Từ ngày 12 đến ngày 16/7/2022, Viện Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR), một tổ chức của châu Âu, có trụ sở chính tại Anh và có chi nhánh tại Mỹ, do EU tài trợ, đã tổ chức nghiên cứu thực địa một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, được sử dụng trên chiến trường Ukraine. Những vũ khí mà CAR đã nghiên cứu bao gồm: Một máy bay trực thăng vũ trang Ka-52, được gọi là phiên bản được coi là "Apache" của Nga, nhiều tên lửa hành trình, một số máy bay không người lái và một đống thiết bị liên lạc và dẫn đường đã bị tan nát.CAR đã tìm kiếm trong những vũ khí còn sót lại từ tàn tích của chiến trường; sau thời gian khẩn trưởng nghiên cứu, CAR đã đặt câu hỏi: Sau khi Châu Âu và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, làm thế nào mà vũ khí và khí tài của Nga, vẫn có nhiều “thành phần” từ phương Tây?Tổ chức Nghiên cứu vũ khí xung đột sẽ tăng cường hơn nữa việc theo dõi và giám sát chuỗi cung ứng các thành phần này ở Nga. Cũng trên cơ sở những thành phần hiện có (từ những vũ khí của Nga), để có thể xác định những thành phần này, có đường đi như thế nào để đến được Nga.Hiện các quốc gia phương Tây, đứng sau Tổ chức nghiên cứu vũ khí xung đột; nên những dữ liệu báo cáo nghiên cứu của tổ chức này, chắc chắn sẽ được đệ trình lên NATO. Điều này có thể khiến NATO áp đặt một vòng trừng phạt mới đối với Nga, theo cách tối đa hóa khả năng, để đạt mục tiêu. Những thông tin của CAR, có thể cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga đối với các hệ thống thành phần này. Ngoài các vấn đề của chuỗi cung ứng châu Âu và Mỹ, có một vấn đề khác đối với hệ thống điện tử của vũ khí và thiết bị Nga sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.Tờ Popular Mechanics đưa tin, rất nhiều thiết bị và linh kiện điện tử lạc hậu, đã được tìm thấy trong một số vũ khí và thiết bị công nghệ cao mà Nga đưa vào cuộc xung đột Ukraine; thậm chí một số bộ phận vi mạch, đã bị ngừng sản xuất trên khắp thế giới.Hiện nay một số vũ khí, trang bị của Nga chỉ sử dụng được một số vi mạch cũ; một số là chip thương mại nhập khẩu, sau khi được các nhà máy quân sự của Nga chuyển hóa, sẽ trực tiếp đưa vào sử dụng trong các loại vũ khí.Cách tiếp cận trên là một biện pháp “khẩn cấp” đối với Nga, nhằm đối phó với sự áp đặt cấm vận của phương Tây đối với nước này. Nhưng với sự phát triển của xung đột Nga-Ukraine, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đã bắt đầu trở nên nổi bật.Sự thiếu hụt các bộ phận như vi mạch hay các khối bán dẫn, linh kiện điện tử, sẽ dẫn đến tính năng sẵn có của nhiều hệ thống vũ khí do Nga sản xuất sẽ kém và đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vũ khí và thiết bị của nước này, cả hiện tại và trong tương lai.Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới nhập khẩu chip, nhưng rõ ràng đó không phải là ý kiến hay đối với một quốc gia như Nga; khi Nga nổi lên là một quốc gia đối lập với quyền lợi của châu phương Tây, đứng đầu là Mỹ.Xét cho cùng, phương Tây vẫn đang ở vị thế gần như độc quyền trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch điện tử và đặc biệt là máy móc, nguyên liệu để sản xuất ra những thành phần trên. Nếu số lượng chip mà Nga nhập khẩu càng lớn, thì họ sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt từ các nước châu Âu và Mỹ.Tạp chí Popular Mechanics dẫn ra một ví dụ như vậy để cho thấy, Nga đang lách các lệnh trừng phạt chung của châu Âu và Mỹ, thông qua một số công ty bình phong, để có được các vi mạch tiên tiến từ châu Âu và Mỹ. Popular Mechanics còn có những nhận định xa hơn khi nói rằng, nếu không có quyền truy cập vào chúng (các linh kiện điện tử của châu Âu và Mỹ), Nga sẽ gần như không thể tiếp tục sản xuất các loại vũ khí thông minh.
