MiG-17 là một trong ba loại tiêm kích đánh chặn mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho KQND Việt Nam sử dụng để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ suốt giai đoạn 1964-1972. Đây cũng là chiếc tiêm kích đánh chặn phản lực đầu tiên được trang bị cho KQND Việt Nam non trẻ. MiG-17 với anh hùng phi công Phạm Ngọc Lan đã làm nên chiến thắng đầu tiên cho lực lượng không quân ta vào ngày 3/4/1965 trên bầu trời xứ Thanh.Trong suốt kháng chiến chống Mỹ, các phi công MiG-17 của Việt Nam đã tiến hành không chiến với hàng trăm máy bay hiện đại nhất của Mỹ, dùng pháo bắn hạ 119 máy bay các loại và 8 chiếc máy bay không người lái (chiếm tỷ lệ khoảng 40% số máy bay Mỹ bị MiG bắn rơi).Có một thực tế là, tiêm kích MiG-17 thời điểm bấy giờ được biết đến là máy bay chiến đấu cổ lỗ sĩ. Thực vậy, máy bay không đạt được tốc độ siêu âm, không có radar, không có tên lửa mà chỉ có ba khẩu pháo (một khẩu 37mm và hai khẩu 23mm) có tầm bắn hiệu quả nhất chỉ 400m. Thậm chí, số MiG-17 nhận đợt đầu còn không có đốt tăng lực ở động cơ.Tuy nhiên, khoảng tháng 8/1965, hầu hết số MiG-17 ta nhận được từ Liên Xô trước 1965 được thay thế bằng 26 chiếc MiG-17F mới và 28 chiếc MiG-17PF (ảnh). Các loại này cơ bản vẫn chỉ có hỏa lực pháo 23-37mm, nhưng lực đẩy của động cơ được tăng lên nhờ hệ thống tăng lực. Các tính năng mới giúp MiG-17 có thể cơ động và tăng tốc tốt hơn trong không chiến. Đáng lưu ý hơn nữa, những chiếc tiêm kích MiG-17PF còn được trang bị radar cho khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly xa hơn mắt thường, tác chiến đánh đêm tốt.MiG-17PF là phiên bản đánh chặn đa thời tiết của dòng tiêm kích MiG-17, được trang bị động cơ có đốt tăng lực VK-1F và đặc biệt là radar bắt mục tiêu Izumrud có tầm hoạt động khoảng 10km. Trong ảnh là các anten nhỏ bố trí ở đầu mũi chiếc MiG-17PF.Một trong những trận đánh tiêu biểu sử dụng tiêm kích MiG-17PF của KQND Việt nam đó là trận vào đêm ngày 3/2/1966 của phi công Lâm Văn Lích. Đêm hôm đó, anh một mình điều khiển chiếc MiG-17PF thay vì biên đội 2-4 chiếc cất cánh từ sân bay Nội Bài tiến về phía mục tiêu được radar cảnh giới phát hiện. Đây là trận đánh đêm đầu tiên của anh hùng phi công Lâm Văn Lích.Theo cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam: Nhìn từ hai phía”, Lâm Văn Lích được sở chỉ huy dẫn về hướng Hòa Bình. Lúc này radar trên máy bay chưa được phép mở nhằm tránh bị đối phương phát hiện, đảm bảo được bí mật. Phải tới khi bay ngang qua Mộc Châu, anh mới được mở radar và ngay lập tức đã phát hiện được mục tiêu máy bay Mỹ ở cự ly 8km. Nhờ đó, anh đưa máy bay vào bám sát ở cự ly 800m, rồi bật tăng tốc dự định tiếp cận cách 400m là nổ pháo diệt địch. Tuy nhiên, mục tiêu chao đảo trên radar rồi bất ngờ biến mất.…Nhưng Lâm Văn Lích không bỏ cuộc, anh vẫn quyết định bám sát mục tiêu, khi đang quan sát bằng mắt trên bầu trời đêm thì phát hiện máy bay đối phương đang bay ngay sát phía bên dưới cánh chiếc MiG-17PF. Anh đã máy bay hạ độ cao, giảm tốc độ, chiếm lĩnh vị trí để công kích. Rất may, đúng lúc đó thì hai chiếc máy bay Mỹ nháy đèn liên lạc với nhau. Lúc này, anh biết chính xác phía trước có tới 2 máy bay Mỹ. Lâm Văn Lích bình tĩnh chọn chiếc bên trái rồi xiết cò tiêu diệt ngay chiếc này. Khi thấy chiếc thứ 2 hốt hoảng chạy trốn nhưng lại quên tắt đèn tín hiệu trên canh, anh tiếp tục bám theo và bắn loạt đạn dài trúng mục tiêu.Trong đêm ngày 3/2/1966, trong trận đánh đêm đầu tiên của đời binh nghiệp, phi công Lâm Văn Lích cùng chiếc MiG-17PF “thế hệ mới” đã lập chiến công vang dội bắn tan xác hai máy bay cường kích AD-6 của Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa.Về phần radar Izumrud trên MiG-17PF đột nhiên mất mục tiêu, sau này Lâm Văn Lích cho biết, có thể do hai máy bay địch bay sát nhau nên tính năng radar không cho phép bắt tốt cả hai, hoặc trên máy bay Mỹ có thiết bị gây nhiễu. Một khả năng nữa có thể kể đến là viên phi công AD-6 đã thay đổi độ cao và hướng bay đột ngột nên radar mất mục tiêu.
