.
Hệ thống động cơ của ZSU-23-4M4 vẫn là loại động cơ diesel cũ, nhưng hộp số cơ khí được thay thế bằng hộp số thủy tĩnh (hay còn gọi là hộp số tự động vô cấp) giúp lái xe vận hành cơ động êm ái hơn trước, tăng khả năng di chuyển của xe.