Từ ngày 12 đến ngày 16/7/2022, Viện Nghiên cứu vũ khí xung đột (CAR), một tổ chức của châu Âu, có trụ sở chính tại Anh và có chi nhánh tại Mỹ, do EU tài trợ, đã tổ chức nghiên cứu thực địa một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga, được sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Những vũ khí mà CAR đã nghiên cứu bao gồm: Một máy bay trực thăng vũ trang Ka-52, được gọi là phiên bản được coi là "Apache" của Nga, nhiều tên lửa hành trình, một số máy bay không người lái và một đống thiết bị liên lạc và dẫn đường đã bị tan nát.
CAR đã tìm kiếm trong những vũ khí còn sót lại từ tàn tích của chiến trường; sau thời gian khẩn trưởng nghiên cứu, CAR đã đặt câu hỏi: Sau khi Châu Âu và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, làm thế nào mà vũ khí và khí tài của Nga, vẫn có nhiều “thành phần” từ phương Tây?
Tổ chức Nghiên cứu vũ khí xung đột sẽ tăng cường hơn nữa việc theo dõi và giám sát chuỗi cung ứng các thành phần này ở Nga. Cũng trên cơ sở những thành phần hiện có (từ những vũ khí của Nga), để có thể xác định những thành phần này, có đường đi như thế nào để đến được Nga.
Hiện các quốc gia phương Tây, đứng sau Tổ chức nghiên cứu vũ khí xung đột; nên những dữ liệu báo cáo nghiên cứu của tổ chức này, chắc chắn sẽ được đệ trình lên NATO. Điều này có thể khiến NATO áp đặt một vòng trừng phạt mới đối với Nga, theo cách tối đa hóa khả năng, để đạt mục tiêu.
Những thông tin của CAR, có thể cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga đối với các hệ thống thành phần này. Ngoài các vấn đề của chuỗi cung ứng châu Âu và Mỹ, có một vấn đề khác đối với hệ thống điện tử của vũ khí và thiết bị Nga sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Tờ Popular Mechanics đưa tin, rất nhiều thiết bị và linh kiện điện tử lạc hậu, đã được tìm thấy trong một số vũ khí và thiết bị công nghệ cao mà Nga đưa vào cuộc xung đột Ukraine; thậm chí một số bộ phận vi mạch, đã bị ngừng sản xuất trên khắp thế giới.
Hiện nay một số vũ khí, trang bị của Nga chỉ sử dụng được một số vi mạch cũ; một số là chip thương mại nhập khẩu, sau khi được các nhà máy quân sự của Nga chuyển hóa, sẽ trực tiếp đưa vào sử dụng trong các loại vũ khí.
Cách tiếp cận trên là một biện pháp “khẩn cấp” đối với Nga, nhằm đối phó với sự áp đặt cấm vận của phương Tây đối với nước này. Nhưng với sự phát triển của xung đột Nga-Ukraine, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đã bắt đầu trở nên nổi bật.
Sự thiếu hụt các bộ phận như vi mạch hay các khối bán dẫn, linh kiện điện tử, sẽ dẫn đến tính năng sẵn có của nhiều hệ thống vũ khí do Nga sản xuất sẽ kém và đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vũ khí và thiết bị của nước này, cả hiện tại và trong tương lai.
Mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới nhập khẩu chip, nhưng rõ ràng đó không phải là ý kiến hay đối với một quốc gia như Nga; khi Nga nổi lên là một quốc gia đối lập với quyền lợi của châu phương Tây, đứng đầu là Mỹ.
Xét cho cùng, phương Tây vẫn đang ở vị thế gần như độc quyền trong các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch điện tử và đặc biệt là máy móc, nguyên liệu để sản xuất ra những thành phần trên. Nếu số lượng chip mà Nga nhập khẩu càng lớn, thì họ sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt từ các nước châu Âu và Mỹ.
Tạp chí Popular Mechanics dẫn ra một ví dụ như vậy để cho thấy, Nga đang lách các lệnh trừng phạt chung của châu Âu và Mỹ, thông qua một số công ty bình phong, để có được các vi mạch tiên tiến từ châu Âu và Mỹ.
Popular Mechanics còn có những nhận định xa hơn khi nói rằng, nếu không có quyền truy cập vào chúng (các linh kiện điện tử của châu Âu và Mỹ), Nga sẽ gần như không thể tiếp tục sản xuất các loại vũ khí thông minh.