Nhiều loại chip khác nhau đã được sử dụng rộng rãi trong các loại vũ khí và khí tài hiện đại ngay từ những năm 1990; tiêu biểu là các loại vũ khí dẫn đường của Quân đội Mỹ và Mỹ cũng là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng các thiết bị điện tử vào vũ khí của họ.Đặc biệt là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên của chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, tỷ lệ thiết bị điện tử trong các hệ thống vũ khí tăng lên nhanh chóng, và nhu cầu về chip cao cấp cũng tăng nhanh. Điểm chung lớn nhất giữa sản xuất chip và ngành công nghiệp hàng không là chỉ một số quốc gia lớn mới đủ tiềm năng và công nghệ để sản xuất; nhất là về nguồn nhân lực, công nghệ và vốn, trong đó nguồn vốn là hết sức quan trọng. Để tự chủ về sản xuất chip, quốc gia đó phải tự chủ từ nguồn nguyên liệu, thiết bị, phần mềm đến sản xuất; thành phẩm chip thể hiện trình độ công nghiệp và công nghệ cốt lõi. Không hề nói quá rằng, hiện chip điều khiển giữ vai trò đặc biệt quan trọng được ví như “bộ não”, “linh hồn” của tất cả các hệ thống tự động hóa và thông minh.Nhưng trên thực tế, ngành công nghiệp chip của Nga không thực sự phát triển; Nga cũng không được kế thừa công nghệ từ Liên Xô, do Liên Xô cũng không mạnh về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, do kinh tế suy thoái, ngành công nghiệp chip của Nga ngày càng trở nên ảm đạm. Phương án cuối cùng là Nga mua chip từ châu Âu và các nhà sản xuất khác trên thế giới.Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Nga đã phải chịu sự cấm vận của phương Tây, nhưng nước này vẫn có thể tung ra hàng loạt vũ khí mới đẳng cấp thế giới với mức độ thông tin hóa, tự động hóa rất cao và tất nhiên sẽ phải sử dụng nhiều con chip có tốc độ xử lý cao.Ví dụ, về vũ khí phòng không, hệ thống phòng không thế hệ thứ tư S-400 đã được đưa vào trang bị, hệ thống phòng không thế hệ thứ năm S-500 đã thử nghiệm thành công và bắt đầu tiến hành sản xuất loạt; hệ thống chống tên lửa chiến lược thế hệ mới A-235 Combat và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 đã được đưa vào sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, một khi nước này mua chip từ các nước khác, đồng nghĩa với việc nước đó sẽ bị đối phương kiểm soát trong các lĩnh vực then chốt. Chắc chắn rằng, nếu Nga không sản xuất được chip cao cấp, phải nhập khẩu thì sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, từ sản phẩm cuối cùng là chip cho tới những công nghệ, kể cả các phần mềm điều khiển chip.Mặc dù Nga có thể nhập chip để tự cài đặt phần mềm bằng công nghệ của mình, nhưng rất khó loại trừ những tình huống bị cài đặt sẵn các phần mềm ẩn. Trên thực tế, rất nhiều vũ khí của Nga, vẫn sử dụng những chip đời cũ, tiêu hao nhiều năng lượng và cồng kềnh; đây cũng là điểm yếu của vũ khí Nga hiện nay. Vậy Nga mua chip cho vũ khí của mình ở đâu? Mới đây qua nghiên cứu quả tên lửa 9M544 Smerch của Nga, sử dụng ở Ukraine, các chuyên gia Mỹ phát hiện loại vũ khí dẫn đường này, sử dụng các chip do Mỹ sản xuất, nhưng do công ty bán lẻ trực tuyến toàn cầu AliExpress, cung cấp cho các nhà sản xuất vũ khí Nga.Tất cả các linh kiện điện tử trên dùng trong tên lửa 9M544 đều được thiết kế để sử dụng cho các thiết bị dân dụng và gia dụng; những linh kiện này hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn quân sự như của phương Tây. Có lẽ vì vậy, Nga có thể mua các linh kiện