Ngày 19/9 vừa qua, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giới thiệu, trưng bày sản phẩm quân sự, kinh tế tiêu biểu của đơn vị nhằm kỉ niệm 75 năm ngày thành lập. Tại sự kiện, đã có rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ đã quen thuộc cũng như có những loại lần đầu lộ diện. Đặc biệt, thu hút sự chú ý của nhiều người đam mê quân sự nước nhà nhất là các loại súng bộ binh do Việt Nam tự chế tạo, với chương trình STV-215/380 thay thế súng AK cũ. Tuy nhiên, lần này lại có sự xuất hiện bất ngờ của một loại súng cực kỳ lạ mắt mang tên M-16A2. Ảnh: Các loại súng bộ binh do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo.Nhìn sơ qua về thiết kế ta có thể thấy một điều đây là mẫu súng carbin sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, trang bị một hộp tiếp đạn kiểu STANAG 30 viên, có một báng súng rút có thể thay đổi độ dài ngắn phù hợp với xạ thủ, một chụp bù giật kiểu súng tiểu liên M-18 Việt Nam và phía trên hộp khóa nòng có trang bị ray Picatinny đa năng để lắp các loại kính ngắm. Ảnh: Cận cảnh súng tiểu liên M16A2 do Việt Nam chế tạo.Việc sử dụng tên M-16A2 làm người ta liên tưởng ngay đến mẫu súng M-16A2 do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp từ M-16A1 nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam, M-16A2 được trang bị trong quân đội Mỹ từ sau năm 1980 và vẫn còn được một số lực lượng sử dụng tới tận ngày nay như vệ binh quốc gia hay các lực lượng quân sự dự bị. Ảnh: Binh sĩ Hải quân Mỹ huấn luyện tác xạ súng M-16A2.Súng M-16A2 có nhiều cải tiến nổi bật so với phiên bản M-16A1 đó là sử dụng một ốp lót tay kiểu mới mang lại cảm giác cầm nắm tốt hơn cho xạ thủ khi bắn, báng súng được làm cứng hơn làm giảm khả năng bị vỡ khi va đập mạnh, thước ngắm được cải tiến để có thể dễ dàng điều chỉnh, bổ sung chế độ bắn loạt 3 viên, áp dụng chụp bù giật kiểu mới giúp giảm tia lửa đầu nòng và tăng độ chính xác cho phát bắn. Ảnh: Binh sĩ trên tàu Hải quân Mỹ huấn luyện với súng M-16A2.Tuy nhiên, súng tiểu liên M-16A2 do Việt Nam sản xuất lại không hề giống súng trường tấn công M-16A2 của Mỹ bởi M-16A2 Mỹ không có khả năng tháo rời tay xách và không có các ray Picatinny bên trên nắp hộp khóa nòng. Có thể nhận thấy rằng mẫu M-16A2 do Việt Nam sản xuất có rất nhiều điểm tương đồng với M4A1 Carbin cũng do Mỹ thiết kế và chế tạo. Có thể nhận thấy bởi việc súng có một ốp lót tay ngắn và nòng ngắn kiểu carbin, nắp hộp khóa nòng có ray Picatinny để lắp các loại kính ngắm. Ảnh: Lính Mỹ huấn luyện chiến đấu với một khẩu M4A1 Carbin.Loại ốp lót tay của súng M-16A2 Việt Nam là loại không có trang bị các ray Picatinny, khá giống với súng M-18 Việt Nam và M4 Carbin đời đầu, M4 đời sau sử dụng loại ốp lót có ray Picatinny cả trên dưới và hai bên để có thể mở rộng phụ kiện như súng phóng lựu kẹp nòng, tay cầm phụ, chân chống, đèn laser chỉ thị mục tiêu, đèn pin,… Ảnh: Lính Mỹ với một khẩu M4 đời đầu sử dụng ốp lót tay không có các ray Picatinny.Có thể nói rằng, súng tiểu liên M-16A2 Việt Nam có "cảm hứng" dựa trên carbin M4A1 của Mỹ với nền tảng là súng tiểu liên M-18 do nhà máy Z-111 sửa đổi, chế tạo. Dù vậy, súng M-16A2 có nòng dài hơn đáng kể so với M-18 và khá tương