Huấn luyện lái xe tăng ở bãi lái của Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp.
Trên chiến trường xe phải tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm, môi trường khói bụi dày đặc, sau vụ nổ hạt nhân hoặc bị tấn công bằng vũ khi hóa học vì vậy xe còn được trang bị những hệ thống thiết bị như trên máy bay.
Trong không gian chật hẹp của tháp pháo và thân xe bố trí dày đặc các chi tiết, cụm máy cơ khí với các cần nối dẫn động rắc rối, các cụm thiết bị điện, điện tử, quang học, đạn dược các loại và vô số công tắc, phím bấm, cần kéo với các đèn tín hiệu nhiều màu, nếu không học thường xuyên thì không thể nhớ nổi.
Xe chật nên kíp xe gồm trưởng xe, pháo thủ số 1, pháo thủ nạp đạn, lái xe phải thao tác phải hết sức nhịp nhàng, ăn khớp mới bảo đảm an toàn chính xác khi vận hành sử dụng xe, nhất là bắn pháo trong các tình huống khẩn trương.
Để có thể điều khiển xe tăng hoạt động trên mọi địa hình phức tạp: đèo dốc cao, lầy lội, đường hẹp đầy hố bom pháo, hào chống tăng phù hợp với điều kiện hành quân và chiến đấu trên chiến trường, các chiến sĩ lái xe tăng phải qua rất nhiều bước học tập lý thuyết, học nguội trên ghế lái, trên thiết bị mô phỏng và phải trải qua các bài lái thực hành ngày, đêm, lái đường dài và vượt các vật cản đầy khó khăn, thử thách. Trong khi lực kéo cần lái (nếu không có cơ cấu trợ lực) nặng đến 35-40 kg, nếu sức khỏe không dẻo dai, bền bỉ thì sức xuống nhanh, khó có thể lái đường dài được. Huấn luyện lái xe tăng qua cầu bằng.
Để thao tác đúng và chính xác hệ thống vũ khí của xe tăng, trưởng xe và các pháo thủ phải qua các bước học lý thuyết cơ bản để nắm kỹ tính năng kỹ chiến thuật của pháo, súng máy song song, súng máy phòng không, các hệ thống kính quan sát, ngắm bắn ngày đêm, hệ thống ổn định, các loại đạn và vô số các thao tác điều chỉnh và chuẩn bị trước lúc bắn.
Muốn lấy một viên đạn pháo nặng 15-25kg trên giá đạn trong không gian hạn chế và nạp vào pháo là một công việc phải tập luyện nhiều lần và thuần thục Khoa mục bắn pháo khi xe hành tiến vào các mục tiêu di động là khó khăn nhất, đó là lúc toàn kíp xe phải thể hiện sự ăn ý và trình độ đã được huấn luyện.
Để thành thạo sử dụng pháo súng, kíp xe được học trên thiết bị mô phỏng, trên giá rung và học trực tiếp trong tháp pháo. Mùa đông còn đỡ, mùa hè nhiệt độ trong tháp pháo có lúc lên đến 50 độ C, rất ngột ngạt và mồ hôi vã ra quần áo ướt sũng.
Ngoài pháo súng, các thành viên kíp xe còn phải học sử dụng điện đài, máy nói và các hệ thống phụ trợ của xe: phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, chữa cháy, xả khói ngụy trang… Để trở thành một kíp xe toàn năng, họ còn phải học bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất xe, ngụy trang và đào hầm xe, đưa và cấp cứu thương binh từ trong xe, xử lý các tình huống hư hỏng đột ngột của pháo, đạn ... Đặc biệt, họ phải thành thạo sửa chữa xe pháo trong điều kiện dã ngoại dưới ánh sáng hạn chế về ban đêm. Huấn luyện lái xe tăng vượt hào sâu.
Xe tăng-thiết giáp ngày một hiện đại nên các hệ thống thiết bị trên xe ngày càng phức tạp rắc rối khó vận hành, nếu không được huấn luyện sử dụng thành thạo khi chiến đấu sẽ không phát huy hết hiệu quả, tính năng của vũ khí, kíp xe chắc chắn sẽ bị tổn thất và không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để có thể tạo thành một kíp xe ăn ý, thống nhất cao trong chiến đấu, họ còn được huấn luyện nhiều môn học khác mang tính đặc trưng của bộ đội xe tăng. Khổ luyện thành tài, với phương châm thực hành là chính, bộ độ xe tăng Việt Nam đang ngày đêm rèn luyện trên thao trường, bãi tập để xây dựng nhiều kíp xe chiến đấu mẫu mực, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Huấn luyện lái xe tăng ở bãi lái của Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp.
