Nhằm hiện đại hóa bước đầu không quân vận tải (thay thế loại An-26), Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký hợp đồng mua 3 máy bay vận tải C-295 hiện đại từ hãng Airbus Defence & Space. Hiện nay, cả ba máy bay này đã được Airbus bàn giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Kênh QPVNTrong suốt hàng chục năm, Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng máy bay xuất xứ từ Nga, còn C-295 là máy bay của châu Âu. Chắc chắn sẽ có sự khác biệt đáng kể về cách thức vận hành, ngôn ngữ. Hiện nay, phi công Lữ đoàn 918 (Không quân Nhân dân Việt Nam) đang từng bước nỗ lực làm chủ máy bay C-295 để sớm tham gia sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Máy bay C-295 đang lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cho chuyến bay huấn luyện. Nguồn: Kênh QPVNMáy bay vận tải C-295 có chiều dài 24,50m, sải cánh 25,81m, chiều cao 8,60m. Nguồn: Kênh QPVNMẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. Nguồn: Kênh QPVNMột trong những ưu điểm của máy bay C-295 là chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m). Nguồn: Kênh QPVNC-295 có trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn, chở được tối đa 9,25 tấn hàng hóa. Nguồn: Kênh QPVNBuồng lái 2 người của C-295 cực kì hiện đại với việc tích hợp kĩ thuật số toàn bộ do Thales cung cấp. Nguồn: Kênh QPVNC-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Nguồn: Kênh QPVNBảng điều khiển chính gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 152x203mm hiển thị thông tin bay, 2 màn hình HUD. Nguồn: Kênh QPVNKhoang hàng của C-295 có thể chở tối đa 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ. Nguồn: Kênh QPVNMáy bay vận tải C-295 trở về căn cứ sau chuyến bay huấn luyện. Có lẽ không bao lâu nữa các phi công Việt Nam sẽ hoàn toàn làm chủ một trong những công nghệ hàng không mới và hiện đại nhất của phương Tây. Nguồn: Kênh QPVN
Nhằm hiện đại hóa bước đầu không quân vận tải (thay thế loại An-26), Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký hợp đồng mua 3 máy bay vận tải C-295 hiện đại từ hãng Airbus Defence & Space. Hiện nay, cả ba máy bay này đã được Airbus bàn giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: Kênh QPVN
Trong suốt hàng chục năm, Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng máy bay xuất xứ từ Nga, còn C-295 là máy bay của châu Âu. Chắc chắn sẽ có sự khác biệt đáng kể về cách thức vận hành, ngôn ngữ. Hiện nay, phi công Lữ đoàn 918 (Không quân Nhân dân Việt Nam) đang từng bước nỗ lực làm chủ máy bay C-295 để sớm tham gia sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Máy bay C-295 đang lăn bánh trên đường băng chuẩn bị cho chuyến bay huấn luyện. Nguồn: Kênh QPVN
Máy bay vận tải C-295 có chiều dài 24,50m, sải cánh 25,81m, chiều cao 8,60m. Nguồn: Kênh QPVN
Mẫu máy bay này được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh lính, tải thương, trang bị kỹ thuật. Nguồn: Kênh QPVN
Một trong những ưu điểm của máy bay C-295 là chỉ cần quãng đường cất hạ cánh ngắn, dưới 1km (lần lượt là 670m và 320m). Nguồn: Kênh QPVN
C-295 có trọng lượng cất cánh tối đa 23,2 tấn, chở được tối đa 9,25 tấn hàng hóa. Nguồn: Kênh QPVN
Buồng lái 2 người của C-295 cực kì hiện đại với việc tích hợp kĩ thuật số toàn bộ do Thales cung cấp. Nguồn: Kênh QPVN
C-295 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PW127G với cánh quạt composite 6 lá HS-568F-5, tốc độ tối đa đạt 576km/h, tầm bay đạt 4.600km (nếu mang 3 tấn hàng) hoặc 3.700km (nếu mang 6 tấn hàng) hoặc chỉ đạt 1.300km nếu mang tối đa tải trọng, trần bay đạt 9.100m. Nguồn: Kênh QPVN
Bảng điều khiển chính gồm 4 màn hình màu tinh thể lỏng 152x203mm hiển thị thông tin bay, 2 màn hình HUD. Nguồn: Kênh QPVN
Khoang hàng của C-295 có thể chở tối đa 48 lính dù hoặc 75 lính thường hoặc 27 cáng cứu thương và 4 nhân viên y tế hoặc 5 giường 2,24x2,74m hoặc tối đa 3 xe chiến thuật hạng nhẹ. Nguồn: Kênh QPVN
Máy bay vận tải C-295 trở về căn cứ sau chuyến bay huấn luyện. Có lẽ không bao lâu nữa các phi công Việt Nam sẽ hoàn toàn làm chủ một trong những công nghệ hàng không mới và hiện đại nhất của phương Tây. Nguồn: Kênh QPVN