M551 Sheridan là loại xe tăng hạng nhẹ được phát triển từ những năm 1960 để trang bị cho Quân đội Mỹ. M551 được thiết kế với trọng lượng nhẹ để có thể thả bằng dù hoặc bơi tốt qua sông. Đây là một trong những vũ khí rất mới vào thời điểm đó được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam để thử nghiệm.
Được gọi chung là xe tăng hạng nhẹ nhưng phân loại chính thức của nó trong Quân đội Mỹ là "xe bọc thép trinh sát/xe tấn công đường không - AR/AAV". Mẫu thử đầu tiên được chế tạo năm 1960, dây chuyền sản xuất loạt bắt đầu từ năm 1966, tổng cộng có 1.700 được sản xuất trang bị chủ yếu cho Quân đội Mỹ. Các đơn vị M551 bắt đầu loại biên chế năm 1978, chiếc cuối cùng rời “nhiệm sở” năm 1996.
M551 có trọng lượng chỉ khoảng 15 tấn, chiều dài 6,3m, rộng 2,82m, cao 2,27m. Nhờ kích cỡ nhỏ, nó có thể dễ dàng chuyên chở trên máy bay C-130 và triển khai tới mọi nơi bằng dù.
Toàn thân xe M551 Sheridan được chế tạo bằng hợp kim nhôm, riêng tháp pháo làm bằng thép hàn kín. Giáp trước xe có khả năng chống đạn xuyên giáp 20mm, toàn thân xe có khả năng chống đạn cỡ 14,5mm. Nhìn chung, lớp giáp này vẫn quá mỏng manh trên chiến trường.
Kíp điều khiển M551 Sheridan gồm 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn.
Điểm nhấn đặc biệt nhất khi nói tới Sheridan là khẩu pháo cỡ nòng “khủng” mà nó trang bị - M81 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dù trong phân loại không nói rõ ràng nhiệm vụ chính của Sheridan nhưng rõ ràng với trang bị này, đây là mẫu tăng được thiết kế nghiêng về vai trò diệt tăng.
Loại đạn chống tăng được trang bị cho M551 Sheridan là MGM-51 Shillelagh được thiết kế để tấn công xe tăng - thiết giáp ở tầm bắn 2.000m (biến thể A) và 3.000m (biến thể B/C), lắp đầu nổ đơn khối thuốc nổ mạnh nặng 6,8kg có thể xuyên giáp dày 150mm ở góc chạm 60 độ. Tuy có sức công phá mạnh nhưng sơ tốc thấp nên MGM-51 không hiệu quả trong chống mục tiêu tầm xa.
M551 có thể chở tối đa 9 quả đạn MGM-51 và 20 đạn pháo cỡ 152mm (đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh...) có thể dùng để chi viện hỏa lực bộ binh.
Ngoài pháo M81 152mm, Sheridan còn trang bị một súng máy 7,62mm (3.000 viên đạn) và đại liên 12,7mm (1.000 viên đạn). Xe được trang bị động cơ diesel 300 mã lực cho phép phi với tốc độ 70km/h trên đường hoặc 5,8km/h trên mặt nước.
Dù được trang bị hệ thống vũ khí tương đối mạnh nhưng Sheridan khi được triển khai ở Việt Nam đã không đem lại hiệu quả thậm chí là bộc lộ vô số nhược điểm. Đầu tiên là vỏ giáp quá mỏng nên dễ bị phá hủy bởi mìn chống tăng, súng chống tăng RPG (việc trúng đạn RPG có thể khiến cho toàn bộ kíp lái của M551 thiệt mạng.) và thậm chí là cả lựu đạn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, lính Mỹ cũng phát hiện khẩu M81 có vấn đề với các vết nứt ở khóa nòng sau khi bắn lặp đi lặp lại. Sau đó, người ta đã thay thế bằng khẩu M81E1 nhưng lại bị chỉ trích khi bắn làm xe bị giật mạnh. Nhìn chung, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, xe tăng M551 gần như không để lại bất kỳ dấu ấn nào đáng kể, thậm chí là còn bị tiêu diệt không ít.