MiG-17 là một trong ba loại tiêm kích đánh chặn mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho KQND Việt Nam sử dụng để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ suốt giai đoạn 1964-1972. Đây cũng là chiếc tiêm kích đánh chặn phản lực đầu tiên được trang bị cho KQND Việt Nam non trẻ. MiG-17 với anh hùng phi công Phạm Ngọc Lan đã làm nên chiến thắng đầu tiên cho lực lượng không quân ta vào ngày 3/4/1965 trên bầu trời xứ Thanh.
Trong suốt kháng chiến chống Mỹ, các phi công MiG-17 của Việt Nam đã tiến hành không chiến với hàng trăm máy bay hiện đại nhất của Mỹ, dùng pháo bắn hạ 119 máy bay các loại và 8 chiếc máy bay không người lái (chiếm tỷ lệ khoảng 40% số máy bay Mỹ bị MiG bắn rơi).
Có một thực tế là, tiêm kích MiG-17 thời điểm bấy giờ được biết đến là máy bay chiến đấu cổ lỗ sĩ. Thực vậy, máy bay không đạt được tốc độ siêu âm, không có radar, không có tên lửa mà chỉ có ba khẩu pháo (một khẩu 37mm và hai khẩu 23mm) có tầm bắn hiệu quả nhất chỉ 400m. Thậm chí, số MiG-17 nhận đợt đầu còn không có đốt tăng lực ở động cơ.
Tuy nhiên, khoảng tháng 8/1965, hầu hết số MiG-17 ta nhận được từ Liên Xô trước 1965 được thay thế bằng 26 chiếc MiG-17F mới và 28 chiếc MiG-17PF (ảnh). Các loại này cơ bản vẫn chỉ có hỏa lực pháo 23-37mm, nhưng lực đẩy của động cơ được tăng lên nhờ hệ thống tăng lực. Các tính năng mới giúp MiG-17 có thể cơ động và tăng tốc tốt hơn trong không chiến. Đáng lưu ý hơn nữa, những chiếc tiêm kích MiG-17PF còn được trang bị radar cho khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly xa hơn mắt thường, tác chiến đánh đêm tốt.
MiG-17PF là phiên bản đánh chặn đa thời tiết của dòng tiêm kích MiG-17, được trang bị động cơ có đốt tăng lực VK-1F và đặc biệt là radar bắt mục tiêu Izumrud có tầm hoạt động khoảng 10km. Trong ảnh là các anten nhỏ bố trí ở đầu mũi chiếc MiG-17PF.
Một trong những trận đánh tiêu biểu sử dụng tiêm kích MiG-17PF của KQND Việt nam đó là trận vào đêm ngày 3/2/1966 của phi công Lâm Văn Lích. Đêm hôm đó, anh một mình điều khiển chiếc MiG-17PF thay vì biên đội 2-4 chiếc cất cánh từ sân bay Nội Bài tiến về phía mục tiêu được radar cảnh giới phát hiện. Đây là trận đánh đêm đầu tiên của anh hùng phi công Lâm Văn Lích.
Theo cuốn “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam: Nhìn từ hai phía”, Lâm Văn Lích được sở chỉ huy dẫn về hướng Hòa Bình. Lúc này radar trên máy bay chưa được phép mở nhằm tránh bị đối phương phát hiện, đảm bảo được bí mật. Phải tới khi bay ngang qua Mộc Châu, anh mới được mở radar và ngay lập tức đã phát hiện được mục tiêu máy bay Mỹ ở cự ly 8km. Nhờ đó, anh đưa máy bay vào bám sát ở cự ly 800m, rồi bật tăng tốc dự định tiếp cận cách 400m là nổ pháo diệt địch. Tuy nhiên, mục tiêu chao đảo trên radar rồi bất ngờ biến mất.
…Nhưng Lâm Văn Lích không bỏ cuộc, anh vẫn quyết định bám sát mục tiêu, khi đang quan sát bằng mắt trên bầu trời đêm thì phát hiện máy bay đối phương đang bay ngay sát phía bên dưới cánh chiếc MiG-17PF. Anh đã máy bay hạ độ cao, giảm tốc độ, chiếm lĩnh vị trí để công kích. Rất may, đúng lúc đó thì hai chiếc máy bay Mỹ nháy đèn liên lạc với nhau. Lúc này, anh biết chính xác phía trước có tới 2 máy bay Mỹ. Lâm Văn Lích bình tĩnh chọn chiếc bên trái rồi xiết cò tiêu diệt ngay chiếc này. Khi thấy chiếc thứ 2 hốt hoảng chạy trốn nhưng lại quên tắt đèn tín hiệu trên canh, anh tiếp tục bám theo và bắn loạt đạn dài trúng mục tiêu.
Trong đêm ngày 3/2/1966, trong trận đánh đêm đầu tiên của đời binh nghiệp, phi công Lâm Văn Lích cùng chiếc MiG-17PF “thế hệ mới” đã lập chiến công vang dội bắn tan xác hai máy bay cường kích AD-6 của Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa.
Về phần radar Izumrud trên MiG-17PF đột nhiên mất mục tiêu, sau này Lâm Văn Lích cho biết, có thể do hai máy bay địch bay sát nhau nên tính năng radar không cho phép bắt tốt cả hai, hoặc trên máy bay Mỹ có thiết bị gây nhiễu. Một khả năng nữa có thể kể đến là viên phi công AD-6 đã thay đổi độ cao và hướng bay đột ngột nên radar mất mục tiêu.