Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22. Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
Trong ảnh thể hiện rõ nét vị trí lắp ghép ống tiếp nhiên liệu của tiêm kích tàng hình J-20.
Không quân Mỹ tiến hành việc tiếp nhiên liệu bằng ống cứng chủ yếu là do quá trình tiếp nhiên liệu diễn ra nhanh hơn, gấp khoảng 3 lần so với tiếp nhiên liệu bằng ống mềm, do vậy chủ yếu sử dụng cho những tiêm kích cỡ lớn, ví dụ như máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Còn Hải quân Mỹ tiến hành tiếp nhiên liệu bằng ống mềm có ưu điểm là do: Thứ nhất, tính tương thích tốt, không chỉ sử dụng cho máy bay cánh cố định mà còn sử dụng cho máy bay trực thăng; Thứ hai, các máy bay trang bị cho tàu sân bay của Mỹ đều là máy bay chiến thuật, không phải là các máy bay cỡ lớn nên tốc độ tiếp dầu chậm không là vấn đề lớn. Như vậy nếu J-20 trở thành tiêm kích nhằm trang bị cho tàu sân bay thì cần phải thiết kế phù hợp với tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ sử dụng hệ thống tiếp nhiên liệu ống cứng rất phù hợp với cách bố trí lỗ tiếp dầu trên thân của tiêm kích này, đặc điểm thiết kế này có lợi cho việc nâng cao khả năng tàng hình của máy bay. Còn đối với J-20, vị trí tiếp nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi máy bay, khi bay mảng gấp sẽ mở và ống mềm sẽ dãn ra để thực hiện quá trình tiếp nhiên liệu trên không. Nói chung, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 không chú trọng nhiều tới khả năng tàng hình, do vậy bộ phận tiếp nhiên liệu của nó có thể được thiết kế ở phía ngoài của máy bay. Còn máy bay thế hệ thứ 5 quan tâm nhiều hơn tới khả năng tàng hình, vì vậy những mảng gấp sẽ bao bọc ống mềm, giúp giảm diện tích phản xạ radar của máy bay, nâng cao khả năng tàng hình của J-20.Tiêm kích tàng hình J-20 là tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, tàng hình là tính năng quan trọng nhất của nó. Tuy nhiên, hiện tại việc chứa dầu tại khoang bên phải thân máy tiêm kích J-20 liệu có ảnh hưởng tới khả năng cơ động của nó hay không vẫn là một bài toán chưa có lời giải? Hơn nữa, liệu thiết kế hệ thống tiếp nhiên liệu này có thực sự là ưu việt với J-20 không còn phải chờ các cuộc thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên không giữa J-20 với các máy bay tiếp dầu Il-78 hay H-6U (hiện vẫn chưa thực hiện).
Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
Trong ảnh thể hiện rõ nét vị trí lắp ghép ống tiếp nhiên liệu của tiêm kích tàng hình J-20.
Không quân Mỹ tiến hành việc tiếp nhiên liệu bằng ống cứng chủ yếu là do quá trình tiếp nhiên liệu diễn ra nhanh hơn, gấp khoảng 3 lần so với tiếp nhiên liệu bằng ống mềm, do vậy chủ yếu sử dụng cho những tiêm kích cỡ lớn, ví dụ như máy bay ném bom chiến lược của Mỹ. Còn Hải quân Mỹ tiến hành tiếp nhiên liệu bằng ống mềm có ưu điểm là do: Thứ nhất, tính tương thích tốt, không chỉ sử dụng cho máy bay cánh cố định mà còn sử dụng cho máy bay trực thăng; Thứ hai, các máy bay trang bị cho tàu sân bay của Mỹ đều là máy bay chiến thuật, không phải là các máy bay cỡ lớn nên tốc độ tiếp dầu chậm không là vấn đề lớn. Như vậy nếu J-20 trở thành tiêm kích nhằm trang bị cho tàu sân bay thì cần phải thiết kế phù hợp với tiếp nhiên liệu bằng ống mềm.
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ sử dụng hệ thống tiếp nhiên liệu ống cứng rất phù hợp với cách bố trí lỗ tiếp dầu trên thân của tiêm kích này, đặc điểm thiết kế này có lợi cho việc nâng cao khả năng tàng hình của máy bay.
Còn đối với J-20, vị trí tiếp nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi máy bay, khi bay mảng gấp sẽ mở và ống mềm sẽ dãn ra để thực hiện quá trình tiếp nhiên liệu trên không.
Nói chung, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 không chú trọng nhiều tới khả năng tàng hình, do vậy bộ phận tiếp nhiên liệu của nó có thể được thiết kế ở phía ngoài của máy bay. Còn máy bay thế hệ thứ 5 quan tâm nhiều hơn tới khả năng tàng hình, vì vậy những mảng gấp sẽ bao bọc ống mềm, giúp giảm diện tích phản xạ radar của máy bay, nâng cao khả năng tàng hình của J-20.
Tiêm kích tàng hình J-20 là tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, tàng hình là tính năng quan trọng nhất của nó.
Tuy nhiên, hiện tại việc chứa dầu tại khoang bên phải thân máy tiêm kích J-20 liệu có ảnh hưởng tới khả năng cơ động của nó hay không vẫn là một bài toán chưa có lời giải?
Hơn nữa, liệu thiết kế hệ thống tiếp nhiên liệu này có thực sự là ưu việt với J-20 không còn phải chờ các cuộc thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên không giữa J-20 với các máy bay tiếp dầu Il-78 hay H-6U (hiện vẫn chưa thực hiện).