Với nhu cầu đối phó với thảm họa thiên nhiên, năm 1992 Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng đóng tàu Tây Ban Nha mua tàu sân bay hạng nhẹ với tổng trị giá 336 triệu USD. Con tàu được đặt tên Chakri Naruebet chính thức biên chế cho Hải quân Thái Lan từ tháng 3/1997, cảng nhà ở Sattahip.
HTMS Chakri Naruebet có lượng giãn nước toàn tải chỉ là 11.486 tấn, dài 182,65m (tổng thể), rộng 30,5m, mớn nước 6,12m. Với kích thước này, Chakri Naruebet được xem là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới hiện nay. Trong anh là phần boong phóng máy bay trên tàu, chiều dài tổng thể 174,1m, dùng kiểu boong phóng nhảy cầu cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc cất hạ cánh ngắn AV-8S Matador.
Cận cảnh phần thượng tầng trên tàu sân bay.
Do khủng hoảng kinh tế năm 1997 khiến mức độ hoàn thiện về hệ thống điện tử (radar, cảm biến) của Chakri Naruebet rất thấp.
Một góc thượng tầng tàu sân bay.
Cũng do thiếu thốn ngân sách mà hệ thống phòng vệ cho tàu sân bay Chakri Naruebet cũng thiếu thốn. Theo đó, đáng lý nó phải có tổ hợp pháo CIWS 6 nòng 30mm Phalanx và bệ phóng tên lửa đối không tầm trung RIM-7. Tuy nhiên, sau cùng nó chỉ có một bệ tên lửa phòng không MBDA Sadral (trong ảnh) và 2 bệ pháo 30mm.
MBDA Sadral trang bị 6 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral, tầm bắn 5km.
Cận cảnh bệ pháo điều khiển bằng tay hoặc tự động 30mm.
Về khả năng mang máy bay, Chakri Naruebet chỉ chở được tối đa 6 máy bay tiêm kích AV-8S Matador (nhưng đã nghỉ hưu từ năm 2006) và 4-6 trực thăng săn ngầm S-70B Seahawk hoặc tối đa 14 trực thăng (không có máy bay). Trong ảnh là mặt boong tàu với một đường băng cất cánh dành cho tiêm kích AV-8S.
Thủy thủ đoàn của tàu có 675 người gồm 62 sĩ quan, 393 thủy thủ và 146 người thuộc các phi hành đoàn.
Hai trực thăng S-70B Seahawk chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Chakri Naruebet trong một cuộc tập trận hải quân gần đây.
Trong những năm qua, Chakri Naruebet chủ yếu tham gia các hoạt động khắc phục các thảm họa thiên nhiên đúng như yêu cầu ban đầu khi mua.
Tuy nhiên, đó thực sự là sự phí phạm (hoặc là tính toán không chính xác của Thái Lan) khi họ phải bỏ ra chi phí lớn để mua và “nuôi” tàu trong khi có thể tính đến các phương án khác hợp lý hơn.
Với nhu cầu đối phó với thảm họa thiên nhiên, năm 1992 Thái Lan đã ký hợp đồng với hãng đóng tàu Tây Ban Nha mua tàu sân bay hạng nhẹ với tổng trị giá 336 triệu USD. Con tàu được đặt tên Chakri Naruebet chính thức biên chế cho Hải quân Thái Lan từ tháng 3/1997, cảng nhà ở Sattahip.
HTMS Chakri Naruebet có lượng giãn nước toàn tải chỉ là 11.486 tấn, dài 182,65m (tổng thể), rộng 30,5m, mớn nước 6,12m. Với kích thước này, Chakri Naruebet được xem là tàu sân bay nhỏ nhất thế giới hiện nay. Trong anh là phần boong phóng máy bay trên tàu, chiều dài tổng thể 174,1m, dùng kiểu boong phóng nhảy cầu cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hoặc cất hạ cánh ngắn AV-8S Matador.
Cận cảnh phần thượng tầng trên tàu sân bay.
Do khủng hoảng kinh tế năm 1997 khiến mức độ hoàn thiện về hệ thống điện tử (radar, cảm biến) của Chakri Naruebet rất thấp.
Một góc thượng tầng tàu sân bay.
Cũng do thiếu thốn ngân sách mà hệ thống phòng vệ cho tàu sân bay Chakri Naruebet cũng thiếu thốn. Theo đó, đáng lý nó phải có tổ hợp pháo CIWS 6 nòng 30mm Phalanx và bệ phóng tên lửa đối không tầm trung RIM-7. Tuy nhiên, sau cùng nó chỉ có một bệ tên lửa phòng không MBDA Sadral (trong ảnh) và 2 bệ pháo 30mm.
MBDA Sadral trang bị 6 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral, tầm bắn 5km.
Cận cảnh bệ pháo điều khiển bằng tay hoặc tự động 30mm.
Về khả năng mang máy bay, Chakri Naruebet chỉ chở được tối đa 6 máy bay tiêm kích AV-8S Matador (nhưng đã nghỉ hưu từ năm 2006) và 4-6 trực thăng săn ngầm S-70B Seahawk hoặc tối đa 14 trực thăng (không có máy bay). Trong ảnh là mặt boong tàu với một đường băng cất cánh dành cho tiêm kích AV-8S.
Thủy thủ đoàn của tàu có 675 người gồm 62 sĩ quan, 393 thủy thủ và 146 người thuộc các phi hành đoàn.
Hai trực thăng S-70B Seahawk chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Chakri Naruebet trong một cuộc tập trận hải quân gần đây.
Trong những năm qua, Chakri Naruebet chủ yếu tham gia các hoạt động khắc phục các thảm họa thiên nhiên đúng như yêu cầu ban đầu khi mua.
Tuy nhiên, đó thực sự là sự phí phạm (hoặc là tính toán không chính xác của Thái Lan) khi họ phải bỏ ra chi phí lớn để mua và “nuôi” tàu trong khi có thể tính đến các phương án khác hợp lý hơn.