Cho tới thời điểm hiện tại, cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3-4 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn chưa được tiết lộ hệ thống vũ khí săn ngầm biến con tàu trở thành “tàu săn ngầm” mà lãnh đạo nhà máy Zelenodolsk (Cộng hòa tự trị Tatarstan, Cộng hòa Liên bang Nga) từng nhiều lần tuyên bố. Tuy nhiên, mới đây, một nhiếp ảnh gia đã có chuyến thăm tới nhà máy và “vô tình” chụp được vị trí nghi là nơi đặt tổ hợp vũ khí săn ngầm trên Gepard 3.9 của Việt Nam.Các hình ảnh được TASS và truyền thông Zelenodolsk thường ít khi tập trung vào phần đuôi tàu. Nhưng tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cho người ta một cái nhìn toàn cảnh hơn. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng dường như Gepard 3.9 Project 11661E của Việt Nam đã có vũ khí săn ngầm – nó được đặt ở gần nơi bố trí tổ hợp tên lửa Uran ở giữa thân tàu, phía sau thượng tầng và cột buồm chính (dấu đỏ).Trên thân tàu chiến Gepard 3.9 hầu như không có bất kỳ một cánh cửa nào ở dọc thân, cho nên có khả năng rất cao là vũ khí săn ngầm sẽ bố trí ở boong trước (thường đối với bệ phóng RBU) nhưng Gepard 3.9 Việt Nam không có. Cho nên vũ khí săn ngầm chỉ có thể là bố trí dọc thân tàu ở điểm khe hở nào đó. Và câu trả lời cho vấn đề này chính là vị trí trong ảnh.Trên nhiều tàu chiến Nga cũng thường bố trí các bệ phóng ngư lôi 533mm dọc thân tàu ở những vị trí tương tự như vậy.Với ngư lôi 533mm, tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E sẽ có khả năng chống ngầm cực mạnh, có thể hạ gục “sát thủ dưới lòng đại dương” ở cự ly 20-30km và kể cả tàu chiến mặt nước chỉ bằng một phát bắn duy nhất.Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cũng cho thấy phần thượng tầng của hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 đã sắp hoàn thiện việc lắp đặt radar chính trên đỉnh cột buồm.Con tàu cũng đã được lắp xong pháo hạm AK-176MA và tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU.Dự kiến, việc bàn giao (có thể là bàn giao kỹ thuật) cho Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng 8-9/2016 với cả hai tàu.Nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cũng chụp được loạt ảnh cho thấy nhà máy Zelenodolsk đang đóng tàu tuần tra thế hệ mới Project 22160 đầu tiên dành cho Hải quân Nga.Project 22160 được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cũng như có khả năng hộ tống tàu, tác chiến hải đối hải khi cần. Nó có lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 4.550 tấn, dài 94m, thủy thủ đoàn 80 người.Vũ khí tiêu chuẩn của Project 22160 gồm pháo hạm 57mm A-220; đại liên 14,5mm; tên lửa phòng không Gibka và súng phóng lựu chống người nhái DP-65. Khi cần, nó có thể tích hợp tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr-NK cũng như tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 3S90E.1 Shtil-1.
Cho tới thời điểm hiện tại, cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3-4 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vẫn chưa được tiết lộ hệ thống vũ khí săn ngầm biến con tàu trở thành “tàu săn ngầm” mà lãnh đạo nhà máy Zelenodolsk (Cộng hòa tự trị Tatarstan, Cộng hòa Liên bang Nga) từng nhiều lần tuyên bố. Tuy nhiên, mới đây, một nhiếp ảnh gia đã có chuyến thăm tới nhà máy và “vô tình” chụp được vị trí nghi là nơi đặt tổ hợp vũ khí săn ngầm trên Gepard 3.9 của Việt Nam.
Các hình ảnh được TASS và truyền thông Zelenodolsk thường ít khi tập trung vào phần đuôi tàu. Nhưng tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cho người ta một cái nhìn toàn cảnh hơn. Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng dường như Gepard 3.9 Project 11661E của Việt Nam đã có vũ khí săn ngầm – nó được đặt ở gần nơi bố trí tổ hợp tên lửa Uran ở giữa thân tàu, phía sau thượng tầng và cột buồm chính (dấu đỏ).
Trên thân tàu chiến Gepard 3.9 hầu như không có bất kỳ một cánh cửa nào ở dọc thân, cho nên có khả năng rất cao là vũ khí săn ngầm sẽ bố trí ở boong trước (thường đối với bệ phóng RBU) nhưng Gepard 3.9 Việt Nam không có. Cho nên vũ khí săn ngầm chỉ có thể là bố trí dọc thân tàu ở điểm khe hở nào đó. Và câu trả lời cho vấn đề này chính là vị trí trong ảnh.
Trên nhiều tàu chiến Nga cũng thường bố trí các bệ phóng ngư lôi 533mm dọc thân tàu ở những vị trí tương tự như vậy.
Với ngư lôi 533mm, tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E sẽ có khả năng chống ngầm cực mạnh, có thể hạ gục “sát thủ dưới lòng đại dương” ở cự ly 20-30km và kể cả tàu chiến mặt nước chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cũng cho thấy phần thượng tầng của hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 đã sắp hoàn thiện việc lắp đặt radar chính trên đỉnh cột buồm.
Con tàu cũng đã được lắp xong pháo hạm AK-176MA và tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU.
Dự kiến, việc bàn giao (có thể là bàn giao kỹ thuật) cho Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng 8-9/2016 với cả hai tàu.
Nhiếp ảnh gia Ragulin Vitaliy cũng chụp được loạt ảnh cho thấy nhà máy Zelenodolsk đang đóng tàu tuần tra thế hệ mới Project 22160 đầu tiên dành cho Hải quân Nga.
Project 22160 được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cũng như có khả năng hộ tống tàu, tác chiến hải đối hải khi cần. Nó có lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 4.550 tấn, dài 94m, thủy thủ đoàn 80 người.
Vũ khí tiêu chuẩn của Project 22160 gồm pháo hạm 57mm A-220; đại liên 14,5mm; tên lửa phòng không Gibka và súng phóng lựu chống người nhái DP-65. Khi cần, nó có thể tích hợp tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr-NK cũng như tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 3S90E.1 Shtil-1.