Theo truyền thông Malaysia, vào ngày 21/11, đơn vị tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Trong ảnh là đội kĩ thuật tàu ngầm đang nạp ngư lôi cho tàu ngầm phi hạt nhân tấn công KD Tun Razak – một trong 2 tàu ngầm của RMN.
Loại ngư lôi mà tàu ngầm Malaysia sử dụng là ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm Black Shark do hãng WASS Italy sản xuất. Nó có chiều dài 6,3m, tầm bắn 50km, tốc độ hành trình 50 hải lý/h. "Cá mập đen" được đánh giá là sở hữu hệ thống đối phó biện pháp đánh chặn tiên tiến cùng hệ thống đầu dò tối tân.
Trong ảnh, tàu ngầm KD Tun Razak lặn dưới mặt nước Biển Đông, âm thầm tiến tới gần mục tiêu để ra đòn quyết định.
Mục tiêu bắn là tàu chiến cũ của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Mục tiêu bị đánh trúng.
Sức công phá của quả ngư lôi thật khủng khiếp. Ngay sau khi trúng ngư lôi, chiếc tàu mục tiêu chìm ngay lập tức không để lại vết tích nào.
KD Tun Razak và KD Tunku Rahman là 2 tàu ngầm tấn công duy nhất của Hải quân Malaysia hiện nay. Chúng đều thuộc lớp tàu ngầm Scorpene do Công ty DCNA Pháp chế tạo, có lượng giãn nước 1.565 tấn, dài 61,7m, rộng 6,2m. Tuy có kích cỡ nhỏ hơn lớp tàu ngầm Kilo của Việt Nam nhưng mỗi chiếc Scorpene lại đắt hơn rất nhiều, lên tới 450 triệu USD/chiếc (Kilo chỉ khoảng 250-300 triệu USD/chiếc).
Tuy rất đắt nhưng bù lại Scorpene sở hữu hệ thống điện tử hiện đại - đặc trưng của vũ khí phương Tây. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập tiên tiến (AIP) cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn, dự trữ hành trình lên tới 71 ngày. Trong ảnh là khoang điều khiển tiện nghi, hiện đại trên tàu ngầm của Malaysia.
Dẫu vậy, hỏa lực của lớp Scorpene là không quá mạnh khi chỉ có ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống tàu ngầm SM.30 Exocet (tầm bắn 72km), cơ số đạn 18 quả.
Theo truyền thông Malaysia, vào ngày 21/11, đơn vị tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Trong ảnh là đội kĩ thuật tàu ngầm đang nạp ngư lôi cho tàu ngầm phi hạt nhân tấn công KD Tun Razak – một trong 2 tàu ngầm của RMN.
Loại ngư lôi mà tàu ngầm Malaysia sử dụng là ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm Black Shark do hãng WASS Italy sản xuất. Nó có chiều dài 6,3m, tầm bắn 50km, tốc độ hành trình 50 hải lý/h. "Cá mập đen" được đánh giá là sở hữu hệ thống đối phó biện pháp đánh chặn tiên tiến cùng hệ thống đầu dò tối tân.
Trong ảnh, tàu ngầm KD Tun Razak lặn dưới mặt nước Biển Đông, âm thầm tiến tới gần mục tiêu để ra đòn quyết định.
Mục tiêu bắn là tàu chiến cũ của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Mục tiêu bị đánh trúng.
Sức công phá của quả ngư lôi thật khủng khiếp.
Ngay sau khi trúng ngư lôi, chiếc tàu mục tiêu chìm ngay lập tức không để lại vết tích nào.
KD Tun Razak và KD Tunku Rahman là 2 tàu ngầm tấn công duy nhất của Hải quân Malaysia hiện nay. Chúng đều thuộc lớp tàu ngầm Scorpene do Công ty DCNA Pháp chế tạo, có lượng giãn nước 1.565 tấn, dài 61,7m, rộng 6,2m. Tuy có kích cỡ nhỏ hơn lớp tàu ngầm Kilo của Việt Nam nhưng mỗi chiếc Scorpene lại đắt hơn rất nhiều, lên tới 450 triệu USD/chiếc (Kilo chỉ khoảng 250-300 triệu USD/chiếc).
Tuy rất đắt nhưng bù lại Scorpene sở hữu hệ thống điện tử hiện đại - đặc trưng của vũ khí phương Tây. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập tiên tiến (AIP) cho thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn, dự trữ hành trình lên tới 71 ngày. Trong ảnh là khoang điều khiển tiện nghi, hiện đại trên tàu ngầm của Malaysia.
Dẫu vậy, hỏa lực của lớp Scorpene là không quá mạnh khi chỉ có ngư lôi Black Shark và tên lửa hành trình chống tàu ngầm SM.30 Exocet (tầm bắn 72km), cơ số đạn 18 quả.