Hoạt động trên không, thực hiện nhiều động tác kỹ thuật phức tạp nhằm sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong mọi tình huống, nên các chuyến bay trên máy bay chiến đấu nói chung, trên tiêm kích đa năng Su-30MK2 nói riêng luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe trong cả 3 giai đoạn: Chuẩn bị bay, thực hành bay và giảng bình bay. Để thực hiện một chuyến bay, ban bay, các thành phần tham gia gồm tổ chức chỉ huy, phi công, các ngành bảo đảm phải chuẩn bị bay nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, điều lệ. Trong ảnh: Đại tá Bùi Thiện Thau, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 giao nhiệm vụ cho các phi công tham gia ban bay ngày hôm sau, trong giai đoạn chuẩn bị bay.Trong giai đoạn chuẩn bị bay, các phi công được giao nhiệm vụ liên quan đến các bài bay cụ thể sẽ thực hiện; tiến hành chuẩn bị bài bay; hiệp đồng với phi công tham gia bay trên cùng máy bay và các phi công trong biên đội (nếu bay đội hình biên đội),hiệp đồng với chỉ huy bay, dẫn đường...Một nội dung được coi trọng trong quá trình chuẩn bị bay là phần biểu diễn mặt đất, có sự theo dõi chặt chẽ của cán bộ phi đội.Trong phần biểu diễn mặt đất, các phi công sẽ tuần tự thực hiện mô phỏng các động tác, khẩu lệnh trong suốt hành trình bay, làm cơ sở để thực hiện đúng nội dung bài bay trong ban bay hôm sau.Ngoài sân bay, các thành phần bảo đảm như kỹ thuật, hậu cần, thông tin, ra đa...cũng tiến hành công tác chuẩn bị trước ngày bay, nhằm bảo đảm máy bay có đủ số lượng và chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của ban bay ngày hôm sau.Trước chuyến bay, phi công được kiểm tra sức khỏe tại sân bay. Quá trình này bảo đảm phi công chỉ được bay khi có sức khỏe tốt, đủ điều kiện tham gia thực hành bay.Trước khi lên máy bay, các phi công sẽ tiến hành kiểm tra máy bay theo vòng kín, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của máy bay cho chuyến bay của mình.Khi đánh giá máy bay đủ điều kiện bay, phi công ký sổ tiếp thu máy bay từ ngành kỹ thuật hàng không...Phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không tiến hành những nội dung cần thiết, chuẩn bị cho máy bay cất cánh.Tiêm kích Su-30MK2 hoạt động trên bầu trời Thanh Hóa.Mỗi chuyến bay đều được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. Sau khi kết thúc mỗi chuyến bay, phi công tiến hành trao đổi về tình trạng máy bay với nhân viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không để chuẩn bị máy bay có chất lượng tốt nhất cho chuyến bay, ban bay tiếp theo.Công tác giảng bình giữa các chuyến bay cũng được các phi công thực hiện nghiêm túc. Những ưu điểm, hạn chế của chuyến bay sẽ được nêu lên trong quá trình giảng bình bay để phi công tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật lái ở những chuyến bay, ban bay tiếp theo.
Hoạt động trên không, thực hiện nhiều động tác kỹ thuật phức tạp nhằm sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc trong mọi tình huống, nên các chuyến bay trên máy bay chiến đấu nói chung, trên tiêm kích đa năng Su-30MK2 nói riêng luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe trong cả 3 giai đoạn: Chuẩn bị bay, thực hành bay và giảng bình bay. Để thực hiện một chuyến bay, ban bay, các thành phần tham gia gồm tổ chức chỉ huy, phi công, các ngành bảo đảm phải chuẩn bị bay nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, điều lệ. Trong ảnh: Đại tá Bùi Thiện Thau, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 giao nhiệm vụ cho các phi công tham gia ban bay ngày hôm sau, trong giai đoạn chuẩn bị bay.
Trong giai đoạn chuẩn bị bay, các phi công được giao nhiệm vụ liên quan đến các bài bay cụ thể sẽ thực hiện; tiến hành chuẩn bị bài bay; hiệp đồng với phi công tham gia bay trên cùng máy bay và các phi công trong biên đội (nếu bay đội hình biên đội),hiệp đồng với chỉ huy bay, dẫn đường...Một nội dung được coi trọng trong quá trình chuẩn bị bay là phần biểu diễn mặt đất, có sự theo dõi chặt chẽ của cán bộ phi đội.
Trong phần biểu diễn mặt đất, các phi công sẽ tuần tự thực hiện mô phỏng các động tác, khẩu lệnh trong suốt hành trình bay, làm cơ sở để thực hiện đúng nội dung bài bay trong ban bay hôm sau.
Ngoài sân bay, các thành phần bảo đảm như kỹ thuật, hậu cần, thông tin, ra đa...cũng tiến hành công tác chuẩn bị trước ngày bay, nhằm bảo đảm máy bay có đủ số lượng và chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của ban bay ngày hôm sau.
Trước chuyến bay, phi công được kiểm tra sức khỏe tại sân bay. Quá trình này bảo đảm phi công chỉ được bay khi có sức khỏe tốt, đủ điều kiện tham gia thực hành bay.
Trước khi lên máy bay, các phi công sẽ tiến hành kiểm tra máy bay theo vòng kín, qua đó đánh giá khả năng đáp ứng của máy bay cho chuyến bay của mình.
Khi đánh giá máy bay đủ điều kiện bay, phi công ký sổ tiếp thu máy bay từ ngành kỹ thuật hàng không...
Phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không tiến hành những nội dung cần thiết, chuẩn bị cho máy bay cất cánh.
Tiêm kích Su-30MK2 hoạt động trên bầu trời Thanh Hóa.
Mỗi chuyến bay đều được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt. Sau khi kết thúc mỗi chuyến bay, phi công tiến hành trao đổi về tình trạng máy bay với nhân viên chuyên ngành kỹ thuật hàng không để chuẩn bị máy bay có chất lượng tốt nhất cho chuyến bay, ban bay tiếp theo.
Công tác giảng bình giữa các chuyến bay cũng được các phi công thực hiện nghiêm túc. Những ưu điểm, hạn chế của chuyến bay sẽ được nêu lên trong quá trình giảng bình bay để phi công tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật lái ở những chuyến bay, ban bay tiếp theo.