Trên chiến trường xe phải tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm, môi trường khói bụi dày đặc, sau vụ nổ hạt nhân hoặc bị tấn công bằng vũ khi hóa học vì vậy xe còn được trang bị những hệ thống thiết bị như trên máy bay.
Trong không gian chật hẹp của tháp pháo và thân xe bố trí dày đặc các chi tiết, cụm máy cơ khí với các cần nối dẫn động rắc rối, các cụm thiết bị điện, điện tử, quang học, đạn dược các loại và vô số công tắc, phím bấm, cần kéo với các đèn tín hiệu nhiều màu, nếu không học thường xuyên thì không thể nhớ nổi.
Xe chật nên kíp xe gồm trưởng xe, pháo thủ số 1, pháo thủ nạp đạn, lái xe phải thao tác phải hết sức nhịp nhàng, ăn khớp mới bảo đảm an toàn chính xác khi vận hành sử dụng xe, nhất là bắn pháo trong các tình huống khẩn trương.
Để có thể điều khiển xe tăng hoạt động trên mọi địa hình phức tạp: đèo dốc cao, lầy lội, đường hẹp đầy hố bom pháo, hào chống tăng phù hợp với điều kiện hành quân và chiến đấu trên chiến trường, các chiến sĩ lái xe tăng phải qua rất nhiều bước học tập lý thuyết, học nguội trên ghế lái, trên thiết bị mô phỏng và phải trải qua các bài lái thực hành ngày, đêm, lái đường dài và vượt các vật cản đầy khó khăn, thử thách. Trong khi lực kéo cần lái (nếu không có cơ cấu trợ lực) nặng đến 35-40 kg, nếu sức khỏe không dẻo dai, bền bỉ thì sức xuống nhanh, khó có thể lái đường dài được.
Huấn luyện lái xe tăng qua cầu bằng.
Để thao tác đúng và chính xác hệ thống vũ khí của xe tăng, trưởng xe và các pháo thủ phải qua các bước học lý thuyết cơ bản để nắm kỹ tính năng kỹ chiến thuật của pháo, súng máy song song, súng máy phòng không, các hệ thống kính quan sát, ngắm bắn ngày đêm, hệ thống ổn định, các loại đạn và vô số các thao tác điều chỉnh và chuẩn bị trước lúc bắn.
Muốn lấy một viên đạn pháo nặng 15-25kg trên giá đạn trong không gian hạn chế và nạp vào pháo là một công việc phải tập luyện nhiều lần và thuần thục Khoa mục bắn pháo khi xe hành tiến vào các mục tiêu di động là khó khăn nhất, đó là lúc toàn kíp xe phải thể hiện sự ăn ý và trình độ đã được huấn luyện.
Để thành thạo sử dụng pháo súng, kíp xe được học trên thiết bị mô phỏng, trên giá rung và học trực tiếp trong tháp pháo. Mùa đông còn đỡ, mùa hè nhiệt độ trong tháp pháo có lúc lên đến 50 độ C, rất ngột ngạt và mồ hôi vã ra quần áo ướt sũng.
Ngoài pháo súng, các thành viên kíp xe còn phải học sử dụng điện đài, máy nói và các hệ thống phụ trợ của xe: phòng chống vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, chữa cháy, xả khói ngụy trang… Để trở thành một kíp xe toàn năng, họ còn phải học bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất xe, ngụy trang và đào hầm xe, đưa và cấp cứu thương binh từ trong xe, xử lý các tình huống hư hỏng đột ngột của pháo, đạn ... Đặc biệt, họ phải thành thạo sửa chữa xe pháo trong điều kiện dã ngoại dưới ánh sáng hạn chế về ban đêm.
Huấn luyện lái xe tăng vượt hào sâu.
Xe tăng-thiết giáp ngày một hiện đại nên các hệ thống thiết bị trên xe ngày càng phức tạp rắc rối khó vận hành, nếu không được huấn luyện sử dụng thành thạo khi chiến đấu sẽ không phát huy hết hiệu quả, tính năng của vũ khí, kíp xe chắc chắn sẽ bị tổn thất và không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để có thể tạo thành một kíp xe ăn ý, thống nhất cao trong chiến đấu, họ còn được huấn luyện nhiều môn học khác mang tính đặc trưng của bộ đội xe tăng. Khổ luyện thành tài, với phương châm thực hành là chính, bộ độ xe tăng Việt Nam đang ngày đêm rèn luyện trên thao trường, bãi tập để xây dựng nhiều kíp xe chiến đấu mẫu mực, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.