ZSU-23-4 "Shilka" được thiết kế và đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô từ giữa những năm 1960. Đây là tổ hợp pháo phòng không tự hành bọc thép hạng nhẹ, có trang bị radar. Sau đó tổ hợp này được xuất khẩu rộng rãi cho các nước khác, trong đó có Việt Nam.Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M trang bị 4 khẩu pháo tự động 23mm 2A7 với cơ số đạn 2.000 viên, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp. Ngoài ra còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.Tổ hợp này có thể tạo màn đạn dày đặc, nhờ tốc độ bắn lên tới 4.000 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 2.500m với góc bắn chéo và 2km với góc bắn thẳng; tầm bắn tối đa 7.000m. Pháo phòng không Shilka có thể bắn trúng các mục tiêu đang bay với tốc độ 450m/s.Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học, giúp chúng dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bay, tên lửa hành trình có tốc độ 250m/s hoặc thậm chí tới 500m/s khi đã qua nâng cấp.ZSU-23-4M được đặt trên khung gầm xe thiết giáp bánh xích GM-575, có khả năng việt dã trên mọi địa hình khá tốt, với tốc độ tối đa 50km/h trên đường nhựa.Dự trữ hành trình của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M là 450km; xe có thể vượt tường cao 0,7m, vượt hào rộng 2,5m và vượt ngầm (sông, suối) có độ sâu tới 1,0m. Việc triển khai bắn và thu hồi rất nhanh, thậm chí ZSU-23-4M có thể bắn khi hành tiến.Mặc dù có thể vào thời nay, ZSU-23-4 chỉ được xem như một mẫu pháo phòng không thông thường, nhưng vào những năm 1960, nó lại là đỉnh cao của công nghiệp quốc phòng Liên Xô.Cũng tại Việt Nam, một biến thể của hiện đại hóa Shilka đã được phát triển. Theo báo Nga, lần đầu tiên Việt Nam bắt đầu nói về dự án này là khoảng hai năm trước, và vào mùa thu năm ngoái, lần đầu tiên một mẫu làm sẵn đã được trình diễn.Theo bình luận từ trang rg.ru, cự khác biệt chính của bản nâng cấp do Việt Nam thực hiện, là tháo bỏ radar nguyên bản, thay vào đó là một mô-đun quang điện tử đa kênh đặc biệt. Khí tài này được trang bị camera kỹ thuật số và kênh ảnh nhiệt, cùng máy đo cự ly bằng laser.Radar của pháo tự hành ZSU-23-4, được phát triển từ đầu thập niên 1960, nên khả năng phát hiện mục tiêu hạn chế (tầm hoạt động từ 10-20km), dễ bị gây nhiễu và chế áp bằng vũ khí bức xạ. Nhược điểm trên cũng bộc lộ rõ hơn trong Chiến tranh Arab – Israel trong những năm 1960 và 1973.Do vậy trong phiên bản cải tiến ZSU-23-4 của Việt Nam, đã thay thế radar bằng hệ thống quan sát ảnh nhiệt. Hệ thống này có thể quan sát tốt trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm; chỉ thị tốt mục tiêu cho pháo tiêu diệt.Do là dùng thiết bị quan sát ảnh nhiệt, không dùng thiết bị sóng radar như cũ, nên hệ thống không còn lo bị tên lửa chống bức xạ diệt radar nương theo cánh sóng, giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót trên chiến trường hiện đại.Để tăng khả năng hỏa lực, ngoài 4 khẩu pháo bắn nhanh 23 mm 2A7 tiêu chuẩn; hệ thống được bổ sung thêm 2 cụm ống phóng tên lửa phòng không vác vai Strela-2M, với cơ số 4 đạn. Tầm bắn tối đa của tên lửa Strela-2M là 4.200m; độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 50–2.300m; tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ đến 500 m/s; tên lửa sử dụng phương pháp tự dẫn đường hồng ngoại; đầu đạn tên lửa là loại phân mảnh, nặng 1.15 kg (trong đó có 370g thuốc nổ mạnh).Việc bố trí thêm tên lửa phòng không vác vai vào hệ thống ZSU-23-4, không chỉ tăng sức mạnh hỏa lực của hệ thống, ngoài ra còn nâng khả năng chiến đấu của loại tên lửa này, khi kết hợp với hệ thống quan sát ảnh nhiệt, giúp phát hiện và bám bắt mục tiêu từ xa.Ngoài ra, đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề của Việt Nam còn phục hồi khung gầm, động cơ, hệ thống truyền động. Sau quá trình bảo trì như vậy, ZSU-23-4 sẽ tiếp tục phục vụ trong các đơn vị chiến đấu.Theo báo Nga, những hệ thống ZSU-23-4 đã được phục vụ trong lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước với số lượng tương đối lớn. Trong các cuộc diễn tập gần đây, ZSU-23-4 đã chứng tỏ được khả năng tác chiến của mình là hỏa lực tầm thấp đáng tin cậy. Nguồn ảnh: VTV/Pinterest. Sức mạnh của pháo phòng không ZSU 23 do Việt Nam cải tiến. Nguồn: QPVN.
