Theo tư lệnh Binh chủng Pháo binh – Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn, “…ngày 15/3/2013, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã xuống thăm và khẳng định vai trò hết sức quan trọng của pháo binh và giao cho chúng tôi xây dựng đề án “Hiện đại hóa pháo binh”. Hiện nay đề án này đã đưa vào đề án chung “Xây dựng hiện đại hóa lục quân” và đang bắt đầu được thực hiện”. Như vậy, có thể nói trong thời gian tới, pháo binh Việt Nam sẽ được bổ sung thêm nhiều trang bị mới.Trong đó, pháo tự hành có thể là một trong những ưu tiên mua sắm trang bị pháo binh Việt Nam hiện đại. Ưu điểm của pháo tự hành so với pháo kéo xe là cơ động cao, triển khai và rút quân nhanh gọn, đối phó hiệu quả với các hệ thống radar phản pháo của đối phương trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Lựu pháo tự hành SU-152 (2S3 Akatsiya) thuộc Lữ đoàn 45, Binh chủng pháo binh.Và ứng viên sáng giá nhất để bổ sung hoặc thay thế các lựu pháo tự hành SU-122 và SU-152 có thể là 2S19 Msta-S – một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới hiện nay, do Liên bang Nga – đối tác quân sự truyền thống của Việt Nam – sản xuất.Lựu pháo tự hành Msta-S được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Liên Xô năm 1989, tới nay nó vẫn là khẩu pháo chủ lực của pháo binh Quân đội Liên bang Nga.Lịch sử của 2S19 Msta-S bắt đầu từ chương trình pháo tự hành loại mới của Liên Xô từ những năm 1980. Công việt thiết kế được khởi động từ năm 1985 và mẫu xe pháo thử nhiệm đầu tiên được đặt mật danh là “Object 317” dựa trên khung bệ xe tăng chủ lực T-80, nhưng sau đó thì động cơ T-72 được sử dụng thay cho loại T-80. Sau khi vượt qua các khâu thử nghiệm, mẫu thử chính thức được định danh là 2S19 Msta-S, chữ S ở đây định danh cho phiên bản pháo tự hành 152mm, khác với Msta-B là phiên bản pháo xe kéo 152mm.Nhìn bề ngoài thì 2S19 là một mẫu pháo tự hành có thiết kế hiện đại, khác hẳn với những dòng pháo tự hành đời trước của Liên Xô/Nga như 2S1, 2S3. Nó có khung thân thấp, tháp pháo to dạng hộp đặt lệch về sau trên hai dải bánh xích dài. Lựu pháo có trọng lượng lên tới 42 tấn, dài 11,92m (gồm cả nòng pháo), rộng 3,58m, cao 2,98m.Kíp chiến đấu của xe, tương tự với những loại pháo tự hành khác như PzH 2000 hay K9 Thunder, là 5 người gồm lái xe, trưởng xe, pháo thủ và 2 nạp đạn viên. Lái xe là người duy nhất ngồi tách biệt, vị trí của anh ta là chính giữa phía trước xe. Kíp xe được bảo vệ bởi hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC trong khi lái xe có thêm kính nhìn đêm. Ảnh: Một trong hai nạp đạn viên – họ được hỗ trợ hệ thống nạp đạn bán tự động.Hỏa lực chính của 2S19 Msta-S là khẩu pháo 152mm L/47 2A64 tầm bắn xa 24,7km và 36km với loại đạn pháo tăng tầm, một kíp chiến đấu được huấn luyện tốt có thể đạt tốc độ bắn tối đa 6-8 viên/phút (tuy vậy thì vẫn thua PzH 2000).Tháp pháo có thể xoay 360° với góc nâng từ -4° đến +68°.Đạn pháo sử dụng trên 2S19 Msta-S có nhiều loại từ đạn nổ mảnh, đạn khói, đạn cháy, đạn hóa học hay thậm chí là đạn hạt nhân. Ngoài ra, 2S19 còn có thể bắn đạn pháo thông minh Krasnopol được điều khiển bằng tia lade có thể bắn trúng một chiếc xe tăng ở cự ly 20km, dự trữ đạn pháo trên xe là 50 viên.Trong tháp pháo là kíp pháo thủ lẫn hệ thống giảm giật cần cho những khẩu pháo cỡ nòng lớn loại này, ở giữa nòng pháo là bọng hút khói, có chức năng hút khói ra ngoài xe sau mỗi loạt bắn. Khi xe di chuyển, nòng pháo được cố định bởi một cái “gá”.2S19 Msta-S sử dụng động cơ diesel V-84A công suất 840 mã lực giúp xe pháo đạt tốc độ tối đa 60km/h và tầm hoạt động 500km, khác với PzH 2000 động cơ đặt phía trước, ở 2S19 thì động cơ được đặt phía sau xe, ngoài ra nó còn có một động cơ phụ đảm bảo hoạt động của xe khi đứng yên. Hệ thống treo của 2S19 hoạt động rất tốt đảm bảo cho nó có thể vượt qua các địa hình gồ ghề với 6 bánh chịu lực mỗi bên xích cùng khả năng lội nước sâu 5m.
