Tàu TT-120: Tàu được thiết kế và đóng mới tại nhà máy Hồng Hà, có lượng giãn nước 120 tấn, có trọng tải nhỏ, chỉ có thể tuần tra ven bờ và cửa biển. Tàu TT-200: Tàu được thiết kế và đóng mới tại nhà máy Hồng Hà, có lượng giãn nước 200 tấn và dài 30m, có 2 phiên bản của loại này với cấu trúc thượng tầng khác nhau nhưng vẫn gọi chung là TT-200. Đây là một trong những tàu chủ lực của lực lượng chấp pháp Việt Nam tham gia ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của ta năm 2014. Tàu Shershen: Tàu có lượng giãn nước hơn 200 tấn, là tàu phóng lôi cũ từ hải quân chuyển sang cho cảnh sát biển. Tàu dài 34.08m và tốc độ tối đa trên lí thuyết là hơn 40 hải lý/h (tuy nhiên tàu đã cũ nên không thể đạt đến tốc độ này) Tàu Haeuri (Type B): Tàu có lượng giãn nước 280 tấn. Tàu dài 47.75m, rộng 7.1m, tốc độ tối đa hơn 23 hải lý/h. Là các tàu tuần tra cũ của cảnh sát biển Hàn Quốc đóng từ thập niên 80 loại biên và chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục sử dụng từ năm 2013. Tàu trinh sát 500CV: Tàu có lượng giãn nước hơn 400 tấn, dài 40m, là tàu trinh sát do Việt Nam tự thiết kế đóng mới dành riêng cho cảnh sát biển dựa trên thiết kế tàu TK-1482 và mang theo nhiều thiết bị trinh sát chuyên dụng. Ảnh: VOV. Tàu TT-400: Tàu do nhà máy Hồng Hà chế tạo trong nước, là lớp tàu tuần tra chủ lực của cảnh sát biển Việt Nam. Tàu dài 54.16m, rộng 9.16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Đây là phiên bản tàu chấp pháp dựa trên thiết kế tàu pháo lớp TT-400TP của Hải quân Việt Nam. Tàu Teshio: Tàu có lượng giãn nước hơn 600 tấn,vận tốc tối đa 18 hải lý/h, đây là tàu cá cải biên của Nhật Bản viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam. Tàu Sông Hàn: Tàu này là tàu tuần tra cũ của CSB Hàn Quốc loại biên và viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam vào năm 2013. Tàu có lượng giãn nước hơn 1200 tấn và là tàu tuần tra tham gia tích cực trong sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014 với tư cách là tàu chỉ huy. Tàu Salvage: Tàu được đóng theo thiết kế của tập đoàn Damen, thi công tại nhà máy Sông Thu. Lượng giãn nước 1400 tấn, dài 52.4m, rộng 12m. Là loại tàu đầu kéo cứu hộ chuyên biệt của cảnh sát biển Việt Nam. Tàu Trường Sa: Tàu này được Việt Nam tự thiết kế đóng mới trong thập niên 90 cho nhiệm vụ vận tải chi viện đảo tiền tiêu. Sau đó 2 tàu đã được chuyển sang làm nhiệm vụ tàu cảnh sát biển. Tàu có lượng giãn nước hơn 1000 tấn và có thể vận tải lượng hàng hóa lớn. Tàu DN-2000: Tàu này được Việt Nam đóng mới theo thiết kế của Damen. Là tàu tuần tra đa năng và hiện đại nhất của cảnh sát biển Việt Nam. Lượng giãn nước đầy tải 2400 tấn, tàu dài 90m và rộng 17m. Có thể tiếp nhận trực thăng và tuần tra dài ngày trên biển. Tàu H-222: đây là tàu có trọng tải lớn nhất cảnh sát biển Việt Nam. Nó có lượng giãn nước đầy tải gần 4000 tấn, là tàu hậu cần vận tải và tiếp dầu, ngoài ra còn một tàu H-222 cùng lớp này hiện đang có trong biên chế hải quân Việt Nam. Tàu Hamilton: đây là tàu tuần duyên cũ của Mỹ loại biên và chuyển giao lại cho cảnh sát biển Việt Nam, lượng giãn nước đầy tải 3250 tấn. Việt Nam đã có 1 chiếc trong biên chế và chuẩn bị tiếp nhận chiếc thứ 2.Có thể thấy lực lượng CSB Việt Nam sử dụng rất nhiều loại tàu và chủ yếu là các tàu tuần tra loại nhỏ có lượng giãn nước dưới 700 tấn chiếm số lượng đông đảo chứ không được đầu tư đồng bộ như Kiểm ngư. Hi vọng sắp tới cấp trên sẽ chú trọng đầu tư hơn nữa cho lực lượng tuyến đầu này để cán bộ chiến sĩ có những con tàu to lớn hơn, giúp bám biển lâu hơn, là chỗ dựa thêm phần vững chắc cho ngư dân ngày đêm yên tâm bám biển. Video "Choáng" với tốc độ đóng tàu Cảnh sát biển của Việt Nam - Nguồn: QPVN
Tàu TT-120: Tàu được thiết kế và đóng mới tại nhà máy Hồng Hà, có lượng giãn nước 120 tấn, có trọng tải nhỏ, chỉ có thể tuần tra ven bờ và cửa biển.
