Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tại Cộng hòa tự trị Tatarstan thuộc Nga là nơi đóng các tàu chiến Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong suốt 9 năm nay. Và trong tương lai nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục đóng thêm hai tàu Gepard 3.9 khác cho nước ta nếu như quá trình đàm phán giữa hai bên được hoàn tất.Zelenodolsk bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1895 và trong suốt 121 năm nó là nơi chuyên đóng tàu chiến cho nước Nga và cả dành cho xuất khẩu. Tất nhiên công nghệ đóng tàu của Nga sau chừng đó năm cũng đã có nhiều sự thay đổi và đi kèm với đó là quy mô của Zelenodolsk ngày càng được mở rộng.So với thời Liên Xô, quy trình đóng mới một tàu chiến ở Zelenodolsk cũng có sự thay đổi với các công đoạn được tự động hóa nhiều hơn, và một trong số đó là việc cắt những tấm thép được sử dụng là thân tàu. Tuy nhiên quá trình đóng mới một chiếc tàu ở Nga vẫn được xem là chậm hơn nhiều so với trên thế giới.Trong ảnh là một công nhân tại Zelenodolsk đang điều khiển máy cắt chi tiết dành cho một chiếc tàu mới.Bên cạnh việc đóng tàu hải quân nhà máy Zelenodolsk còn thực hiện các đơn hàng đóng mới các mẫu tàu thương mại và sản xuất các thiết bị dành cho ngành công nghiệp khai thác dầu khí.Các phóng viên tham quan nhà máy vô tình phát hiện một chú mèo sống trong một phân xưởng tại Zelenodolsk.Các chi tiết sau khi cắt sẽ được gia công lại thêm một lần nữa trước khi chuyển đến phân xưởng lắp ráp.Trước đó vào hôm 26/5 nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cũng đã làm lễ hạ thủy tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 thứ 4 cho Việt Nam và trước đó 1 tháng là tàu Gepard 3.9 thứ 3.Trong ảnh ta có thể dễ dàng nhận thấy một băng rôn cổ động bằng tiếng Việt được treo bên trong phân xưởng từng là nơi đóng các tàu Gepard 3.9 của Việt Nam tại Zelenodolsk. “Chúng ta cùng tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng công sức của mình!”.Hình ảnh một trong hai tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam mới được Zelenodolsk hạ thủy, chúng đang được hoàn thiện trước khi trải qua quá trình thử nghiệm trên biển. Theo dự kiến Zelenodolsk sẽ bàn giao về mặt kỹ thuật hai tàu này cho Việt Nam vào tháng 8-9 tới.Hệ thống vũ khí trên cả hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo của Việt Nam đều đã gần như được hoàn thiện, và cả hai tàu này đều được bổ sung thêm khả năng tác chiến chống ngầm mà hai tàu Gepard 3.9 trước đó chưa được trang bị.Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có chiều dài 102m, rộng 13m và có lượng giãn nước 2.100 tấn. Nó có thể hoạt động liên tục 15 ngày trên biển với thủy thủ đoàn 98 người.Hiện tại chỉ có Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam là hai nước duy nhất được trang bị các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, trong đó Nga duy trì hai chiếc ở Hạm đội Caspian và số còn lại là của Việt Nam.Hệ thống vũ khí trên Gepard 3.9 khá đa dạng gồm hải pháo AK–176MA, tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma-SU và AK-630, còn vũ khí chống hạm của nó được trang bị tổ hợp 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35, riêng hai tàu Gepard 3.9 thứ 3 và 4 được trang bị các ống phóng ngư lôi 533mm.Cận cảnh pháo hạm AK-176MA và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma-SU trên tàu Gepard 3.9 thứ 4 của Việt Nam.Hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam ở một góc nhìn khác.
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tại Cộng hòa tự trị Tatarstan thuộc Nga là nơi đóng các tàu chiến Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong suốt 9 năm nay. Và trong tương lai nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục đóng thêm hai tàu Gepard 3.9 khác cho nước ta nếu như quá trình đàm phán giữa hai bên được hoàn tất.
Zelenodolsk bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1895 và trong suốt 121 năm nó là nơi chuyên đóng tàu chiến cho nước Nga và cả dành cho xuất khẩu. Tất nhiên công nghệ đóng tàu của Nga sau chừng đó năm cũng đã có nhiều sự thay đổi và đi kèm với đó là quy mô của Zelenodolsk ngày càng được mở rộng.
So với thời Liên Xô, quy trình đóng mới một tàu chiến ở Zelenodolsk cũng có sự thay đổi với các công đoạn được tự động hóa nhiều hơn, và một trong số đó là việc cắt những tấm thép được sử dụng là thân tàu. Tuy nhiên quá trình đóng mới một chiếc tàu ở Nga vẫn được xem là chậm hơn nhiều so với trên thế giới.
Trong ảnh là một công nhân tại Zelenodolsk đang điều khiển máy cắt chi tiết dành cho một chiếc tàu mới.
Bên cạnh việc đóng tàu hải quân nhà máy Zelenodolsk còn thực hiện các đơn hàng đóng mới các mẫu tàu thương mại và sản xuất các thiết bị dành cho ngành công nghiệp khai thác dầu khí.
Các phóng viên tham quan nhà máy vô tình phát hiện một chú mèo sống trong một phân xưởng tại Zelenodolsk.
Các chi tiết sau khi cắt sẽ được gia công lại thêm một lần nữa trước khi chuyển đến phân xưởng lắp ráp.
Trước đó vào hôm 26/5 nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cũng đã làm lễ hạ thủy tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 thứ 4 cho Việt Nam và trước đó 1 tháng là tàu Gepard 3.9 thứ 3.
Trong ảnh ta có thể dễ dàng nhận thấy một băng rôn cổ động bằng tiếng Việt được treo bên trong phân xưởng từng là nơi đóng các tàu Gepard 3.9 của Việt Nam tại Zelenodolsk. “Chúng ta cùng tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng công sức của mình!”.
Hình ảnh một trong hai tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam mới được Zelenodolsk hạ thủy, chúng đang được hoàn thiện trước khi trải qua quá trình thử nghiệm trên biển. Theo dự kiến Zelenodolsk sẽ bàn giao về mặt kỹ thuật hai tàu này cho Việt Nam vào tháng 8-9 tới.
Hệ thống vũ khí trên cả hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo của Việt Nam đều đã gần như được hoàn thiện, và cả hai tàu này đều được bổ sung thêm khả năng tác chiến chống ngầm mà hai tàu Gepard 3.9 trước đó chưa được trang bị.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có chiều dài 102m, rộng 13m và có lượng giãn nước 2.100 tấn. Nó có thể hoạt động liên tục 15 ngày trên biển với thủy thủ đoàn 98 người.
Hiện tại chỉ có Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam là hai nước duy nhất được trang bị các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, trong đó Nga duy trì hai chiếc ở Hạm đội Caspian và số còn lại là của Việt Nam.
Hệ thống vũ khí trên Gepard 3.9 khá đa dạng gồm hải pháo AK–176MA, tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma-SU và AK-630, còn vũ khí chống hạm của nó được trang bị tổ hợp 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35, riêng hai tàu Gepard 3.9 thứ 3 và 4 được trang bị các ống phóng ngư lôi 533mm.
Cận cảnh pháo hạm AK-176MA và tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma-SU trên tàu Gepard 3.9 thứ 4 của Việt Nam.
Hai tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam ở một góc nhìn khác.