Thái Lan hiện là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay. Năm 1992, nước này đã ký hợp đồng với Tây Ban Nhan mua tàu sân bay phi hạt nhân mang tên HTMS Chakri Naruebet với giá 336 triệu USD. Năm 1997, con tàu chính thức đưa vào hoạt động, tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tề và tiếp đó là khủng hoảng chính trị đã khiến Chakri Naruebet nằm “đắp chiếu” thời gian dài do thiếu kinh phí.Dẫu vậy, những năm gần đây với việc nền kinh tế được cải thiện nhiều, Hải quân Thái Lan bắt đầu tái triển khai tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet trong các nhiệm vụ huấn luyện ít ngày trên biển.Không những vậy, năm 2012, Thái Lan còn thực hiện loạt hợp đồng nâng cấp hiện đại hóa tàu sân bay nhỏ nhất thế giới của mình (lượng giãn nước 11.486 tấn, dài 182,65m). Với việc trang bị hệ thống chỉ huy và kiểm soát 9LV Mk4 cũng như radar mạng pha Sea Giraffe AMB và kênh truyền dẫn dữ liệu mới.Trong ảnh, anten hệ thống radar mạng pha Sea Giraffe AMB đã được lắp trên đỉnh cột buồm tàu sân bay Chakri Naruebet. Loại radar này có thể phát hiện mục tiêu trên không - trên biển từ đường chân trời tới độ cao 20.000m ở góc 70 độ, có thể cảnh báo nhiều mối nguy hiểm ở mọi phương vị, độ cao bao gồm cả tên lửa hành trình chống tàu bay thấp.Hệ thống hiển thị bên trong tàu sân bay cũng được nâng cấp hiện đại hóa đáng kể.Tàu sân bay Chakri Naruebet thiết kế với boong phóng máy bay có chiều dài 174,1m với đường dốc có góc nghiêng 12 độ ở mũi tàu để tạo đà cho máy bay cất cánh.Tàu sân bay Chakri Naruebet có khả năng chở 10-12 máy bay gồm: 6 tiêm kích phản lực cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn AV-8S Matadors, 6 trực thăng đa năng S-70B Seahawk và 2-4 MH-60S hoặc Bell-212. Nhưng hiện nay, các máy bay AV-8S Matadors đã bị loại biên chế.Dẫu vậy, việc tái sử dụng, huấn luyện tàu sân bay Chakri Naruebet cũng là một cố gắng đáng nể của Hải quân Hoàng gia Thái Lan, khi mà việc duy trì tàu sân bay vốn dĩ rất tốn kém.
Thái Lan hiện là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay. Năm 1992, nước này đã ký hợp đồng với Tây Ban Nhan mua tàu sân bay phi hạt nhân mang tên HTMS Chakri Naruebet với giá 336 triệu USD. Năm 1997, con tàu chính thức đưa vào hoạt động, tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tề và tiếp đó là khủng hoảng chính trị đã khiến Chakri Naruebet nằm “đắp chiếu” thời gian dài do thiếu kinh phí.
Dẫu vậy, những năm gần đây với việc nền kinh tế được cải thiện nhiều, Hải quân Thái Lan bắt đầu tái triển khai tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet trong các nhiệm vụ huấn luyện ít ngày trên biển.
Không những vậy, năm 2012, Thái Lan còn thực hiện loạt hợp đồng nâng cấp hiện đại hóa tàu sân bay nhỏ nhất thế giới của mình (lượng giãn nước 11.486 tấn, dài 182,65m). Với việc trang bị hệ thống chỉ huy và kiểm soát 9LV Mk4 cũng như radar mạng pha Sea Giraffe AMB và kênh truyền dẫn dữ liệu mới.
Trong ảnh, anten hệ thống radar mạng pha Sea Giraffe AMB đã được lắp trên đỉnh cột buồm tàu sân bay Chakri Naruebet. Loại radar này có thể phát hiện mục tiêu trên không - trên biển từ đường chân trời tới độ cao 20.000m ở góc 70 độ, có thể cảnh báo nhiều mối nguy hiểm ở mọi phương vị, độ cao bao gồm cả tên lửa hành trình chống tàu bay thấp.
Hệ thống hiển thị bên trong tàu sân bay cũng được nâng cấp hiện đại hóa đáng kể.
Tàu sân bay Chakri Naruebet thiết kế với boong phóng máy bay có chiều dài 174,1m với đường dốc có góc nghiêng 12 độ ở mũi tàu để tạo đà cho máy bay cất cánh.
Tàu sân bay Chakri Naruebet có khả năng chở 10-12 máy bay gồm: 6 tiêm kích phản lực cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn AV-8S Matadors, 6 trực thăng đa năng S-70B Seahawk và 2-4 MH-60S hoặc Bell-212. Nhưng hiện nay, các máy bay AV-8S Matadors đã bị loại biên chế.
Dẫu vậy, việc tái sử dụng, huấn luyện tàu sân bay Chakri Naruebet cũng là một cố gắng đáng nể của Hải quân Hoàng gia Thái Lan, khi mà việc duy trì tàu sân bay vốn dĩ rất tốn kém.