Hiện nay, trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội có một chiếc xe tăng lạ, không có biểu tượng nào trên thân hay chú thích từ bảo tàng. Quan sát kiểu dáng của mẫu tăng, có thể đoán định nó là thiết kế tăng hạng nhẹ M5 Stuart do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó thuộc sở hữu của Quân đội Pháp sử dụng trong giai đoạn 1946-1954. Hay nói cách khác, Mỹ đã viện trợ loại tăng này cho Pháp dùng trong cuộc xâm lược Việt Nam lần hai.Việc chiếc xe tăng M5 Stuart này đặt tại Bảo tàng Hà Nội cho thấy đây là hiện vật trưng bày, nhưng vẫn chưa được đặt biển chú thích giới thiệu rõ lai lịch. Chiếc tăng này có lẽ đã bị bộ đội Việt Minh phá hỏng trong trận chiến với quân Pháp. Các dấu tích trên thân đã cho thấy rõ điều này.Cận cảnh vết đạn ở hông xe tăng M5 Stuart.Còn đây có lẽ là dấu vết phát đạn quyết định đánh bại chiếc tăng này. Rất tiếc, Bảo tàng Hà Nội hiện chưa cung cấp rõ ràng hơn về trận đánh hạ chiếc tăng này.Xe tăng hạng nhẹ M5 Stuart là biến thể cải tiến từ dòng M3 với thiết kế khung thân tương tự M3A3, nhưng trang bị 2 động cơ diesel, giáp hông đứng. Ảnh: đuôi xe tăng M5 Stuart.Đáng lưu ý là cửa đuôi tăng có thể mở dễ dàng – thuận lợi để chuyển đạn vào trong xe hoặc là lối để kíp lái thoát hiểm khi xe bị trúng đạn.Xe tăng có trọng lượng khoảng 14 tấn, dài 4,33m, rộng 2,47m, cao 2,29m. Trong ảnh, nội thất trong chiếc M5 Stuart trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, gần như mọi máy móc, thiết bị đã bị gỡ bỏ. Có lẽ chỉ còn một phần động cơ diesel đặt lại ở đầu xe tăng.Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo 37mm của xe tăng.Vì là thiết kế tăng hạng nhẹ nên đương nhiên vỏ giáp của M5 khá mỏng. Mặt trước thân và hông xe dày 28mm, đuôi xe dày 25mm. Ảnh: cận cảnh ụ súng máy 7,62mm Browning, nhưng đã bị tháo nòng từ lâu.Tháp pháo được bọc giáp dày 38mm ở mặt trước, hai hông và mặt sau dày 31mm.Tháp pháo của M5 được trang bị pháo chống tăng 37mm M3 đạt tầm bắn tối đa 6,9km với 174 viên đạn dự trữ.Cận cảnh ụ pháo 37mm, 2 bên dường như là lắp 2 nòng súng 7,62mm Browning.Xe tăng M5 được vận hành bởi kíp lái 4 người gồm: lái xe, 2 pháo thủ, trưởng xe. Ảnh: Một trong 2 cửa ra vào nằm ở nóc đầu xe.Xe được trang bị động cơ diesel 320 mã lực cho tốc độ tối đa khoảng 64km/h, tầm hoạt động 119km. Ảnh: bộ phận bánh xích truyền động điển hình của các dòng tăng hạng nhẹ, hạng trung Mỹ trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.Không được chăm sóc thường xuyên khiến bụi đất bám đầy trong xe khiến cây cỏ có thể mọc ngay trên cỗ máy chiến tranh một thời.
Hiện nay, trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội có một chiếc xe tăng lạ, không có biểu tượng nào trên thân hay chú thích từ bảo tàng. Quan sát kiểu dáng của mẫu tăng, có thể đoán định nó là thiết kế tăng hạng nhẹ M5 Stuart do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó thuộc sở hữu của Quân đội Pháp sử dụng trong giai đoạn 1946-1954. Hay nói cách khác, Mỹ đã viện trợ loại tăng này cho Pháp dùng trong cuộc xâm lược Việt Nam lần hai.
Việc chiếc xe tăng M5 Stuart này đặt tại Bảo tàng Hà Nội cho thấy đây là hiện vật trưng bày, nhưng vẫn chưa được đặt biển chú thích giới thiệu rõ lai lịch. Chiếc tăng này có lẽ đã bị bộ đội Việt Minh phá hỏng trong trận chiến với quân Pháp. Các dấu tích trên thân đã cho thấy rõ điều này.
Cận cảnh vết đạn ở hông xe tăng M5 Stuart.
Còn đây có lẽ là dấu vết phát đạn quyết định đánh bại chiếc tăng này. Rất tiếc, Bảo tàng Hà Nội hiện chưa cung cấp rõ ràng hơn về trận đánh hạ chiếc tăng này.
Xe tăng hạng nhẹ M5 Stuart là biến thể cải tiến từ dòng M3 với thiết kế khung thân tương tự M3A3, nhưng trang bị 2 động cơ diesel, giáp hông đứng. Ảnh: đuôi xe tăng M5 Stuart.
Đáng lưu ý là cửa đuôi tăng có thể mở dễ dàng – thuận lợi để chuyển đạn vào trong xe hoặc là lối để kíp lái thoát hiểm khi xe bị trúng đạn.
Xe tăng có trọng lượng khoảng 14 tấn, dài 4,33m, rộng 2,47m, cao 2,29m. Trong ảnh, nội thất trong chiếc M5 Stuart trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, gần như mọi máy móc, thiết bị đã bị gỡ bỏ. Có lẽ chỉ còn một phần động cơ diesel đặt lại ở đầu xe tăng.
Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo 37mm của xe tăng.
Vì là thiết kế tăng hạng nhẹ nên đương nhiên vỏ giáp của M5 khá mỏng. Mặt trước thân và hông xe dày 28mm, đuôi xe dày 25mm. Ảnh: cận cảnh ụ súng máy 7,62mm Browning, nhưng đã bị tháo nòng từ lâu.
Tháp pháo được bọc giáp dày 38mm ở mặt trước, hai hông và mặt sau dày 31mm.
Tháp pháo của M5 được trang bị pháo chống tăng 37mm M3 đạt tầm bắn tối đa 6,9km với 174 viên đạn dự trữ.
Cận cảnh ụ pháo 37mm, 2 bên dường như là lắp 2 nòng súng 7,62mm Browning.
Xe tăng M5 được vận hành bởi kíp lái 4 người gồm: lái xe, 2 pháo thủ, trưởng xe. Ảnh: Một trong 2 cửa ra vào nằm ở nóc đầu xe.
Xe được trang bị động cơ diesel 320 mã lực cho tốc độ tối đa khoảng 64km/h, tầm hoạt động 119km. Ảnh: bộ phận bánh xích truyền động điển hình của các dòng tăng hạng nhẹ, hạng trung Mỹ trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Không được chăm sóc thường xuyên khiến bụi đất bám đầy trong xe khiến cây cỏ có thể mọc ngay trên cỗ máy chiến tranh một thời.