Theo tư lệnh Binh chủng Pháo binh – Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn, “…ngày 15/3/2013, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã xuống thăm và khẳng định vai trò hết sức quan trọng của pháo binh và giao cho chúng tôi xây dựng đề án “Hiện đại hóa pháo binh”. Hiện nay đề án này đã đưa vào đề án chung “Xây dựng hiện đại hóa lục quân” và đang bắt đầu được thực hiện”. Như vậy, có thể nói trong thời gian tới, pháo binh Việt Nam sẽ được bổ sung thêm nhiều trang bị mới.
Trong đó, pháo tự hành có thể là một trong những ưu tiên mua sắm trang bị pháo binh Việt Nam hiện đại. Ưu điểm của pháo tự hành so với pháo kéo xe là cơ động cao, triển khai và rút quân nhanh gọn, đối phó hiệu quả với các hệ thống radar phản pháo của đối phương trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Lựu pháo tự hành SU-152 (2S3 Akatsiya) thuộc Lữ đoàn 45, Binh chủng pháo binh.
Và ứng viên sáng giá nhất để bổ sung hoặc thay thế các lựu pháo tự hành SU-122 và SU-152 có thể là 2S19 Msta-S – một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới hiện nay, do Liên bang Nga – đối tác quân sự truyền thống của Việt Nam – sản xuất.
Lựu pháo tự hành Msta-S được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Liên Xô năm 1989, tới nay nó vẫn là khẩu pháo chủ lực của pháo binh Quân đội Liên bang Nga.
Lịch sử của 2S19 Msta-S bắt đầu từ chương trình pháo tự hành loại mới của Liên Xô từ những năm 1980. Công việt thiết kế được khởi động từ năm 1985 và mẫu xe pháo thử nhiệm đầu tiên được đặt mật danh là “Object 317” dựa trên khung bệ xe tăng chủ lực T-80, nhưng sau đó thì động cơ T-72 được sử dụng thay cho loại T-80. Sau khi vượt qua các khâu thử nghiệm, mẫu thử chính thức được định danh là 2S19 Msta-S, chữ S ở đây định danh cho phiên bản pháo tự hành 152mm, khác với Msta-B là phiên bản pháo xe kéo 152mm.
Nhìn bề ngoài thì 2S19 là một mẫu pháo tự hành có thiết kế hiện đại, khác hẳn với những dòng pháo tự hành đời trước của Liên Xô/Nga như 2S1, 2S3. Nó có khung thân thấp, tháp pháo to dạng hộp đặt lệch về sau trên hai dải bánh xích dài. Lựu pháo có trọng lượng lên tới 42 tấn, dài 11,92m (gồm cả nòng pháo), rộng 3,58m, cao 2,98m.
Kíp chiến đấu của xe, tương tự với những loại pháo tự hành khác như PzH 2000 hay K9 Thunder, là 5 người gồm lái xe, trưởng xe, pháo thủ và 2 nạp đạn viên. Lái xe là người duy nhất ngồi tách biệt, vị trí của anh ta là chính giữa phía trước xe. Kíp xe được bảo vệ bởi hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC trong khi lái xe có thêm kính nhìn đêm. Ảnh: Một trong hai nạp đạn viên – họ được hỗ trợ hệ thống nạp đạn bán tự động.
Hỏa lực chính của 2S19 Msta-S là khẩu pháo 152mm L/47 2A64 tầm bắn xa 24,7km và 36km với loại đạn pháo tăng tầm, một kíp chiến đấu được huấn luyện tốt có thể đạt tốc độ bắn tối đa 6-8 viên/phút (tuy vậy thì vẫn thua PzH 2000).
Tháp pháo có thể xoay 360° với góc nâng từ -4° đến +68°.
Đạn pháo sử dụng trên 2S19 Msta-S có nhiều loại từ đạn nổ mảnh, đạn khói, đạn cháy, đạn hóa học hay thậm chí là đạn hạt nhân. Ngoài ra, 2S19 còn có thể bắn đạn pháo thông minh Krasnopol được điều khiển bằng tia lade có thể bắn trúng một chiếc xe tăng ở cự ly 20km, dự trữ đạn pháo trên xe là 50 viên.
Trong tháp pháo là kíp pháo thủ lẫn hệ thống giảm giật cần cho những khẩu pháo cỡ nòng lớn loại này, ở giữa nòng pháo là bọng hút khói, có chức năng hút khói ra ngoài xe sau mỗi loạt bắn. Khi xe di chuyển, nòng pháo được cố định bởi một cái “gá”.
2S19 Msta-S sử dụng động cơ diesel V-84A công suất 840 mã lực giúp xe pháo đạt tốc độ tối đa 60km/h và tầm hoạt động 500km, khác với PzH 2000 động cơ đặt phía trước, ở 2S19 thì động cơ được đặt phía sau xe, ngoài ra nó còn có một động cơ phụ đảm bảo hoạt động của xe khi đứng yên. Hệ thống treo của 2S19 hoạt động rất tốt đảm bảo cho nó có thể vượt qua các địa hình gồ ghề với 6 bánh chịu lực mỗi bên xích cùng khả năng lội nước sâu 5m.