như vậy từ các trang thương mại điện tử một cách dễ dàng.Bên cạnh đó, Tập đoàn sản xuất chip Mikron của Nga, hiện là công ty duy nhất tại Nga, có khả năng sản xuất hàng loạt chip tiến trình 65 nanomet; mặc dù công nghệ này đã được sản xuất hàng loạt trong ngành công nghiệp bán dẫn từ năm 2006. Những con chip này cũng đủ đáp ứng yêu cầu của các loại vũ khí Nga sản xuất. Mặc dù Nga không có khả năng sản xuất chip cao cấp, nhưng nước này vẫn có thể bù đắp khoảng cách, thông qua các phương pháp khác trong lĩnh vực quân sự. Phương pháp điển hình nhất là tối ưu hóa thuật toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngành công nghiệp quân sự Nga có lợi thế trong lĩnh vực này, với nền tảng toán học cực kỳ vững chắc.Guo Yanying, một chuyên gia tên lửa Trung Quốc, cũng có bài viết cho rằng, Nga đã phát huy hết lợi thế kỹ thuật của mình trong sản xuất bóng bán dẫn và sử dụng mạch tần số vô tuyến và mạch tương tự để thay thế một số chip quan trọng. Trong khi đó, công ty hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cũng đã bắt đầu hợp tác với Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, và một số viện nghiên cứu đã cung cấp hàng chục mẫu linh kiện điện tử cho Nga, có thể thay thế hàng nhập khẩu của Mỹ chỉ với những sửa đổi nhỏ.Ngành công nghiệp chip là một ngành đòi hỏi một lượng vốn lớn và đầu tư nhân tài trong giai đoạn đầu, đây là một ngành có chu kỳ thu hồi vốn đầu tư tương đối dài, hoàn toàn không thể muốn trong một sớm một chiều. Mặc dù Nga không có ngành công nghiệp sản xuất chip mạnh, nhưng bằng các biện pháp trên, họ vẫn đáp ứng đủ yêu cầu về chip cho vũ khí của họ.
Nhiều loại chip khác nhau đã được sử dụng rộng rãi trong các loại vũ khí và khí tài hiện đại ngay từ những năm 1990; tiêu biểu là các loại vũ khí dẫn đường của Quân đội Mỹ và Mỹ cũng là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng các thiết bị điện tử vào vũ khí của họ.
Đặc biệt là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên của chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng, tỷ lệ thiết bị điện tử trong các hệ thống vũ khí tăng lên nhanh chóng, và nhu cầu về chip cao cấp cũng tăng nhanh.
Điểm chung lớn nhất giữa sản xuất chip và ngành công nghiệp hàng không là chỉ một số quốc gia lớn mới đủ tiềm năng và công nghệ để sản xuất; nhất là về nguồn nhân lực, công nghệ và vốn, trong đó nguồn vốn là hết sức quan trọng.
Để tự chủ về sản xuất chip, quốc gia đó phải tự chủ từ nguồn nguyên liệu, thiết bị, phần mềm đến sản xuất; thành phẩm chip thể hiện trình độ công nghiệp và công nghệ cốt lõi. Không hề nói quá rằng, hiện chip điều khiển giữ vai trò đặc biệt quan trọng được ví như “bộ não”, “linh hồn” của tất cả các hệ thống tự động hóa và thông minh.
Nhưng trên thực tế, ngành công nghiệp chip của Nga không thực sự phát triển; Nga cũng không được kế thừa công nghệ từ Liên Xô, do Liên Xô cũng không mạnh về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, do kinh tế suy thoái, ngành công nghiệp chip của Nga ngày càng trở nên ảm đạm. Phương án cuối cùng là Nga mua chip từ châu Âu và các nhà sản xuất khác trên thế giới.
Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Nga đã phải chịu sự cấm vận của phương Tây, nhưng nước này vẫn có thể tung ra hàng loạt vũ khí mới đẳng cấp thế giới với mức độ thông tin hóa, tự động hóa rất cao và tất nhiên sẽ phải sử dụng nhiều con chip có tốc độ xử lý cao.
