Trong tuyên bố đưa ra hôm 15/3, đại diện Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, tàu ngầm Oyashio với hai tàu hộ tống là Ariake và Setogiri sẽ tới Philippines vào hôm 19/3 tới này. Sau đó, hai tàu hộ tống cho tàu ngầm Oyashio sẽ lên đường tới cảng Cam Ranh của Việt Nam.Tuy báo chí Nhật Bản gọi là các “tàu hộ tống” nhưng tìm hiểu kỹ dựa theo tên gọi được công bố thì hai tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Vịnh Cam Ranh đều được xếp vào phân loại khu trục hạm tên lửa của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Trong ảnh là khu trục hạm JDS Ariake (DD-109).JDS Ariake (DD-109) là chiếc cuối cùng trong loạt đóng 9 tàu khu trục tên lửa lớp Murasama. Nó được biên chế vào năm 2002 và đóng quân tại căn cứ Sasebo.JDS Ariake có lượng giãn nước toàn tải đến 6.198 tấn, dài 151m, rộng 17,4m, được thiết kế với kiến trúc thượng tầng và thân tối ưu khả năng tàng hình. Con tàu được sử dụng với vai trò chính là tác chiến chống hạm tàu mặt nước và hạm nổi.Cận cảnh một trong những hệ thống cảm biến chính của con tàu - radar anten mạng pha chủ động OPS-24 làm nhiệm vụ cảnh giới không phận. Con tàu còn được trang bị hệ thống chiến đấu OYQ-9 do Nhật Bản tự phát triển, tăng cường đáng kể khả năng tác chiến tổng hợp.Dù được thiết kế tập trung cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm/tàu mặt nước, nhưng chiến hạm Ariake vẫn sở hữu hệ thống phòng không khá mạnh. Cụ thể là hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM với với 16 quả đạn nằm trong hệ thống phóng đứng Mk48 VLS.RIM-162 được tối ưu cho khả năng tấn công tiêu diệt các tên lửa chống hạm cơ động cao, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa đạt 50km, tốc độ đánh chặn Mach 4, trang bị radar dẫn đường bán chủ động pha cuối.Trong tác chiến chống hạm, chiếc tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Cam Ranh được trang bị tên lửa hành trình Type 90 có tầm bắn đến 150km, tốc độ cận âm.Khả năng chống ngầm của Ariake cũng rất tốt với hệ thống sonar đặt ngay dưới thân tàu OQS-5 và sở hữu 16 tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC có tầm bắn 22km (ảnh) và 2 bệ phóng ngư lôi 3 nòng/bệ Type 68 324mm.Còn Setogiri (DD-156) là tàu khu trục chuyên nhiệm tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước thuộc lớp Asagiri. Chiếc này được trang bị từ đầu năm 1990.Khu trục hạm Setogiri có lượng giãn nước toàn tải 4.900 tấn, dài 137m rộng 14,6m, thủy thủ đoàn 220 người.Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu OYQ-6 với máy tính AN/UYK-20, hệ thống radar trinh sát mặt biển OPS-28 và radar cảnh giới đường không OPS-24.Về mặt hỏa lực, tàu chiến Setogiri sắp tới Cam Ranh có hỏa lực mạnh mẽ, không thua kém nhiều chiếc Ariake. Trong ảnh là bố trí hệ thống vũ khí trên chiến hạm này, gồm: pháo hạm 76mm; bệ pháo phòng không Mk-15 CIWS; tên lửa chống ngầm Mk-16 ASROC; ống phóng ngư lôi Mk-32 và bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon.Ngoài ra, con tàu còn có một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow với tầm bắn 19km.Cả hai tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Việt Nam đều chở được theo một trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 15/3, đại diện Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, tàu ngầm Oyashio với hai tàu hộ tống là Ariake và Setogiri sẽ tới Philippines vào hôm 19/3 tới này. Sau đó, hai tàu hộ tống cho tàu ngầm Oyashio sẽ lên đường tới cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Tuy báo chí Nhật Bản gọi là các “tàu hộ tống” nhưng tìm hiểu kỹ dựa theo tên gọi được công bố thì hai tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Vịnh Cam Ranh đều được xếp vào phân loại khu trục hạm tên lửa của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Trong ảnh là khu trục hạm JDS Ariake (DD-109).
JDS Ariake (DD-109) là chiếc cuối cùng trong loạt đóng 9 tàu khu trục tên lửa lớp Murasama. Nó được biên chế vào năm 2002 và đóng quân tại căn cứ Sasebo.
JDS Ariake có lượng giãn nước toàn tải đến 6.198 tấn, dài 151m, rộng 17,4m, được thiết kế với kiến trúc thượng tầng và thân tối ưu khả năng tàng hình. Con tàu được sử dụng với vai trò chính là tác chiến chống hạm tàu mặt nước và hạm nổi.
Cận cảnh một trong những hệ thống cảm biến chính của con tàu - radar anten mạng pha chủ động OPS-24 làm nhiệm vụ cảnh giới không phận. Con tàu còn được trang bị hệ thống chiến đấu OYQ-9 do Nhật Bản tự phát triển, tăng cường đáng kể khả năng tác chiến tổng hợp.
Dù được thiết kế tập trung cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm/tàu mặt nước, nhưng chiến hạm Ariake vẫn sở hữu hệ thống phòng không khá mạnh. Cụ thể là hệ thống tên lửa hải đối không tầm trung RIM-162 ESSM với với 16 quả đạn nằm trong hệ thống phóng đứng Mk48 VLS.
RIM-162 được tối ưu cho khả năng tấn công tiêu diệt các tên lửa chống hạm cơ động cao, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa đạt 50km, tốc độ đánh chặn Mach 4, trang bị radar dẫn đường bán chủ động pha cuối.
Trong tác chiến chống hạm, chiếc tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Cam Ranh được trang bị tên lửa hành trình Type 90 có tầm bắn đến 150km, tốc độ cận âm.
Khả năng chống ngầm của Ariake cũng rất tốt với hệ thống sonar đặt ngay dưới thân tàu OQS-5 và sở hữu 16 tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC có tầm bắn 22km (ảnh) và 2 bệ phóng ngư lôi 3 nòng/bệ Type 68 324mm.
Còn Setogiri (DD-156) là tàu khu trục chuyên nhiệm tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước thuộc lớp Asagiri. Chiếc này được trang bị từ đầu năm 1990.
Khu trục hạm Setogiri có lượng giãn nước toàn tải 4.900 tấn, dài 137m rộng 14,6m, thủy thủ đoàn 220 người.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu OYQ-6 với máy tính AN/UYK-20, hệ thống radar trinh sát mặt biển OPS-28 và radar cảnh giới đường không OPS-24.
Về mặt hỏa lực, tàu chiến Setogiri sắp tới Cam Ranh có hỏa lực mạnh mẽ, không thua kém nhiều chiếc Ariake. Trong ảnh là bố trí hệ thống vũ khí trên chiến hạm này, gồm: pháo hạm 76mm; bệ pháo phòng không Mk-15 CIWS; tên lửa chống ngầm Mk-16 ASROC; ống phóng ngư lôi Mk-32 và bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon.
Ngoài ra, con tàu còn có một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow với tầm bắn 19km.
Cả hai tàu chiến Nhật Bản sắp thăm Việt Nam đều chở được theo một trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk.