Hãng tin CNN dẫn các nguồn tin tình báo của Mỹ cho biết, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong vài ngày tới có thể sẽ thực hiện một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên eo biển Hormuz với sự tham gia của hơn 100 tàu chiến các loại, nhằm chứng minh cho Washington thấy đối đầu quân sự với Tehran, Mỹ chỉ có tự chuốc lấy thất bại. Nguồn ảnh: IRNA.Vậy IRGC đang nắm giữ gì trong tay để có thể mạnh miệng thách thức Mỹ và cũng như “khóa” được eo biển Hormuz? Nơi vốn được xem là cửa ngõ nối vịnh Ba Tư và biển Ả Rập, “yết hầu vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất hành tinh” khi có đến 20%-40% tổng số lượng dầu trên thế giới lưu thông qua đây. Nguồn ảnh: IRNA.Về mặt lý thuyết IRGC đóng vai trò trung tâm trong các lực lượng vũ trang Iran, tuy nhiên để có thể thực hiện kế hoạch phong tỏa eo biển Hormuz thì Tehran lại dựa hoàn toàn vào Hải quân Iran (hay Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) một trong những lực lượng hải quân thuộc vào hạng mạnh nhất nhì khu vực Vùng Vịnh hiện tại. Nguồn ảnh: IRNA.Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Iran có kế hoạch thực hiện các cuộc tập trận hải quân quy mô trên eo biển Hormuz và mỗi lần như vậy Hải quân Iran đều tung ra ít nhất 100 tàu chiến các loại (đa số là tàu chiến và tàu tuần tra cỡ nhỏ). Thậm chí lực lượng hải quân Iran còn sở hữu cả các đơn vị không quân riêng. Nguồn ảnh: IRNA.Xét về yếu tố địa lý, eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng hơn 50km và nằm trọn trong vùng lãnh hải Iran. Mặc dù giáp với eo biển, nhưng Tehran không “độc chiếm” được Hormuz bởi một nửa eo biển này do Oman kiểm soát. Do đó việc Tehran thực hiện phong tỏa eo biển Hormuz là điều hoàn nằm trong khả năng thực hiện của lực lượng hải quân nước này. Nguồn ảnh: IRNA.Theo Global Fire Power Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRGC) đang vận hành 5 tàu hộ vệ tên lửa, 3 tàu ngầm phi hạt nhân, 33 tàu tuần tra, 230 tàu tên lửa tấn công nhanh, cùng một số tàu hậu cần, đổ bộ và hỗ trợ khác cùng quân số hiện tại vào khoảng 18.000 người. Nguồn ảnh: IRNA.Đóng vai trò nòng cốt cho lực lượng tàu chiến của Iran là các tàu tra trang bị hải pháo 76 mm, một số tàu còn được trang bị tên lửa chống hạm C-802 có tầm bắn trên 130 km. Điều này cho thấy rằng, Hải quân Iran chú trọng vào việc xây dựng các biên đội tàu tấn công theo chiến thuật “bầy sói” được trang bị hỏa lực mạnh, cùng khả năng cơ động cao và tác chiến theo kiểu “đánh nhanh, rút gọn”. Nguồn ảnh: IRNA.Về tổng thể Hải quân Iran sở hữu hạm đội tàu chiến đông đảo với khoảng 398 chiếc các loại, trong đó chủ yếu là tàu tên lửa tấn công nhanh cùng các tàu ngầm tấn công diesel-điện cỡ nhỏ. Đây sẽ là lực lượng đóng vai trò tiên phong trên tuyến đầu nếu như Iran muốn phong tỏa eo biển Hormuz. Nguồn ảnh: IRNA.Các tàu tên lửa tấn công nhanh của Iran được vũ trang 2-4 tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc chế tạo và được Iran nội địa hóa, C-802 có tốc độ bay chỉ cận âm hơn 900km/h và có tầm bắn tối đa lên tới 280km. Hiện vẫn không rõ Iran có trong tay bao nhiêu tên lửa loại này khi họ có cả ba biến thể của C-802 gồm đối hạm, đất đối hạm và cả không đối hạm. Nguồn ảnh: IRNA.Trụ cột trong sức mạnh tác chiến dưới nước của Iran là 3 tàu ngầm lớp Kilo, Đề án 877 nhập khẩu từ Nga, được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "hố đen đại dương" bởi khả năng hoạt động bí mật trên biển. Tuy nhiên, Iran vẫn trông cậy vào các tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ có lượng giãn nước từ 400-1.200 tấn. Nguồn ảnh: IRNA.Các tàu ngầm cỡ nhỏ của Iran dù chỉ được trang bị ngư lôi nhưng chúng vẫn là mối đe dọa đối với bất cứ tàu chiến hiện đại nào, bởi với ngư lôi hạng nhẹ 324mm chỉ cần từ một tới hai quả đã có thể đánh chìm một tàu chiến vài nghìn tấn một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: IRNA.Số lượng tàu ngầm của Iran luôn là một ẩn số đối với lực lượng tình báo của Mỹ, ngoài trừ ba tàu Kilo ra họ có thể tự chế tạo hàng chục tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ với lượng giãn nước chỉ khoảng 600 tấn thậm chí ít hơn, lực lượng này cũng tác chiến theo chiến thuật “bầy sói” cực kỳ nguy hiểm và rất khó phát hiện do có kích thước quả nhỏ. Nguồn ảnh: IRNA.Từ một số phân tích trên có thể thấy Hải quân Iran hoàn toàn đủ năng lực để phong tỏa eo biển Hormuz bất kỳ khi nào họ muốn, thậm chí họ cũng sẵn sàng “đón tiếp” biên đội tàu chiến Mỹ tại đây nếu như Washington muốn động binh. Kể cả khi hải quân Iran không thể so sánh được với Mỹ thì kết quả của cuộc chiến trên eo biển Hormuz là một biến số quá lớn không thể dự đoán trước được. Nguồn ảnh: IRNA.Từ đó có thể thấy một giải pháp quân sự ở eo biển Hormuz là điều khó có thể xảy ra nếu nhìn từ cả hai phía Iran và Mỹ, bởi cả hai đều có lợi ích cốt lõi tại vùng biển này do đó căng thẳng Mỹ-Iran nhiều chiều hướng sẽ giống như trước đây thiêng về một giải pháp ngoại giao hơn là các bên đi đến một cuộc chiến tranh toàn diện. Nguồn ảnh: IRNA.Mời độc giả xem video: Khiếp đản biên đội tàu tấn công nhanh của Hải quân Iran. (nguồn IRIB 2)
Hãng tin CNN dẫn các nguồn tin tình báo của Mỹ cho biết, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong vài ngày tới có thể sẽ thực hiện một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên eo biển Hormuz với sự tham gia của hơn 100 tàu chiến các loại, nhằm chứng minh cho Washington thấy đối đầu quân sự với Tehran, Mỹ chỉ có tự chuốc lấy thất bại. Nguồn ảnh: IRNA.
Vậy IRGC đang nắm giữ gì trong tay để có thể mạnh miệng thách thức Mỹ và cũng như “khóa” được eo biển Hormuz? Nơi vốn được xem là cửa ngõ nối vịnh Ba Tư và biển Ả Rập, “yết hầu vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất hành tinh” khi có đến 20%-40% tổng số lượng dầu trên thế giới lưu thông qua đây. Nguồn ảnh: IRNA.
Về mặt lý thuyết IRGC đóng vai trò trung tâm trong các lực lượng vũ trang Iran, tuy nhiên để có thể thực hiện kế hoạch phong tỏa eo biển Hormuz thì Tehran lại dựa hoàn toàn vào Hải quân Iran (hay Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) một trong những lực lượng hải quân thuộc vào hạng mạnh nhất nhì khu vực Vùng Vịnh hiện tại. Nguồn ảnh: IRNA.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Iran có kế hoạch thực hiện các cuộc tập trận hải quân quy mô trên eo biển Hormuz và mỗi lần như vậy Hải quân Iran đều tung ra ít nhất 100 tàu chiến các loại (đa số là tàu chiến và tàu tuần tra cỡ nhỏ). Thậm chí lực lượng hải quân Iran còn sở hữu cả các đơn vị không quân riêng. Nguồn ảnh: IRNA.
Xét về yếu tố địa lý, eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng hơn 50km và nằm trọn trong vùng lãnh hải Iran. Mặc dù giáp với eo biển, nhưng Tehran không “độc chiếm” được Hormuz bởi một nửa eo biển này do Oman kiểm soát. Do đó việc Tehran thực hiện phong tỏa eo biển Hormuz là điều hoàn nằm trong khả năng thực hiện của lực lượng hải quân nước này. Nguồn ảnh: IRNA.
