Theo hãng thông tấn TASS, ngày 25/2 vừa rồi đã đánh dấu 25 năm sự tan rã của khối quân sự Warsaw do Liên Xô thành lập từng được xem là đối trọng lớn nhất của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Sẽ không có gì đáng nói sau khi Warsaw tan rã thì hầu hết các thành viên khi đó đều đã gia nhập NATO - kẻ thù mà họ từng thề không đội trời chung. Khối hiệp ước quân sự Warsaw được thành lập vào 14/5/1955 với sự tham gia của tám nước thành viên gồm Albania, Bulgaria, Hungary, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Tiệp Khắc và hai nước thành viên được mời là Nam Tư và Montenegro trong đó Liên Xô đóng vai trò chủ đạo. Trong ảnh là đoàn đại diện cấp cao của Liên Xô trong buổi lễ ký kết hiệp ước Warsaw tại thủ đô Warsaw, Ba Lan.Khối Warsaw được thành lập như là một đối trọng của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đối với NATO trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, với mục đích ban đầu là một thành lập một hiệp ước phòng vệ tập thể trước nguy cơ các trong khối Warsaw bị NATO tấn công. Tuy nhiên về sau mục đích này ngày càng đi xa sứ mệnh ban đầu của mình khi Moscow lợi dụng khối Warsaw để can thiệp vào nội bộ các nước Đông Âu.Và điều gì đến cũng sẽ đến khi vào tháng 9/1968 quân đội các nước thuộc khối Warsaw tiến vào Tiệp Khắc với lý do bảo vệ nước này khỏi sự ảnh hưởng của Phương Tây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của khối Warsaw sau này. Trong ảnh là binh lính Liên Xô trên đường phố Praha thủ đô Tiệp Khắc khi đó và là Cộng hòa Séc sau này.Một trong những tác động tiêu cực đến khối hiệp ước quân sự Warsaw là “học thuyết Brezhnev” của Liên Xô khiến các nước thành viên trong khối Warsaw mất quyền chủ quyết của mình. Trong khi đó Liên Xô lại là thành viên đóng góp lớn nhất của khối Warsaw, điều này càng dẫn tới việc sự tan rã của hiệp ước quân sự này bất cứ lúc nào.Trong ảnh là một đợt tập trận của các nước thành viên khối Warsaw vào năm 1969.Dù không thành công về mặt chính trị nhưng về mặt quân sự hiệp ước quân sự Warsaw đã giúp các Đông Âu khi đó tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của mình với hàng loạt trang bị và viện trợ quân sự từ Liên Xô.Thậm chí vào năm 1979, khối Warsaw còn thành lập cho mình một trung tâm tình báo điện tử toàn cầu bao gồm các hệ thống và trạm trinh sát điện tử được đặt khắp nơi trên thế giới. Điều này đã tác động không nhỏ đến các kế hoạch quân sự của NATO trong suốt thời Chiến tranh Lạnh.Hình ảnh người dân Đông Đức trao hoa cho các binh sĩ Ba Lan trong đợt tập trận mang tên "Brotherhood in Arms" do khối Warsaw tổ chức vào năm 1970.Tuy nhiên, dù sở hữu sức mạnh to lớn nhưng nội bộ của khối Warsaw hoàn toàn không cùng nhau đứng về một hướng và sự bất đồng giữa các quốc gia Đông Âu khi đó. Ngoài ra “học thuyết Brezhnev” của Liên Xô ngày càng khiến bầu không khí chính trị tại Đông Âu trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết.Dù vậy khối hiệp ước quân sự Warsaw với nòng cốt gồm ba nước là Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự của mình ở hầu hết Đông Âu đến tận đầu những năm 1980.Vào ngày 26/4/1985, tại Warsaw một hiệp ước mới gia hạn hoạt động của khối Warsaw được các nước thành viên của nó ký kết với thời hạn thêm 20 năm nữa. Nhưng vào thời điểm đó ít ai ngờ rằng số phận của hiệp ước quân sự này sắp chấm dứt.Sau khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô vào năm 1985, các học thuyết chính trị của Liên Xô có chiều hướng thay đổi điển hình là với “học thuyết Brezhnev” khi Gorbachev tin rằng học thuyết này là một sai lầm. Và vị lãnh đạo Liên Xô này đã quyết định tiến hành một cuộc cải cách chính trị chưa từng có tại nước này kéo dài từ năm 1985-1990.Và cuối cùng điều gì đến cũng đã đến khi vào ngày 19/11/1990 tại Paris đại diện 16 nước thành viên NATO và 6 nước thành viên khối Warsaw đã ký kết hiệp ước duy trì lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu và cho đến nay các điều khoản trong hiệp ước này vẫn được bảo mật.Ngày 25/2/1991, Khối hiệp ước quân sự Warsaw chính thức bãi bỏ các cấu trúc quân sự của mình một cách toàn diện. Trong ảnh các thành viên ủy ban quân sự cuối cùng của khối Warsaw gồm Thiếu tướng Mircea Constantinescu của Romania; Thiếu tướng Penh Kostadinov của Bulgaria, Tướng Vladimir Lobov của Liên Xô; Thiếu tướng Robert Seles của Hungary và Thiếu Tướng Michal Gondeh của Tiệp Khắc.Có một điều trớ trêu là hiện nay các nước từng tham gia tích cực trong khối Warsaw đều đã và đang gia nhập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO kẻ thù không đội trời chung với họ trước đây với Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan gia nhập NATO vào năm 1999; Bulgaria, Romania và Slovakia vào năm 2004 và Albania vào năm 2009.
