Tàu sân bay Liêu Ninh sáng ngày 26 đã rời quân cảng ở Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, để tới Biển Đông. Biên đội tàu của Trung Quốc tham gia diễn tập và huấn luyện còn có 4 tàu khác gồm tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương và Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài và Duy Phương. Thuyền trưởng tàu sân bay Liêu Ninh Trương Tranh cho biết, đây là lần thử nghiệm đầu tiên tại khu vực biển rộng lớn sau khi tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào biên chế, mục đích của chuyến thử nghiệm lần này nhằm thử nghiệm các tính năng trang bị của tàu Liêu Ninh. Cuộc thử nghiệm mang những ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất, tiến hành kiểm tra tính năng các trang bị trong thời gian hành trình dài; thứ hai, huấn luyện và kiểm tra trình độ của binh lính; thứ ba, thử nghiệm tính năng của trang bị trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Lần thử nghiệm này của tàu sân bay Liêu Ninh được đặc biệt chú ý quan tâm tới, vì đây là lần đầu tiên biên đội tàu sân bay được tiết lộ trước giới truyền thông. Trong đó gồm 2 tàu khu trục tên lửa Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054A, những tàu này được đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không và chống ngầm cho tàu sân bay Liêu Ninh.Chuyên gia quân sự Trung Quốc, ông Trương Quân Xã cho biết, lần thử nghiệm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tàu sân bay Liêu Ninh. Trước đó, tàu Liêu Ninh đã tiến hành huấn luyện thử nghiệm ở khu vực biển Đông Hải và Hoàng Hải, lần này tới huấn luyện tại khu vực Biển Đông nhằm nâng cao khả năng tác chiến trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Ông Trương Quân Xã cho rằng, lần thử nghiệm này nhằm kiểm tra năng lực hiệp đồng tác chiến của biên đội tàu sân bay, các tàu hộ vệ tên lửa và khu trục tên lửa đều có sức mạnh phòng không và chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ.
Theo ông Trương, 2 tàu khu trục sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ cảnh giới, đồng thời đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát, giám sát trong quá trình hành trình của tàu sân bay, tăng cường khả năng dự đoán phòng thủ trên không. Còn 2 tàu hộ vệ sẽ tiến hành phối hợp hiệp đồng với 2 tàu khu trục.
Về việc không thấy xuất hiện tàu ngầm trong biên chế biên đội tàu sân bay, ông Trương Quân Xã lý giải, đây chỉ là bước thử nghiệm đối với tàu chiến mặt nước, lần thử nghiệm tiếp theo có thể sẽ thêm tàu ngầm và tàu tiếp tế hậu cần đi kèm. Đánh giá về thực lực tác chiến của biên đội tàu sân bay, ông Trương cho rằng kể từ khi đưa vào biên chế tới này, tiêm kích hạm J-15 đã nhiều lần thử nghiệm thành công việc cất/ hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây được đánh dấu bước thành công nhảy vọt của Trung Quốc. Hiện nay sức mạnh của biên đội tàu Liêu Ninh có thể ngang hàng so với tàu sân bay của Anh và của Nga.
Tuy không tiết lộ nội dung chi tiết cuộc huấn luyện nhưng có khả năng Trung Quốc sẽ thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 ở khu vực Biển Đông. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh đang tiến ra Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh sáng ngày 26 đã rời quân cảng ở Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, để tới Biển Đông. Biên đội tàu của Trung Quốc tham gia diễn tập và huấn luyện còn có 4 tàu khác gồm tàu khu trục tên lửa Type 051C Thẩm Dương và Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Yên Đài và Duy Phương.
Thuyền trưởng tàu sân bay Liêu Ninh Trương Tranh cho biết, đây là lần thử nghiệm đầu tiên tại khu vực biển rộng lớn sau khi tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào biên chế, mục đích của chuyến thử nghiệm lần này nhằm thử nghiệm các tính năng trang bị của tàu Liêu Ninh. Cuộc thử nghiệm mang những ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất, tiến hành kiểm tra tính năng các trang bị trong thời gian hành trình dài; thứ hai, huấn luyện và kiểm tra trình độ của binh lính; thứ ba, thử nghiệm tính năng của trang bị trong những điều kiện thời tiết khác nhau.
Lần thử nghiệm này của tàu sân bay Liêu Ninh được đặc biệt chú ý quan tâm tới, vì đây là lần đầu tiên biên đội tàu sân bay được tiết lộ trước giới truyền thông. Trong đó gồm 2 tàu khu trục tên lửa Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054A, những tàu này được đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không và chống ngầm cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc, ông Trương Quân Xã cho biết, lần thử nghiệm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tàu sân bay Liêu Ninh. Trước đó, tàu Liêu Ninh đã tiến hành huấn luyện thử nghiệm ở khu vực biển Đông Hải và Hoàng Hải, lần này tới huấn luyện tại khu vực Biển Đông nhằm nâng cao khả năng tác chiến trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Ông Trương Quân Xã cho rằng, lần thử nghiệm này nhằm kiểm tra năng lực hiệp đồng tác chiến của biên đội tàu sân bay, các tàu hộ vệ tên lửa và khu trục tên lửa đều có sức mạnh phòng không và chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ.
Theo ông Trương, 2 tàu khu trục sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ cảnh giới, đồng thời đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát, giám sát trong quá trình hành trình của tàu sân bay, tăng cường khả năng dự đoán phòng thủ trên không. Còn 2 tàu hộ vệ sẽ tiến hành phối hợp hiệp đồng với 2 tàu khu trục.
Về việc không thấy xuất hiện tàu ngầm trong biên chế biên đội tàu sân bay, ông Trương Quân Xã lý giải, đây chỉ là bước thử nghiệm đối với tàu chiến mặt nước, lần thử nghiệm tiếp theo có thể sẽ thêm tàu ngầm và tàu tiếp tế hậu cần đi kèm.
Đánh giá về thực lực tác chiến của biên đội tàu sân bay, ông Trương cho rằng kể từ khi đưa vào biên chế tới này, tiêm kích hạm J-15 đã nhiều lần thử nghiệm thành công việc cất/ hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây được đánh dấu bước thành công nhảy vọt của Trung Quốc. Hiện nay sức mạnh của biên đội tàu Liêu Ninh có thể ngang hàng so với tàu sân bay của Anh và của Nga.
Tuy không tiết lộ nội dung chi tiết cuộc huấn luyện nhưng có khả năng Trung Quốc sẽ thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 ở khu vực Biển Đông. Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh đang tiến ra Biển Đông.