Khẩu súng phóng lựu hai nòng DP-64 được Nga thiết kế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước là một loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm nhưng lại rất ít tiếng tăm và không hay được biết tới. Nguồn ảnh: Topwar.Khẩu súng phóng lựu hai nòng DP-64 này được thiết kế để bảo vệ tàu mặt nước, bến cảng và các công trình xây dựng trên mặc nước khác. Loại vũ khí này thường được Nga trang bị cho các lực lượng bảo vệ bờ biển hay đặc nhiệm hải quân nhưng số lượng cực kỳ hạn chế. Nguồn ảnh: Topwar.Về cơ bản, súng phóng lựu DP-64 có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu nổi nhẹ trên mặt nước hoặc các mục tiêu dễ tổn thương bên dưới mặt nước ví dụ như người nhái biệt kích của đối phương. Nguồn ảnh: Topwar.Giống với nhiều loại súng phóng lựu cỡ đạn 45mm khác, tầm bắn của DP-64 là cực kỳ hạn chế - chỉ nằm trong khoảng 400 mét. Súng có cơ chế nạp đạn từ phía sau khá tương tự với M-79. Nguồn ảnh: Topwar.Khi sử dụng, xạ thủ có thể chọn khai hoả từng nòng một bằng một nấc gạt nằm bên trên cò súng. Cơ chế bắn liền một lúc hai viên liên tục cho phép xạ thủ căn lại góc bắn chính xác hơn sau khi viên đầu tiên bị trượt. Nguồn ảnh: Topwar.Cơ chế bắn này làm tăng xắc suất trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với việc chỉ có một nòng. Do sử dụng cỡ đạn 45mm và viên đạn của DP-64 luôn có xu hướng bay theo đường cầu vồng, việc thiết kế hai nòng để tăng độ chính xác của DP-64 là điểm nhấn cực kỳ quan trọng của khẩu súng phóng lựu này vì các loại súng phóng lựu cỡ 40mm và 45mm vốn nổi tiếng là khó bắn, dễ trượt. Nguồn ảnh: Topwar.Súng cũng được thiết kế thêm tay cầm phía trước để xạ thủ dễ dàng kiểm soát mỗi khi khai hoả do DP-64 có độ giật khá mạnh. Ngoài ra phần đệm tỳ vai của DP-64 cũng có lò xo giảm giật, hạn chế lực tác động vào vai xạ thủ mỗi khi khai hoả. Nguồn ảnh: Topwar.Súng phóng lựu DP-64 được thiết kế với nhiều loại đạn khác nhau nhưng tất cả đều nhắm tới mục đích là bảo vệ tàu, cảng biển, chống biệt kích, người nhái của đối phương. Ba loại đạn của DP-64 bao gồm pháo sáng, đạn nổ và đạn ít gây sát thương để đối phó với cướp biển hoặc tàu cá trái phép ngoan cố. Nguồn ảnh: Topwar.Khẩu súng này có trọng lượng tổng cộng 10 kg, chiều dài 820mm và chiều rộng 110mm. Ban đầu DP-64 được thiết kế với hệ thống ngắm điểm ruổi nhưng về sau, DP-64 đã có thể gắn thêm được kính ngắm gắn ngoài. Nguồn ảnh: Topwar.Theo nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, Việt Nam có sử dụng khẩu súng phóng lựu này trong biên chế của lực lượng hải quân. Tuy nhiên chưa có bất cứ bằng chứng nào để chứng minh thông tin trên là thật, bản thân ở Nga - quê hương của khẩu DP-64 - khẩu súng này cũng không được sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Topwar. Khẩu súng phóng lựu nguy hiểm bậc nhất Việt Nam đang tự sản xuất.
Khẩu súng phóng lựu hai nòng DP-64 được Nga thiết kế từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước là một loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm nhưng lại rất ít tiếng tăm và không hay được biết tới. Nguồn ảnh: Topwar.
Khẩu súng phóng lựu hai nòng DP-64 này được thiết kế để bảo vệ tàu mặt nước, bến cảng và các công trình xây dựng trên mặc nước khác. Loại vũ khí này thường được Nga trang bị cho các lực lượng bảo vệ bờ biển hay đặc nhiệm hải quân nhưng số lượng cực kỳ hạn chế. Nguồn ảnh: Topwar.
Về cơ bản, súng phóng lựu DP-64 có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu nổi nhẹ trên mặt nước hoặc các mục tiêu dễ tổn thương bên dưới mặt nước ví dụ như người nhái biệt kích của đối phương. Nguồn ảnh: Topwar.
Giống với nhiều loại súng phóng lựu cỡ đạn 45mm khác, tầm bắn của DP-64 là cực kỳ hạn chế - chỉ nằm trong khoảng 400 mét. Súng có cơ chế nạp đạn từ phía sau khá tương tự với M-79. Nguồn ảnh: Topwar.
Khi sử dụng, xạ thủ có thể chọn khai hoả từng nòng một bằng một nấc gạt nằm bên trên cò súng. Cơ chế bắn liền một lúc hai viên liên tục cho phép xạ thủ căn lại góc bắn chính xác hơn sau khi viên đầu tiên bị trượt. Nguồn ảnh: Topwar.
Cơ chế bắn này làm tăng xắc suất trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với việc chỉ có một nòng. Do sử dụng cỡ đạn 45mm và viên đạn của DP-64 luôn có xu hướng bay theo đường cầu vồng, việc thiết kế hai nòng để tăng độ chính xác của DP-64 là điểm nhấn cực kỳ quan trọng của khẩu súng phóng lựu này vì các loại súng phóng lựu cỡ 40mm và 45mm vốn nổi tiếng là khó bắn, dễ trượt. Nguồn ảnh: Topwar.
Súng cũng được thiết kế thêm tay cầm phía trước để xạ thủ dễ dàng kiểm soát mỗi khi khai hoả do DP-64 có độ giật khá mạnh. Ngoài ra phần đệm tỳ vai của DP-64 cũng có lò xo giảm giật, hạn chế lực tác động vào vai xạ thủ mỗi khi khai hoả. Nguồn ảnh: Topwar.
Súng phóng lựu DP-64 được thiết kế với nhiều loại đạn khác nhau nhưng tất cả đều nhắm tới mục đích là bảo vệ tàu, cảng biển, chống biệt kích, người nhái của đối phương. Ba loại đạn của DP-64 bao gồm pháo sáng, đạn nổ và đạn ít gây sát thương để đối phó với cướp biển hoặc tàu cá trái phép ngoan cố. Nguồn ảnh: Topwar.
Khẩu súng này có trọng lượng tổng cộng 10 kg, chiều dài 820mm và chiều rộng 110mm. Ban đầu DP-64 được thiết kế với hệ thống ngắm điểm ruổi nhưng về sau, DP-64 đã có thể gắn thêm được kính ngắm gắn ngoài. Nguồn ảnh: Topwar.
Theo nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, Việt Nam có sử dụng khẩu súng phóng lựu này trong biên chế của lực lượng hải quân. Tuy nhiên chưa có bất cứ bằng chứng nào để chứng minh thông tin trên là thật, bản thân ở Nga - quê hương của khẩu DP-64 - khẩu súng này cũng không được sử dụng rộng rãi. Nguồn ảnh: Topwar.
Khẩu súng phóng lựu nguy hiểm bậc nhất Việt Nam đang tự sản xuất.