ZSU-23-4 "Shilka" được thiết kế và đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô từ giữa những năm 1960. Đây là tổ hợp pháo phòng không tự hành bọc thép hạng nhẹ, có trang bị radar. Sau đó tổ hợp này được xuất khẩu rộng rãi cho các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M trang bị 4 khẩu pháo tự động 23mm 2A7 với cơ số đạn 2.000 viên, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp. Ngoài ra còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.
Tổ hợp này có thể tạo màn đạn dày đặc, nhờ tốc độ bắn lên tới 4.000 phát/phút; tầm bắn hiệu quả 2.500m với góc bắn chéo và 2km với góc bắn thẳng; tầm bắn tối đa 7.000m. Pháo phòng không Shilka có thể bắn trúng các mục tiêu đang bay với tốc độ 450m/s.
Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học, giúp chúng dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bay, tên lửa hành trình có tốc độ 250m/s hoặc thậm chí tới 500m/s khi đã qua nâng cấp.
ZSU-23-4M được đặt trên khung gầm xe thiết giáp bánh xích GM-575, có khả năng việt dã trên mọi địa hình khá tốt, với tốc độ tối đa 50km/h trên đường nhựa.
Dự trữ hành trình của pháo phòng không tự hành ZSU-23-4M là 450km; xe có thể vượt tường cao 0,7m, vượt hào rộng 2,5m và vượt ngầm (sông, suối) có độ sâu tới 1,0m. Việc triển khai bắn và thu hồi rất nhanh, thậm chí ZSU-23-4M có thể bắn khi hành tiến.
Mặc dù có thể vào thời nay, ZSU-23-4 chỉ được xem như một mẫu pháo phòng không thông thường, nhưng vào những năm 1960, nó lại là đỉnh cao của công nghiệp quốc phòng Liên Xô.
Cũng tại Việt Nam, một biến thể của hiện đại hóa Shilka đã được phát triển. Theo báo Nga, lần đầu tiên Việt Nam bắt đầu nói về dự án này là khoảng hai năm trước, và vào mùa thu năm ngoái, lần đầu tiên một mẫu làm sẵn đã được trình diễn.
Theo bình luận từ trang rg.ru, cự khác biệt chính của bản nâng cấp do Việt Nam thực hiện, là tháo bỏ radar nguyên bản, thay vào đó là một mô-đun quang điện tử đa kênh đặc biệt. Khí tài này được trang bị camera kỹ thuật số và kênh ảnh nhiệt, cùng máy đo cự ly bằng laser.
Radar của pháo tự hành ZSU-23-4, được phát triển từ đầu thập niên 1960, nên khả năng phát hiện mục tiêu hạn chế (tầm hoạt động từ 10-20km), dễ bị gây nhiễu và chế áp bằng vũ khí bức xạ. Nhược điểm trên cũng bộc lộ rõ hơn trong Chiến tranh Arab – Israel trong những năm 1960 và 1973.
Do vậy trong phiên bản cải tiến ZSU-23-4 của Việt Nam, đã thay thế radar bằng hệ thống quan sát ảnh nhiệt. Hệ thống này có thể quan sát tốt trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm; chỉ thị tốt mục tiêu cho pháo tiêu diệt.
Do là dùng thiết bị quan sát ảnh nhiệt, không dùng thiết bị sóng radar như cũ, nên hệ thống không còn lo bị tên lửa chống bức xạ diệt radar nương theo cánh sóng, giúp tăng đáng kể cơ hội sống sót trên chiến trường hiện đại.
Để tăng khả năng hỏa lực, ngoài 4 khẩu pháo bắn nhanh 23 mm 2A7 tiêu chuẩn; hệ thống được bổ sung thêm 2 cụm ống phóng tên lửa phòng không vác vai Strela-2M, với cơ số 4 đạn.
Tầm bắn tối đa của tên lửa Strela-2M là 4.200m; độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 50–2.300m; tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu có tốc độ đến 500 m/s; tên lửa sử dụng phương pháp tự dẫn đường hồng ngoại; đầu đạn tên lửa là loại phân mảnh, nặng 1.15 kg (trong đó có 370g thuốc nổ mạnh).
Việc bố trí thêm tên lửa phòng không vác vai vào hệ thống ZSU-23-4, không chỉ tăng sức mạnh hỏa lực của hệ thống, ngoài ra còn nâng khả năng chiến đấu của loại tên lửa này, khi kết hợp với hệ thống quan sát ảnh nhiệt, giúp phát hiện và bám bắt mục tiêu từ xa.
Ngoài ra, đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề của Việt Nam còn phục hồi khung gầm, động cơ, hệ thống truyền động. Sau quá trình bảo trì như vậy, ZSU-23-4 sẽ tiếp tục phục vụ trong các đơn vị chiến đấu.
Theo báo Nga, những hệ thống ZSU-23-4 đã được phục vụ trong lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước với số lượng tương đối lớn. Trong các cuộc diễn tập gần đây, ZSU-23-4 đã chứng tỏ được khả năng tác chiến của mình là hỏa lực tầm thấp đáng tin cậy. Nguồn ảnh: VTV/Pinterest.