đồng với M4A1 đồng thời cũng loại bỏ phần tay xách trên súng, thay bằng ray Picatinny. Ảnh: Khối chiến sĩ Việt Nam với súng tiểu liên M-18.Súng tiểu liên M-18 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO với một hộp tiếp đạn STANAG 20 viên hoặc 30 viên, có trọng lượng nhẹ, gọn gàng, tốc độ bắn cao và độ chính xác tốt, súng còn có thể sử dụng cả nòng giảm thanh trong các nhiệm vụ đặc biệt, rất phù hợp với các lực lượng như trinh sát, đặc công,… Tuy nhiên điểm yếu của M-18 đó là có thiết kế cổ điển, không trang bị các ray Picatinny để mở rộng phụ kiện hỗ trợ xạ thủ như kính ngắm quang học, kính ngắm điểm đỏ, kính nhìn đêm,… Ảnh: Chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm với súng tiểu liên M-18.Nhận thấy sự bất cập đó, các cán bộ của Viện Vũ khí - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã từng thực hiện đề tài nghiên cứu lắp đặt đường ray Picatinny đa năng lên phần ốp lót tay của súng tiểu liên M-18 để gắn kính ngắm. Tuy nhiên có vẻ như đề tài đã không đạt sự hiệu quả cao và đã không được áp dụng trong thực tế chiến đấu. Ảnh: Súng M-18 cải tiến để có thể gắn kính ngắm kiểu Holo Sight.Do đó, việc phát triển một mẫu súng mới có hình dáng tương đồng nhưng mang các đặc điểm vượt trội, ưu việt và hiện đại hơn là bước đi phù hợp mà Việt Nam đang nhắm tới. M-16A2 Việt Nam sẽ có thể thế chỗ rất tốt cho người đàn anh M-18 của nó, là loại súng tiểu liên sử dụng cỡ đạn NATO kiểu mới để trang bị cho các lực lượng đặc biệt của quân đội ta thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Đội hình đặc công với súng tiểu liên M-18. Video Tại sao điểm xạ được nâng lên hàng "tuyệt kỹ" của bộ đội Việt Nam? - Nguồn: QPVN
Ngày 19/9 vừa qua, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giới thiệu, trưng bày sản phẩm quân sự, kinh tế tiêu biểu của đơn vị nhằm kỉ niệm 75 năm ngày thành lập. Tại sự kiện, đã có rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ đã quen thuộc cũng như có những loại lần đầu lộ diện. Đặc biệt, thu hút sự chú ý của nhiều người đam mê quân sự nước nhà nhất là các loại súng bộ binh do Việt Nam tự chế tạo, với chương trình STV-215/380 thay thế súng AK cũ. Tuy nhiên, lần này lại có sự xuất hiện bất ngờ của một loại súng cực kỳ lạ mắt mang tên M-16A2. Ảnh: Các loại súng bộ binh do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo.
Nhìn sơ qua về thiết kế ta có thể thấy một điều đây là mẫu súng carbin sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO, trang bị một hộp tiếp đạn kiểu STANAG 30 viên, có một báng súng rút có thể thay đổi độ dài ngắn phù hợp với xạ thủ, một chụp bù giật kiểu súng tiểu liên M-18 Việt Nam và phía trên hộp khóa nòng có trang bị ray Picatinny đa năng để lắp các loại kính ngắm. Ảnh: Cận cảnh súng tiểu liên M16A2 do Việt Nam chế tạo.
Việc sử dụng tên M-16A2 làm người ta liên tưởng ngay đến mẫu súng M-16A2 do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp từ M-16A1 nổi tiếng từ thời chiến tranh Việt Nam, M-16A2 được trang bị trong quân đội Mỹ từ sau năm 1980 và vẫn còn được một số lực lượng sử dụng tới tận ngày nay như vệ binh quốc gia hay các lực lượng quân sự dự bị. Ảnh: Binh sĩ Hải quân Mỹ huấn luyện tác xạ súng M-16A2.
