Kỳ lạ tình hình châu Á: Hợp tác và chạy đua vũ trang

Google News

(Kiến Thức) - Bên cạnh hoạt động hợp tác an ninh thì khu vực châu Á cũng đang đứng trước nguy cơ rõ nét cuộc chạy đua vũ trang. 

Ngày 3/6 này, Singapore sẽ tổ chức một cuộc họp gồm đại diện có uy tín nhất thuộc các lực lượng vũ trang trên thế giới, tại đây họ sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh và quốc phòng.
Cũng vào cuối tuần này, tại Singapore sẽ ra diễn đàn an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APR) hay còn được gọi là “Đối thoại Shangri-La.”
Dự kiến, chủ đề của các cuộc đàm phán trong năm nay là chủ đề về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Cuộc chiến chống khủng bố và các mối đe dọa không gian mạng cũng được được đưa vào chương trình nghị sự của diễn đàn.
Ky la tinh hinh chau A: Hop tac va chay dua vu trang
 Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Biển Đông và Hoa Đông làm dấy lên nhiều lo ngại về an ninh châu Á.
Mỹ và Trung Quốc thể hiện sức mạnh
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu tham gia diễn đàn trong năm thứ hai liên tiếp. Hai năm trước, người tiền nhiệm của mình, ông Chuck Hagel đã trao đổi một cách thẳng thắn về cái gọi là chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là một trong những vấn đề quan tâm của khu vực, đặc biệt là hải quân, lực lượng này đang là lực lượng lớn nhất trong khu vực.
Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình, và hiện tại họ đang tự thiết kế chế tạo và sản xuất toàn bộ các loại tên lửa, tàu ngầm thông thường đến tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục, tàu tuần tra và các loại trang thiết bị khác. Ngoài ra, hiện Trung Quốc đang đóng mới một tàu sân bay thứ hai.
Tàu sân bay mà hiện nay Trung Quốc đang sử dụng về cơ bản là một sản phẩm cũ của Liên Xô. Một số nhà phân tích cho rằng, quân đội Trung Quốc sẽ được trang bị ít nhất là ba tàu sân bay mới. Đặc biệt, một chiếc được cho là đang được chế tạo tại nhà máy Đại Liên – nơi thực hiện đại tu tàu sân bay Liêu Ninh.
Ky la tinh hinh chau A: Hop tac va chay dua vu trang-Hinh-2
 Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt năm 2015-2016, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang gia tăng sự hiện diện của mình tại châu Á với việc triển khai liên tiếp nhiều tàu chiến cùng máy bay tuần tra chống ngầm tới đây.
Lưu ý rằng Mỹ có sẵn một số căn cứ quân sự ở châu Á, như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ Dương, Thái Lan, Philippines và Singapore. Và đặc biết là các trang thiết bị và vũ khí của Mỹ không ngừng được đầu tư về công nghệ để phát triển.
Cuộc cạnh tranh lực lượng bảo vệ bờ biển
Một lĩnh vực đang dấy lên sự cạnh tranh mạnh ở khu vực châu Á, đó là lực lượng bảo vệ bờ biển.
Trung Quốc là một quốc gia đầu sổ ở châu Á về lực lượng này. Họ có một đội tàu dân sự cực lớn, lực lượng này sẽ hạn chế khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa các lực lượng hải quân giữa các quốc gia, một yếu tố có thể dẫn đến sự leo thang của các cuộc xung đột vũ trang.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang sử dụng đội tàu của mình núp dưới bóng “tàu Hải cảnh” để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ của họ, Trung Quốc đang lách luật để quốc tế khó có thể lên án họ khi họ sử dụng đội tàu gọi là dân sự này.
Đội tàu bảo vệ bờ biển của các quốc gia khu vực và chi phí cho hàng năm.
Ky la tinh hinh chau A: Hop tac va chay dua vu trang-Hinh-3
 Trang bị và ngân sách lực lượng cảnh sát biển một số quốc gia châu Á.
Trung Quốc đã hoàn thành việc đóng mới một con tàu khổng lồ thứ hai cho lực lượng bảo vệ bờ biển của họ, con tàu thứ nhất mang số hiệu 2901, tàu thứ hai 3901, hai tàu này có lượng dãn nước trên 10.000 tấn. Những chiếc tàu này sẽ được triển khai trên Biển Đông. Đây là những con tàu lớn hơn cả tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu Shikishima nặng 6.500 tấn của Nhật Bản, hai con tàu vốn được coi là tàu tuần duyên lớn nhất thế giới.
Gia tăng sức mạnh quân sự
Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên với tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tất cả yếu tố trên dẫn đến một thực tế rằng các quốc gia trong khu vực sẽ phải gia tăng xây dựng sức mạnh quân sự và hiện đại hóa các trang thiết bị của dân sự và quân sự.
Vì vậy, trong những năm gần đây, Australia đã trang bị cho mình 12 máy bay trinh sát chống ngầm P-8 "Poseidon" của Boeing (trị giá khoảng 3,2 tỷ USD), 3 tàu khu trục Hobart (8 tỷ USD), 12 tàu ngầm mua của Pháp (39 tỷ USD), 12 tuần tra ven biển của Damen (2,2 tỷ USD) 9 tàu khu trục nhỏ mua của BAE (25 tỷ USD).
Trong khi đó Ấn Độ đã mua từ Pháp 6 tàu ngầm (3,5 tỷ USD), khoảng 90 máy bay phản lực từ Lockheed Martin, Boeing, Saab, 3 tàu sân bay, 5 tiểu đoàn S-400 của Nga cùng 12 tàu khu trục.
Indonesia đã mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc (1,1 tỷ USD), 10 máy bay Su-35 từ Nga.
Các quốc gia khác cũng đã và đang mua sắm các trang thiết bị vũ khí của các quốc gia như Nga và Đức và Hoa Kỳ.
Dự kiến chi phí cho ngành công nghiệp quốc phòng và mua sắm quân sự ở các quốc gia châu Á sẽ tiếp tục tăng, đây là một trong những nỗ lực nhằm tăng cường và đảm bảo an ninh biên giới của các quốc gia trong khu vực.
Trung Nghĩa

Bình luận(0)