Bagram là căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2001 cho tới nay. Đây cũng có thể được xem là đại bản doanh của liên quân do Mỹ đứng đầu tại quốc gia Trung Á này. Theo thiết kế, Bagram có sức chứa từ 3.000-13.000 binh sĩ cùng một lúc.Bagram có vị trí khá thuận lợi khi nằm tại tỉnh Parwan, miền đông Afghanistan, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul 47km.Tuy nhiên Mỹ không phải quốc gia đầu tiên sở dụng Bagram như một đại bản doanh tại Afghanistan. Trong những năm 1980, Liên Xô cũng từng sử dụng Bagram như một sân bay quân sự và hậu cần chiến lược với đường băng dài tới 3.000m đủ khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay của Liên Xô lúc đó.Hình ảnh bên trong căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan luôn hạn chế công bố với giới truyền thông quốc tế nhất là trong giai đoạn các chiến dịch quân sự của liên quân tại Afghanistan đang ở thời kỳ đỉnh điểm.Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật đang bảo dưỡng một chiếc F-16C tại Bagram.Quân đội Mỹ tái xây dựng lại Bagram từ năm 2006 với việc cải tạo lại đường băng do Liên Xô xây dựng cùng với đó là các khu phức hợp quân sự hổ trợ việc đóng quân lâu dài của Mỹ tại Afghanistan và biến nơi này một pháo đài bất khả xâm phạm.Dù vậy không có nghĩa Bagram an toàn trước các đợt tấn công của Taliban, mặc dù Mỹ đã bảo hàng chục triệu USD để xây dựng hệ thống tường bê tông vành đai bảo vệ căn cứ này.Hình ảnh căn cứ không quân Bagram nhìn từ trên cao với 2 đường băng chính, một do Liên Xô xây dựng và cái thứ hai được Mỹ xây mới vào năm 2006. Đến năm 2009, Mỹ tiếp tục chi 200 triệu USD để mở rộng Bagram.Với quy mô của mình Bagram hoạt động như một thị trấn giữa vùng hoang mạc Afghanistan, tuy nhiên điều kiện sinh hoạt ở Bagram được binh sĩ Mỹ đóng quân tại đây mô tả là khá tệ.Bagram cũng là một trong những căn cứ quân sự hiếm hoi của Mỹ tại nước ngoài được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm nhiều lần trong suốt hai nhiệm kỳ của mình.Tương lai của Bagram phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Trước đó vào năm 2015 Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016 tuy nhiên kế hoạch này bị tạm hoãn cho đến cuối năm 2017.Bagram còn được ví như nước Mỹ thu nhỏ ở Afghanistan và các binh sĩ đóng quân ở đây có thể mua mọi thứ như ở quê nhà từ những chiếc Hamburger từ một cửa hành Burger King cho đến những chiếc Pizza của Pizza Hut.Các binh sĩ cũng có thể thư giãn với một tiệm cắt tóc được đặt ngay trong căn cứ.Đời sống tinh thần của binh sĩ khá quan trọng đối với Quân đội Mỹ và họ luôn đáp ứng mọi nhu cầu được đề xuất tất nhiên nếu nó hợp lý. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ trong một cửa hành cho thuê đĩa phim bên trong căn cứ Bagram.Một nhóm binh sĩ Mỹ chơi bóng ném bên trong một khu thể thao trong nhà.
Bagram là căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2001 cho tới nay. Đây cũng có thể được xem là đại bản doanh của liên quân do Mỹ đứng đầu tại quốc gia Trung Á này. Theo thiết kế, Bagram có sức chứa từ 3.000-13.000 binh sĩ cùng một lúc.
Bagram có vị trí khá thuận lợi khi nằm tại tỉnh Parwan, miền đông Afghanistan, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul 47km.
Tuy nhiên Mỹ không phải quốc gia đầu tiên sở dụng Bagram như một đại bản doanh tại Afghanistan. Trong những năm 1980, Liên Xô cũng từng sử dụng Bagram như một sân bay quân sự và hậu cần chiến lược với đường băng dài tới 3.000m đủ khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay của Liên Xô lúc đó.
Hình ảnh bên trong căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan luôn hạn chế công bố với giới truyền thông quốc tế nhất là trong giai đoạn các chiến dịch quân sự của liên quân tại Afghanistan đang ở thời kỳ đỉnh điểm.
Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật đang bảo dưỡng một chiếc F-16C tại Bagram.
Quân đội Mỹ tái xây dựng lại Bagram từ năm 2006 với việc cải tạo lại đường băng do Liên Xô xây dựng cùng với đó là các khu phức hợp quân sự hổ trợ việc đóng quân lâu dài của Mỹ tại Afghanistan và biến nơi này một pháo đài bất khả xâm phạm.
Dù vậy không có nghĩa Bagram an toàn trước các đợt tấn công của Taliban, mặc dù Mỹ đã bảo hàng chục triệu USD để xây dựng hệ thống tường bê tông vành đai bảo vệ căn cứ này.
Hình ảnh căn cứ không quân Bagram nhìn từ trên cao với 2 đường băng chính, một do Liên Xô xây dựng và cái thứ hai được Mỹ xây mới vào năm 2006. Đến năm 2009, Mỹ tiếp tục chi 200 triệu USD để mở rộng Bagram.
Với quy mô của mình Bagram hoạt động như một thị trấn giữa vùng hoang mạc Afghanistan, tuy nhiên điều kiện sinh hoạt ở Bagram được binh sĩ Mỹ đóng quân tại đây mô tả là khá tệ.
Bagram cũng là một trong những căn cứ quân sự hiếm hoi của Mỹ tại nước ngoài được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm nhiều lần trong suốt hai nhiệm kỳ của mình.
Tương lai của Bagram phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Trước đó vào năm 2015 Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016 tuy nhiên kế hoạch này bị tạm hoãn cho đến cuối năm 2017.
Bagram còn được ví như nước Mỹ thu nhỏ ở Afghanistan và các binh sĩ đóng quân ở đây có thể mua mọi thứ như ở quê nhà từ những chiếc Hamburger từ một cửa hành Burger King cho đến những chiếc Pizza của Pizza Hut.
Các binh sĩ cũng có thể thư giãn với một tiệm cắt tóc được đặt ngay trong căn cứ.
Đời sống tinh thần của binh sĩ khá quan trọng đối với Quân đội Mỹ và họ luôn đáp ứng mọi nhu cầu được đề xuất tất nhiên nếu nó hợp lý. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ trong một cửa hành cho thuê đĩa phim bên trong căn cứ Bagram.
Một nhóm binh sĩ Mỹ chơi bóng ném bên trong một khu thể thao trong nhà.