M551 Sheridan là loại xe tăng hạng nhẹ được phát triển từ những năm 1960 để trang bị cho Quân đội Mỹ. M551 được thiết kế với trọng lượng nhẹ để có thể thả bằng dù hoặc bơi tốt qua sông. Đây là một trong những vũ khí rất mới vào thời điểm đó được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam để thử nghiệm.
Được gọi chung là xe tăng hạng nhẹ nhưng phân loại chính thức của nó trong Quân đội Mỹ là "xe bọc thép trinh sát/xe tấn công đường không - AR/AAV". Mẫu thử đầu tiên được chế tạo năm 1960, dây chuyền sản xuất loạt bắt đầu từ năm 1966, tổng cộng có 1.700 được sản xuất trang bị chủ yếu cho Quân đội Mỹ. Các đơn vị M551 bắt đầu loại biên chế năm 1978, chiếc cuối cùng rời “nhiệm sở” năm 1996.
M551 có trọng lượng chỉ khoảng 15 tấn, chiều dài 6,3m, rộng 2,82m, cao 2,27m. Nhờ kích cỡ nhỏ, nó có thể dễ dàng chuyên chở trên máy bay C-130 và triển khai tới mọi nơi bằng dù.
Toàn thân xe M551 Sheridan được chế tạo bằng hợp kim nhôm, riêng tháp pháo làm bằng thép hàn kín. Giáp trước xe có khả năng chống đạn xuyên giáp 20mm, toàn thân xe có khả năng chống đạn cỡ 14,5mm. Nhìn chung, lớp giáp này vẫn quá mỏng manh trên chiến trường.
Kíp điều khiển M551 Sheridan gồm 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn.
Điểm nhấn đặc biệt nhất khi nói tới Sheridan là khẩu pháo cỡ nòng “khủng” mà nó trang bị - M81 152mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Dù trong phân loại không nói rõ ràng nhiệm vụ chính của Sheridan nhưng rõ ràng với trang bị này, đây là mẫu tăng được thiết kế nghiêng về vai trò diệt tăng.
Loại đạn chống tăng được trang bị cho M551 Sheridan là MGM-51 Shillelagh được thiết kế để tấn công xe tăng - thiết giáp ở tầm bắn 2.000m (biến thể A) và 3.000m (biến thể B/C), lắp đầu nổ đơn khối thuốc nổ mạnh nặng 6,8kg có thể xuyên giáp dày 150mm ở góc chạm 60 độ. Tuy có sức công phá mạnh nhưng sơ tốc thấp nên MGM-51 không hiệu quả trong chống mục tiêu tầm xa.
M551 có thể chở tối đa 9 quả đạn MGM-51 và 20 đạn pháo cỡ 152mm (đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh...) có thể dùng để chi viện hỏa lực bộ binh.
Ngoài pháo M81 152mm, Sheridan còn trang bị một súng máy 7,62mm (3.000 viên đạn) và đại liên 12,7mm (1.000 viên đạn). Xe được trang bị động cơ diesel 300 mã lực cho phép phi với tốc độ 70km/h trên đường hoặc 5,8km/h trên mặt nước.
Dù được trang bị hệ thống vũ khí tương đối mạnh nhưng Sheridan khi được triển khai ở Việt Nam đã không đem lại hiệu quả thậm chí là bộc lộ vô số nhược điểm. Đầu tiên là vỏ giáp quá mỏng nên dễ bị phá hủy bởi mìn chống tăng, súng chống tăng RPG (việc trúng đạn RPG có thể khiến cho toàn bộ kíp lái của M551 thiệt mạng.) và thậm chí là cả lựu đạn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, lính Mỹ cũng phát hiện khẩu M81 có vấn đề với các vết nứt ở khóa nòng sau khi bắn lặp đi lặp lại. Sau đó, người ta đã thay thế bằng khẩu M81E1 nhưng lại bị chỉ trích khi bắn làm xe bị giật mạnh. Nhìn chung, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, xe tăng M551 gần như không để lại bất kỳ dấu ấn nào đáng kể, thậm chí là còn bị tiêu diệt không ít.