Lúc 7h13 sáng nay (14/6), một chiếc tiêm kích Su-30MK2 mang số hiệu 8585 đã gặp nạn trên vùng biển Nghệ An khi đang thực hiện bay huấn luyện chặn kích trên không. Đây là một trong các máy bay chiến đấu thế hệ mới và hiện đại nhất mà Trung đoàn 923 Yên Thế, Sư đoàn 371 đóng tại Thọ Xuân, Thanh Hóa được biên chế.Những chiếc Su-30MK2 mới được biên chế cho Trung đoàn 923 từ năm 2011. Trước đó trung đoàn được trang bị các máy bay cường kích Su-22M/M4. Trung đoàn cũng là đơn vị đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu phản lực vươn tới quần đảo Trường Sa. Trong ảnh, chiếc Su-22M số hiệu 5815 nằm sau chiếc bia chính là máy bay chiến đấu đầu tiên của KQND Việt Nam bay tuần tra Trường Sa năm 1988.Phi công lái máy bay chiến đấu Su-30MK2 chuẩn bị nổ máy bước vào giờ huấn luyện.Su-30MK2 là tiêm kích hạng nặng đa nặng tầm xa. Loại máy bay này có thể thực hiện được đa nhiệm vụ từ tấn công, phòng thủ, hộ tống, tuần tiễu hay trinh sát.Chỉ huy dẫn đường phi công Su-30MK2 huấn luyện chiến đấu trên không.Su-30MK2 được trang bị hàng loạt các trang thiết bị điện tử cùng với vũ khí tối tân có tính năng vượt trội so với nhiều loại tiêm kích khác.Đối với tác chiến không quân, hiệp đồng, hỗ trợ nhau trong chiến đấu là yếu tố rất quan trọng để có được chiến thắng. Vì thế việc nâng cao chất lượng huấn luyện đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng hiệp đồng giữa dẫn đường mặt đất và giữa các phi công trong phi đội.Biên đội “Hổ mang chúa” xuất kích.Các số trong biên đội luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định khi tác chiến để dễ dàng yểm trợ, bảo vệ nhau khi cần.Thông thường, khi tác chiến, phi công số 1 luôn luôn được ưu tiên chọn mục tiêu để tấn công, phi công số 2 sẽ cảnh giới và bảo vệ.Nhiệm vụ đã hoàn thành, “hổ mang chúa” thong thả lăn bánh trên đường băng để trở “tổ” trong sân bay.Các phi công trong biên đội huấn luyện điều khiển trong đội hình biên đội ở các tình huống tác chiến trên không.Ngoài các nội dung huấn luyện trên khí tài, các phi công còn được huấn luyện trong buồng lái thiết bị mô phỏng.Thiết bị mô phỏng cho phép phi công điều khiển Su-30MK2 như bay trong điều kiện khí tượng thật.Trên màn hình, phi công có thể điều khiển máy bay bổ nhào, lượn vòng, di chuyển lên phía trên... dễ dàng.
Lúc 7h13 sáng nay (14/6), một chiếc tiêm kích Su-30MK2 mang số hiệu 8585 đã gặp nạn trên vùng biển Nghệ An khi đang thực hiện bay huấn luyện chặn kích trên không. Đây là một trong các máy bay chiến đấu thế hệ mới và hiện đại nhất mà Trung đoàn 923 Yên Thế, Sư đoàn 371 đóng tại Thọ Xuân, Thanh Hóa được biên chế.
Những chiếc Su-30MK2 mới được biên chế cho Trung đoàn 923 từ năm 2011. Trước đó trung đoàn được trang bị các máy bay cường kích Su-22M/M4. Trung đoàn cũng là đơn vị đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu phản lực vươn tới quần đảo Trường Sa. Trong ảnh, chiếc Su-22M số hiệu 5815 nằm sau chiếc bia chính là máy bay chiến đấu đầu tiên của KQND Việt Nam bay tuần tra Trường Sa năm 1988.
Phi công lái máy bay chiến đấu Su-30MK2 chuẩn bị nổ máy bước vào giờ huấn luyện.
Su-30MK2 là tiêm kích hạng nặng đa nặng tầm xa. Loại máy bay này có thể thực hiện được đa nhiệm vụ từ tấn công, phòng thủ, hộ tống, tuần tiễu hay trinh sát.
Chỉ huy dẫn đường phi công Su-30MK2 huấn luyện chiến đấu trên không.
Su-30MK2 được trang bị hàng loạt các trang thiết bị điện tử cùng với vũ khí tối tân có tính năng vượt trội so với nhiều loại tiêm kích khác.
Đối với tác chiến không quân, hiệp đồng, hỗ trợ nhau trong chiến đấu là yếu tố rất quan trọng để có được chiến thắng. Vì thế việc nâng cao chất lượng huấn luyện đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng hiệp đồng giữa dẫn đường mặt đất và giữa các phi công trong phi đội.
Biên đội “Hổ mang chúa” xuất kích.
Các số trong biên đội luôn luôn giữ một khoảng cách nhất định khi tác chiến để dễ dàng yểm trợ, bảo vệ nhau khi cần.
Thông thường, khi tác chiến, phi công số 1 luôn luôn được ưu tiên chọn mục tiêu để tấn công, phi công số 2 sẽ cảnh giới và bảo vệ.
Nhiệm vụ đã hoàn thành, “hổ mang chúa” thong thả lăn bánh trên đường băng để trở “tổ” trong sân bay.
Các phi công trong biên đội huấn luyện điều khiển trong đội hình biên đội ở các tình huống tác chiến trên không.
Ngoài các nội dung huấn luyện trên khí tài, các phi công còn được huấn luyện trong buồng lái thiết bị mô phỏng.
Thiết bị mô phỏng cho phép phi công điều khiển Su-30MK2 như bay trong điều kiện khí tượng thật.
Trên màn hình, phi công có thể điều khiển máy bay bổ nhào, lượn vòng, di chuyển lên phía trên... dễ dàng.