Súng M-16A2 có nhiều cải tiến nổi bật so với phiên bản M-16A1 đó là sử dụng một ốp lót tay kiểu mới mang lại cảm giác cầm nắm tốt hơn cho xạ thủ khi bắn, báng súng được làm cứng hơn làm giảm khả năng bị vỡ khi va đập mạnh, thước ngắm được cải tiến để có thể dễ dàng điều chỉnh, bổ sung chế độ bắn loạt 3 viên, áp dụng chụp bù giật kiểu mới giúp giảm tia lửa đầu nòng và tăng độ chính xác cho phát bắn. Ảnh: Binh sĩ trên tàu Hải quân Mỹ huấn luyện với súng M-16A2.
Tuy nhiên, súng tiểu liên M-16A2 do Việt Nam sản xuất lại không hề giống súng trường tấn công M-16A2 của Mỹ bởi M-16A2 Mỹ không có khả năng tháo rời tay xách và không có các ray Picatinny bên trên nắp hộp khóa nòng. Có thể nhận thấy rằng mẫu M-16A2 do Việt Nam sản xuất có rất nhiều điểm tương đồng với M4A1 Carbin cũng do Mỹ thiết kế và chế tạo. Có thể nhận thấy bởi việc súng có một ốp lót tay ngắn và nòng ngắn kiểu carbin, nắp hộp khóa nòng có ray Picatinny để lắp các loại kính ngắm. Ảnh: Lính Mỹ huấn luyện chiến đấu với một khẩu M4A1 Carbin.
Loại ốp lót tay của súng M-16A2 Việt Nam là loại không có trang bị các ray Picatinny, khá giống với súng M-18 Việt Nam và M4 Carbin đời đầu, M4 đời sau sử dụng loại ốp lót có ray Picatinny cả trên dưới và hai bên để có thể mở rộng phụ kiện như súng phóng lựu kẹp nòng, tay cầm phụ, chân chống, đèn laser chỉ thị mục tiêu, đèn pin,… Ảnh: Lính Mỹ với một khẩu M4 đời đầu sử dụng ốp lót tay không có các ray Picatinny.
Có thể nói rằng, súng tiểu liên M-16A2 Việt Nam có "cảm hứng" dựa trên carbin M4A1 của Mỹ với nền tảng là súng tiểu liên M-18 do nhà máy Z-111 sửa đổi, chế tạo. Dù vậy, súng M-16A2 có nòng dài hơn đáng kể so với M-18 và khá tương đồng với M4A1 đồng thời cũng loại bỏ phần tay xách trên súng, thay bằng ray Picatinny. Ảnh: Khối chiến sĩ Việt Nam với súng tiểu liên M-18.
Súng tiểu liên M-18 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO với một hộp tiếp đạn STANAG 20 viên hoặc 30 viên, có trọng lượng nhẹ, gọn gàng, tốc độ bắn cao và độ chính xác tốt, súng còn có thể sử dụng cả nòng giảm thanh trong các nhiệm vụ đặc biệt, rất phù hợp với các lực lượng như trinh sát, đặc công,… Tuy nhiên điểm yếu của M-18 đó là có thiết kế cổ điển, không trang bị các ray Picatinny để mở rộng phụ kiện hỗ trợ xạ thủ như kính ngắm quang học, kính ngắm điểm đỏ, kính nhìn đêm,… Ảnh: Chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm với súng tiểu liên M-18.
Nhận thấy sự bất cập đó, các cán bộ của Viện Vũ khí - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã từng thực hiện đề tài nghiên cứu lắp đặt đường ray Picatinny đa năng lên phần ốp lót tay của súng tiểu liên M-18 để gắn kính ngắm. Tuy nhiên có vẻ như đề tài đã không đạt sự hiệu quả cao và đã không được áp dụng trong thực tế chiến đấu. Ảnh: Súng M-18 cải tiến để có thể gắn kính ngắm kiểu Holo Sight.
Do đó, việc phát triển một mẫu súng mới có hình dáng tương đồng nhưng mang các đặc điểm vượt trội, ưu việt và hiện đại hơn là bước đi phù hợp mà Việt Nam đang nhắm tới. M-16A2 Việt Nam sẽ có thể thế chỗ rất tốt cho người đàn anh M-18 của nó, là loại súng tiểu liên sử dụng cỡ đạn NATO kiểu mới để trang bị cho các lực lượng đặc biệt của quân đội ta thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Đội hình đặc công với súng tiểu liên M-18.
Video Tại sao điểm xạ được nâng lên hàng "tuyệt kỹ" của bộ đội Việt Nam? - Nguồn: QPVN