Theo hãng thông tấn TASS, ngày 25/2 vừa rồi đã đánh dấu 25 năm sự tan rã của khối quân sự Warsaw do Liên Xô thành lập từng được xem là đối trọng lớn nhất của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Sẽ không có gì đáng nói sau khi Warsaw tan rã thì hầu hết các thành viên khi đó đều đã gia nhập NATO - kẻ thù mà họ từng thề không đội trời chung.
Khối hiệp ước quân sự Warsaw được thành lập vào 14/5/1955 với sự tham gia của tám nước thành viên gồm Albania, Bulgaria, Hungary, Đông Đức, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Tiệp Khắc và hai nước thành viên được mời là Nam Tư và Montenegro trong đó Liên Xô đóng vai trò chủ đạo. Trong ảnh là đoàn đại diện cấp cao của Liên Xô trong buổi lễ ký kết hiệp ước Warsaw tại thủ đô Warsaw, Ba Lan.
Khối Warsaw được thành lập như là một đối trọng của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đối với NATO trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, với mục đích ban đầu là một thành lập một hiệp ước phòng vệ tập thể trước nguy cơ các trong khối Warsaw bị NATO tấn công. Tuy nhiên về sau mục đích này ngày càng đi xa sứ mệnh ban đầu của mình khi Moscow lợi dụng khối Warsaw để can thiệp vào nội bộ các nước Đông Âu.
Và điều gì đến cũng sẽ đến khi vào tháng 9/1968 quân đội các nước thuộc khối Warsaw tiến vào Tiệp Khắc với lý do bảo vệ nước này khỏi sự ảnh hưởng của Phương Tây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của khối Warsaw sau này. Trong ảnh là binh lính Liên Xô trên đường phố Praha thủ đô Tiệp Khắc khi đó và là Cộng hòa Séc sau này.
Một trong những tác động tiêu cực đến khối hiệp ước quân sự Warsaw là “học thuyết Brezhnev” của Liên Xô khiến các nước thành viên trong khối Warsaw mất quyền chủ quyết của mình. Trong khi đó Liên Xô lại là thành viên đóng góp lớn nhất của khối Warsaw, điều này càng dẫn tới việc sự tan rã của hiệp ước quân sự này bất cứ lúc nào.
Trong ảnh là một đợt tập trận của các nước thành viên khối Warsaw vào năm 1969.
Dù không thành công về mặt chính trị nhưng về mặt quân sự hiệp ước quân sự Warsaw đã giúp các Đông Âu khi đó tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của mình với hàng loạt trang bị và viện trợ quân sự từ Liên Xô.
Thậm chí vào năm 1979, khối Warsaw còn thành lập cho mình một trung tâm tình báo điện tử toàn cầu bao gồm các hệ thống và trạm trinh sát điện tử được đặt khắp nơi trên thế giới. Điều này đã tác động không nhỏ đến các kế hoạch quân sự của NATO trong suốt thời Chiến tranh Lạnh.
Hình ảnh người dân Đông Đức trao hoa cho các binh sĩ Ba Lan trong đợt tập trận mang tên "Brotherhood in Arms" do khối Warsaw tổ chức vào năm 1970.
Tuy nhiên, dù sở hữu sức mạnh to lớn nhưng nội bộ của khối Warsaw hoàn toàn không cùng nhau đứng về một hướng và sự bất đồng giữa các quốc gia Đông Âu khi đó. Ngoài ra “học thuyết Brezhnev” của Liên Xô ngày càng khiến bầu không khí chính trị tại Đông Âu trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết.
Dù vậy khối hiệp ước quân sự Warsaw với nòng cốt gồm ba nước là Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự của mình ở hầu hết Đông Âu đến tận đầu những năm 1980.
Vào ngày 26/4/1985, tại Warsaw một hiệp ước mới gia hạn hoạt động của khối Warsaw được các nước thành viên của nó ký kết với thời hạn thêm 20 năm nữa. Nhưng vào thời điểm đó ít ai ngờ rằng số phận của hiệp ước quân sự này sắp chấm dứt.
Sau khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo Liên Xô vào năm 1985, các học thuyết chính trị của Liên Xô có chiều hướng thay đổi điển hình là với “học thuyết Brezhnev” khi Gorbachev tin rằng học thuyết này là một sai lầm. Và vị lãnh đạo Liên Xô này đã quyết định tiến hành một cuộc cải cách chính trị chưa từng có tại nước này kéo dài từ năm 1985-1990.
Và cuối cùng điều gì đến cũng đã đến khi vào ngày 19/11/1990 tại Paris đại diện 16 nước thành viên NATO và 6 nước thành viên khối Warsaw đã ký kết hiệp ước duy trì lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu và cho đến nay các điều khoản trong hiệp ước này vẫn được bảo mật.
Ngày 25/2/1991, Khối hiệp ước quân sự Warsaw chính thức bãi bỏ các cấu trúc quân sự của mình một cách toàn diện. Trong ảnh các thành viên ủy ban quân sự cuối cùng của khối Warsaw gồm Thiếu tướng Mircea Constantinescu của Romania; Thiếu tướng Penh Kostadinov của Bulgaria, Tướng Vladimir Lobov của Liên Xô; Thiếu tướng Robert Seles của Hungary và Thiếu Tướng Michal Gondeh của Tiệp Khắc.
Có một điều trớ trêu là hiện nay các nước từng tham gia tích cực trong khối Warsaw đều đã và đang gia nhập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO kẻ thù không đội trời chung với họ trước đây với Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan gia nhập NATO vào năm 1999; Bulgaria, Romania và Slovakia vào năm 2004 và Albania vào năm 2009.