Theo Global Fire Power Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRGC) đang vận hành 5 tàu hộ vệ tên lửa, 3 tàu ngầm phi hạt nhân, 33 tàu tuần tra, 230 tàu tên lửa tấn công nhanh, cùng một số tàu hậu cần, đổ bộ và hỗ trợ khác cùng quân số hiện tại vào khoảng 18.000 người. Nguồn ảnh: IRNA.
Đóng vai trò nòng cốt cho lực lượng tàu chiến của Iran là các tàu tra trang bị hải pháo 76 mm, một số tàu còn được trang bị tên lửa chống hạm C-802 có tầm bắn trên 130 km. Điều này cho thấy rằng, Hải quân Iran chú trọng vào việc xây dựng các biên đội tàu tấn công theo chiến thuật “bầy sói” được trang bị hỏa lực mạnh, cùng khả năng cơ động cao và tác chiến theo kiểu “đánh nhanh, rút gọn”. Nguồn ảnh: IRNA.
Về tổng thể Hải quân Iran sở hữu hạm đội tàu chiến đông đảo với khoảng 398 chiếc các loại, trong đó chủ yếu là tàu tên lửa tấn công nhanh cùng các tàu ngầm tấn công diesel-điện cỡ nhỏ. Đây sẽ là lực lượng đóng vai trò tiên phong trên tuyến đầu nếu như Iran muốn phong tỏa eo biển Hormuz. Nguồn ảnh: IRNA.
Các tàu tên lửa tấn công nhanh của Iran được vũ trang 2-4 tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc chế tạo và được Iran nội địa hóa, C-802 có tốc độ bay chỉ cận âm hơn 900km/h và có tầm bắn tối đa lên tới 280km. Hiện vẫn không rõ Iran có trong tay bao nhiêu tên lửa loại này khi họ có cả ba biến thể của C-802 gồm đối hạm, đất đối hạm và cả không đối hạm. Nguồn ảnh: IRNA.
Trụ cột trong sức mạnh tác chiến dưới nước của Iran là 3 tàu ngầm lớp Kilo, Đề án 877 nhập khẩu từ Nga, được Hải quân Mỹ đặt cho biệt danh "hố đen đại dương" bởi khả năng hoạt động bí mật trên biển. Tuy nhiên, Iran vẫn trông cậy vào các tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ có lượng giãn nước từ 400-1.200 tấn. Nguồn ảnh: IRNA.
Các tàu ngầm cỡ nhỏ của Iran dù chỉ được trang bị ngư lôi nhưng chúng vẫn là mối đe dọa đối với bất cứ tàu chiến hiện đại nào, bởi với ngư lôi hạng nhẹ 324mm chỉ cần từ một tới hai quả đã có thể đánh chìm một tàu chiến vài nghìn tấn một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: IRNA.
Số lượng tàu ngầm của Iran luôn là một ẩn số đối với lực lượng tình báo của Mỹ, ngoài trừ ba tàu Kilo ra họ có thể tự chế tạo hàng chục tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ với lượng giãn nước chỉ khoảng 600 tấn thậm chí ít hơn, lực lượng này cũng tác chiến theo chiến thuật “bầy sói” cực kỳ nguy hiểm và rất khó phát hiện do có kích thước quả nhỏ. Nguồn ảnh: IRNA.
Từ một số phân tích trên có thể thấy Hải quân Iran hoàn toàn đủ năng lực để phong tỏa eo biển Hormuz bất kỳ khi nào họ muốn, thậm chí họ cũng sẵn sàng “đón tiếp” biên đội tàu chiến Mỹ tại đây nếu như Washington muốn động binh. Kể cả khi hải quân Iran không thể so sánh được với Mỹ thì kết quả của cuộc chiến trên eo biển Hormuz là một biến số quá lớn không thể dự đoán trước được. Nguồn ảnh: IRNA.
Từ đó có thể thấy một giải pháp quân sự ở eo biển Hormuz là điều khó có thể xảy ra nếu nhìn từ cả hai phía Iran và Mỹ, bởi cả hai đều có lợi ích cốt lõi tại vùng biển này do đó căng thẳng Mỹ-Iran nhiều chiều hướng sẽ giống như trước đây thiêng về một giải pháp ngoại giao hơn là các bên đi đến một cuộc chiến tranh toàn diện. Nguồn ảnh: IRNA.
Mời độc giả xem video: Khiếp đản biên đội tàu tấn công nhanh của Hải quân Iran. (nguồn IRIB 2)