Quân đội Pháp có năng lực thực chiến tới đâu? Quốc hội Pháp đã nêu vấn đề này trong một báo cáo điều tra, được tiến hành chỉ vài ngày trước khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.Vài tuần sau, Thierry Boukhard, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, thừa nhận trong một phiên điều trần kín của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội: "Nhiệm vụ của Quân đội với tư cách là một lực lượng chiến đấu, nhưng không thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột vũ trang tổng lực".Cách diễn đạt của Burkhard có thể thận trọng và tế nhị, nhưng đó là sự thật không thể chối cãi. Nếu Pháp chiến đấu một mình, mặc dù là cường quốc hạt nhân, nhưng Pháp cũng khó có thể chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược thông thường trong thời gian dài. Điều gây bất ngờ đó là Quân đội Pháp luôn được đánh giá là một trong những đội quân hùng mạnh nhất NATO; phát biểu nêu trên của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, không chỉ gây bất ngờ mà được đánh giá là “rất thẳng thắn”.Quân đội Pháp hiện mạnh bậc nhất EU, với những trang bị vũ khí đắt tiền như tàu sân bay, bom nguyên tử và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như các căn cứ quân sự ở một số nơi trên thế giới. Nhưng theo một báo cáo của RAND Corporation, một tổ chức tư vấn quốc phòng của Mỹ, thì trong một "cuộc chiến tranh quy ước ở Đông Âu do Mỹ lãnh đạo", ngay cả Quân đội Pháp cũng không có "sức mạnh để tồn tại trong một cuộc xung đột kéo dài". Đối với Pháp, kết luận của RAND rất đáng lo ngại. "Pháp có Quân đội tốt nhất EU, nhưng trong vài thập kỷ qua, Pháp cũng có xu hướng hy sinh quốc phòng để đáp ứng nhu cầu của nhà nước phúc lợi", chuyên gia quân sự Pierre Servan nói với tờ báo. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, "Quân đội tốt nhất EU" cũng đã bị cắt giảm nhiều biên chế. Cựu Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (Đảng Xã hội) từng gọi đây là "cổ tức hòa bình". Không lâu sau khi “Bức tường Berlin” sụp đổ, Pháp vẫn còn gần nửa triệu binh sĩ. Với 203.000 quân ngày nay, chưa bằng một nửa so với lúc đó. Quân đội Pháp có 1.349 xe tăng chiến đấu chủ lực vào đầu những năm 1990, nhưng hiện nay chỉ còn 222 chiếc. Quân đội Pháp hiện chỉ có 76 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar; nhưng lý tưởng là 215 khẩu; trong đó 18 khẩu đã được chuyển giao cho Ukraine. Quân đội Pháp sẽ phải mất vài năm để bù đắp số pháo này. Chính vì lý do trên, mới đây Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố thực hiện các quy tắc "kinh tế thời chiến" đối với ngành công nghiệp quốc phòng, giảm bớt các rào cản hành chính và đẩy nhanh tiến độ.Không quân Pháp cũng không làm tốt hơn. Cũng trong 30 năm qua, số lượng máy bay chiến đấu thuộc sở hữu của Không quân Pháp đã giảm từ 686 chiếc xuống còn 254 chiếc. Tướng Bruno Maigre, cựu Tư lệnh Lực lượng Không quân Chiến lược Pháp, nói trong báo cáo trước quốc hội: “Với những hoạt động như cuộc Chiến tranh Falklands, Không quân Pháp sẽ không còn máy bay chiến đấu nào sau 10 ngày tham chiến và sẽ hết tên lửa sau hai ngày chiến đấu". Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, Đô đốc Pierre Vendier cũng tỏ ra thiếu tự tin. Ông nhắc nhở Hội đồng Quốc phòng vào tháng 7: “Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, lực lượng hải quân của chúng tôi chưa bao giờ nhỏ hơn và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Pháp chưa bao giờ thấp như lúc này”. Cách đây không lâu, Tổng thông Macron đã cam kết "tái cơ cấu" ngân sách quốc phòng đến hạn vào năm 2025. Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2017, ông cho biết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Hiên nay chi tiêu quân sự hàng năm của Pháp là 47,9 tỷ euro, gần bằng của Đức; nhưng chi tiêu quốc phòng so với GDP vẫn chỉ là 1,95%, thấp hơn một chút so với mục tiêu 2%; nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với Đức. Hiện nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu Quân đội Pháp có thể duy trì mô hình quân đội "toàn cầu" như của Quân đội Mỹ; và Pháp có nên từ bỏ hoàn toàn các hoạt động quân sự ở nước ngoài, như những nơi như Liban, Mali và Cộng hòa Trung Phi? Các chuyên gia đã rút ra bài học từ thực tế đó là cuộc chiến tranh thông thường lại bùng phát ở châu Âu. Tuy nhiên Pháp đã đầu tư quá nhiều ngân sách quốc phòng vào một số loại vũ khí công nghệ cao, nhưng tình hình ở Ukraine cho thấy, vai trò quyết định trong cuộc chiến của vũ khí như của Quân đội Pháp đã lạc hậu.