Ví dụ, về vũ khí phòng không, hệ thống phòng không thế hệ thứ tư S-400 đã được đưa vào trang bị, hệ thống phòng không thế hệ thứ năm S-500 đã thử nghiệm thành công và bắt đầu tiến hành sản xuất loạt; hệ thống chống tên lửa chiến lược thế hệ mới A-235 Combat và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 đã được đưa vào sản xuất.
Chúng ta đều biết rằng, một khi nước này mua chip từ các nước khác, đồng nghĩa với việc nước đó sẽ bị đối phương kiểm soát trong các lĩnh vực then chốt. Chắc chắn rằng, nếu Nga không sản xuất được chip cao cấp, phải nhập khẩu thì sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài, từ sản phẩm cuối cùng là chip cho tới những công nghệ, kể cả các phần mềm điều khiển chip.
Mặc dù Nga có thể nhập chip để tự cài đặt phần mềm bằng công nghệ của mình, nhưng rất khó loại trừ những tình huống bị cài đặt sẵn các phần mềm ẩn. Trên thực tế, rất nhiều vũ khí của Nga, vẫn sử dụng những chip đời cũ, tiêu hao nhiều năng lượng và cồng kềnh; đây cũng là điểm yếu của vũ khí Nga hiện nay.
Vậy Nga mua chip cho vũ khí của mình ở đâu? Mới đây qua nghiên cứu quả tên lửa 9M544 Smerch của Nga, sử dụng ở Ukraine, các chuyên gia Mỹ phát hiện loại vũ khí dẫn đường này, sử dụng các chip do Mỹ sản xuất, nhưng do công ty bán lẻ trực tuyến toàn cầu AliExpress, cung cấp cho các nhà sản xuất vũ khí Nga.
Tất cả các linh kiện điện tử trên dùng trong tên lửa 9M544 đều được thiết kế để sử dụng cho các thiết bị dân dụng và gia dụng; những linh kiện này hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn quân sự như của phương Tây. Có lẽ vì vậy, Nga có thể mua các linh kiện như vậy từ các trang thương mại điện tử một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn sản xuất chip Mikron của Nga, hiện là công ty duy nhất tại Nga, có khả năng sản xuất hàng loạt chip tiến trình 65 nanomet; mặc dù công nghệ này đã được sản xuất hàng loạt trong ngành công nghiệp bán dẫn từ năm 2006. Những con chip này cũng đủ đáp ứng yêu cầu của các loại vũ khí Nga sản xuất.
Mặc dù Nga không có khả năng sản xuất chip cao cấp, nhưng nước này vẫn có thể bù đắp khoảng cách, thông qua các phương pháp khác trong lĩnh vực quân sự. Phương pháp điển hình nhất là tối ưu hóa thuật toán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngành công nghiệp quân sự Nga có lợi thế trong lĩnh vực này, với nền tảng toán học cực kỳ vững chắc.
Guo Yanying, một chuyên gia tên lửa Trung Quốc, cũng có bài viết cho rằng, Nga đã phát huy hết lợi thế kỹ thuật của mình trong sản xuất bóng bán dẫn và sử dụng mạch tần số vô tuyến và mạch tương tự để thay thế một số chip quan trọng.
Trong khi đó, công ty hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cũng đã bắt đầu hợp tác với Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, và một số viện nghiên cứu đã cung cấp hàng chục mẫu linh kiện điện tử cho Nga, có thể thay thế hàng nhập khẩu của Mỹ chỉ với những sửa đổi nhỏ.
Ngành công nghiệp chip là một ngành đòi hỏi một lượng vốn lớn và đầu tư nhân tài trong giai đoạn đầu, đây là một ngành có chu kỳ thu hồi vốn đầu tư tương đối dài, hoàn toàn không thể muốn trong một sớm một chiều. Mặc dù Nga không có ngành công nghiệp sản xuất chip mạnh, nhưng bằng các biện pháp trên, họ vẫn đáp ứng đủ yêu cầu về chip cho vũ khí của họ.