Báo chí Đài Loan đưa tin, Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Quân đội Trung Quốc) rất có thể đã triển khai các tên lửa đạn đạo DF-21 đến khu vực dãy núi Trường Bạch ở vùng Đông Bắc nước này, tạo thành mối đe dọa trực tiếp đối với Nhật Bản và Đài Loan.
Vào cuối năm 2014, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng một đoạn phim ngắn ghi lại quá trình di chuyển của một đơn vị tên lửa chiến lược. Dựa trên đoạn phim này các nhà phân tích quân sự cho rằng, đơn vị tên lửa này đang mang theo các tên lửa đạn đạo DF-21 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn do Viện Công nghệ Điện tử và Cơ học Changfeng thiết kế.
|
Tên lửa đạn đạo DF-21 của Quân đội Trung Quốc.
|
Bên cạnh đó, vị trí mà đơn vị tên lửa DF-21 này đang di chuyển được dự đoán là nằm trong khu vực dãy núi Trường Bạch, dọc theo theo biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Bằng chứng xác thực hơn là hình ảnh từ đoạn phim của CCTV cho thấy, các tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc đang di chuyển ở vùng có mật độ tuyết rơi khá dày và hoàn toàn trùng khớp với thời tiết tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc trong những ngày cuối năm 2014, thậm chí các loại cây cối xuất hiện trong đoạn phim này cũng chỉ thể được tìm thấy ở phạm vi núi Trường Bạch.
Nhưng quan trọng hơn hết là khu vực núi Trường Bạch là nơi duy nhất Quân đội Trung Quốc có thể triển khai các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động DF-21 tấn công hầu hết mọi vị trị trọng yếu ở Nhật Bản. Nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra một cuộc chiến trên biển thật sự thì DF-21 sẽ đóng vai trò phong tỏa các vùng cửa biển ra vào của Nhật Bản, nhằm bù đắp lại một phần năng lực yếu kém của Hải quân Trung Quốc trong tác chiến trên biển.
|
Việc Trung Quốc triển khai DDF-21 ở dãy núi Trường Bạch được xem là bước đi chiến lược nhằm nắm quyền phong tỏa toàn bộ khu vực vùng biển Hoa Đông.
|
Ngoài ra, dãy Trường Bạch còn kéo dài xuống các tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Trung Quốc như Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, những khu vực trọng yếu cho phép Quân đội Trung Quốc phong tỏa hoàn toàn biển Hoa Đông.
Triển khai DF-21 ở núi Trường Bạch còn giúp Trung Quốc vươn tầm kiểm soát tới các khu vực bao gồm: eo biển La Perouse nằm ở phía nam Đảo Sakhalin của Nga, phía bắc Đảo Hokkaido của Nhật Bản và eo biển Tsushima khu vực tiếp giáp giữa vùng biển Nhật Bản và Biển Đông Trung Quốc.
Vùng núi Trường Bạch cũng được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, phù hợp cho việc phát triển công nghiệp nhờ hệ thống giao thông đi lại thuận tiện. Tạo tiền đề giúp Trung Quốc phát huy tiềm năng quân sự mạnh mẽ của khu vực này.
Một lý do quan trọng nữa khiến Trung Quốc triển khai DF-21 đến vùng núi Trường Bạch là nhằm vào Đài Loan. Vào năm ngoái phía Đài Loan cũng từng có báo cáo nghi ngại rằng Quân đội Trung Quốc đã hoàn tất việc triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo đến sát eo biển Đài Loan.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 được phát triển từ cuối những năm 1960, hoàn thành trong giai đoạn 1985-1986 nhưng mãi tới 1991 mới được chính thức triển khai. Loại tên lửa này được cho là có trọng lượng khoảng 14,7 tấn, dài 10,7m, lắp đầu đổ hạt nhân công suất 200-300-500 kiloton với tầm bắn 2.100-3.000km tùy biến thể.
|
Mỹ liệu có dám can thiệp vào Đài Loan khi Trung Quốc triển khai "Sát thủ tàu sân bay" DF-21 áp sát eo biển Đài Loan.
|
Tạp chí quân sự Khán Hòa của Canada trong năm 2010 đã từng cho biết rằng, DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên của Trung Quốc với tầm bắn lên tới 1,800km và có khả năng tấn công hầu hết mọi căn cứ quân sự của Nhật Bản và Mỹ nằm trên đảo Okinawa hoặc nhóm đảo cực nam của Nhật Bản.