Tàu TT-200: Tàu được thiết kế và đóng mới tại nhà máy Hồng Hà, có lượng giãn nước 200 tấn và dài 30m, có 2 phiên bản của loại này với cấu trúc thượng tầng khác nhau nhưng vẫn gọi chung là TT-200. Đây là một trong những tàu chủ lực của lực lượng chấp pháp Việt Nam tham gia ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của ta năm 2014.
Tàu Shershen: Tàu có lượng giãn nước hơn 200 tấn, là tàu phóng lôi cũ từ hải quân chuyển sang cho cảnh sát biển. Tàu dài 34.08m và tốc độ tối đa trên lí thuyết là hơn 40 hải lý/h (tuy nhiên tàu đã cũ nên không thể đạt đến tốc độ này)
Tàu Haeuri (Type B): Tàu có lượng giãn nước 280 tấn. Tàu dài 47.75m, rộng 7.1m, tốc độ tối đa hơn 23 hải lý/h. Là các tàu tuần tra cũ của cảnh sát biển Hàn Quốc đóng từ thập niên 80 loại biên và chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục sử dụng từ năm 2013.
Tàu trinh sát 500CV: Tàu có lượng giãn nước hơn 400 tấn, dài 40m, là tàu trinh sát do Việt Nam tự thiết kế đóng mới dành riêng cho cảnh sát biển dựa trên thiết kế tàu TK-1482 và mang theo nhiều thiết bị trinh sát chuyên dụng. Ảnh: VOV.
Tàu TT-400: Tàu do nhà máy Hồng Hà chế tạo trong nước, là lớp tàu tuần tra chủ lực của cảnh sát biển Việt Nam. Tàu dài 54.16m, rộng 9.16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Đây là phiên bản tàu chấp pháp dựa trên thiết kế tàu pháo lớp TT-400TP của Hải quân Việt Nam.
Tàu Teshio: Tàu có lượng giãn nước hơn 600 tấn,vận tốc tối đa 18 hải lý/h, đây là tàu cá cải biên của Nhật Bản viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu Sông Hàn: Tàu này là tàu tuần tra cũ của CSB Hàn Quốc loại biên và viện trợ cho cảnh sát biển Việt Nam vào năm 2013. Tàu có lượng giãn nước hơn 1200 tấn và là tàu tuần tra tham gia tích cực trong sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014 với tư cách là tàu chỉ huy.
Tàu Salvage: Tàu được đóng theo thiết kế của tập đoàn Damen, thi công tại nhà máy Sông Thu. Lượng giãn nước 1400 tấn, dài 52.4m, rộng 12m. Là loại tàu đầu kéo cứu hộ chuyên biệt của cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu Trường Sa: Tàu này được Việt Nam tự thiết kế đóng mới trong thập niên 90 cho nhiệm vụ vận tải chi viện đảo tiền tiêu. Sau đó 2 tàu đã được chuyển sang làm nhiệm vụ tàu cảnh sát biển. Tàu có lượng giãn nước hơn 1000 tấn và có thể vận tải lượng hàng hóa lớn.
Tàu DN-2000: Tàu này được Việt Nam đóng mới theo thiết kế của Damen. Là tàu tuần tra đa năng và hiện đại nhất của cảnh sát biển Việt Nam. Lượng giãn nước đầy tải 2400 tấn, tàu dài 90m và rộng 17m. Có thể tiếp nhận trực thăng và tuần tra dài ngày trên biển.
Tàu H-222: đây là tàu có trọng tải lớn nhất cảnh sát biển Việt Nam. Nó có lượng giãn nước đầy tải gần 4000 tấn, là tàu hậu cần vận tải và tiếp dầu, ngoài ra còn một tàu H-222 cùng lớp này hiện đang có trong biên chế hải quân Việt Nam.
Tàu Hamilton: đây là tàu tuần duyên cũ của Mỹ loại biên và chuyển giao lại cho cảnh sát biển Việt Nam, lượng giãn nước đầy tải 3250 tấn. Việt Nam đã có 1 chiếc trong biên chế và chuẩn bị tiếp nhận chiếc thứ 2.
Có thể thấy lực lượng CSB Việt Nam sử dụng rất nhiều loại tàu và chủ yếu là các tàu tuần tra loại nhỏ có lượng giãn nước dưới 700 tấn chiếm số lượng đông đảo chứ không được đầu tư đồng bộ như Kiểm ngư. Hi vọng sắp tới cấp trên sẽ chú trọng đầu tư hơn nữa cho lực lượng tuyến đầu này để cán bộ chiến sĩ có những con tàu to lớn hơn, giúp bám biển lâu hơn, là chỗ dựa thêm phần vững chắc cho ngư dân ngày đêm yên tâm bám biển.
Video "Choáng" với tốc độ đóng tàu Cảnh sát biển của Việt Nam - Nguồn: QPVN