Quân đội Pháp có năng lực thực chiến tới đâu? Quốc hội Pháp đã nêu vấn đề này trong một báo cáo điều tra, được tiến hành chỉ vài ngày trước khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu.
Vài tuần sau, Thierry Boukhard, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, thừa nhận trong một phiên điều trần kín của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội: "Nhiệm vụ của Quân đội với tư cách là một lực lượng chiến đấu, nhưng không thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột vũ trang tổng lực".
Cách diễn đạt của Burkhard có thể thận trọng và tế nhị, nhưng đó là sự thật không thể chối cãi. Nếu Pháp chiến đấu một mình, mặc dù là cường quốc hạt nhân, nhưng Pháp cũng khó có thể chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược thông thường trong thời gian dài.
Điều gây bất ngờ đó là Quân đội Pháp luôn được đánh giá là một trong những đội quân hùng mạnh nhất NATO; phát biểu nêu trên của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp, không chỉ gây bất ngờ mà được đánh giá là “rất thẳng thắn”.
Quân đội Pháp hiện mạnh bậc nhất EU, với những trang bị vũ khí đắt tiền như tàu sân bay, bom nguyên tử và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như các căn cứ quân sự ở một số nơi trên thế giới.
Nhưng theo một báo cáo của RAND Corporation, một tổ chức tư vấn quốc phòng của Mỹ, thì trong một "cuộc chiến tranh quy ước ở Đông Âu do Mỹ lãnh đạo", ngay cả Quân đội Pháp cũng không có "sức mạnh để tồn tại trong một cuộc xung đột kéo dài".
Đối với Pháp, kết luận của RAND rất đáng lo ngại. "Pháp có Quân đội tốt nhất EU, nhưng trong vài thập kỷ qua, Pháp cũng có xu hướng hy sinh quốc phòng để đáp ứng nhu cầu của nhà nước phúc lợi", chuyên gia quân sự Pierre Servan nói với tờ báo.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, "Quân đội tốt nhất EU" cũng đã bị cắt giảm nhiều biên chế. Cựu Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (Đảng Xã hội) từng gọi đây là "cổ tức hòa bình".
Không lâu sau khi “Bức tường Berlin” sụp đổ, Pháp vẫn còn gần nửa triệu binh sĩ. Với 203.000 quân ngày nay, chưa bằng một nửa so với lúc đó. Quân đội Pháp có 1.349 xe tăng chiến đấu chủ lực vào đầu những năm 1990, nhưng hiện nay chỉ còn 222 chiếc.
Quân đội Pháp hiện chỉ có 76 khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar; nhưng lý tưởng là 215 khẩu; trong đó 18 khẩu đã được chuyển giao cho Ukraine. Quân đội Pháp sẽ phải mất vài năm để bù đắp số pháo này.
Chính vì lý do trên, mới đây Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố thực hiện các quy tắc "kinh tế thời chiến" đối với ngành công nghiệp quốc phòng, giảm bớt các rào cản hành chính và đẩy nhanh tiến độ.
Không quân Pháp cũng không làm tốt hơn. Cũng trong 30 năm qua, số lượng máy bay chiến đấu thuộc sở hữu của Không quân Pháp đã giảm từ 686 chiếc xuống còn 254 chiếc.
Tướng Bruno Maigre, cựu Tư lệnh Lực lượng Không quân Chiến lược Pháp, nói trong báo cáo trước quốc hội: “Với những hoạt động như cuộc Chiến tranh Falklands, Không quân Pháp sẽ không còn máy bay chiến đấu nào sau 10 ngày tham chiến và sẽ hết tên lửa sau hai ngày chiến đấu".
Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, Đô đốc Pierre Vendier cũng tỏ ra thiếu tự tin. Ông nhắc nhở Hội đồng Quốc phòng vào tháng 7: “Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, lực lượng hải quân của chúng tôi chưa bao giờ nhỏ hơn và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Pháp chưa bao giờ thấp như lúc này”.
Cách đây không lâu, Tổng thông Macron đã cam kết "tái cơ cấu" ngân sách quốc phòng đến hạn vào năm 2025. Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2017, ông cho biết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hiên nay chi tiêu quân sự hàng năm của Pháp là 47,9 tỷ euro, gần bằng của Đức; nhưng chi tiêu quốc phòng so với GDP vẫn chỉ là 1,95%, thấp hơn một chút so với mục tiêu 2%; nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với Đức.
Hiện nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu Quân đội Pháp có thể duy trì mô hình quân đội "toàn cầu" như của Quân đội Mỹ; và Pháp có nên từ bỏ hoàn toàn các hoạt động quân sự ở nước ngoài, như những nơi như Liban, Mali và Cộng hòa Trung Phi?
Các chuyên gia đã rút ra bài học từ thực tế đó là cuộc chiến tranh thông thường lại bùng phát ở châu Âu. Tuy nhiên Pháp đã đầu tư quá nhiều ngân sách quốc phòng vào một số loại vũ khí công nghệ cao, nhưng tình hình ở Ukraine cho thấy, vai trò quyết định trong cuộc chiến của vũ khí như của Quân đội Pháp đã lạc hậu.