Theo tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly cho biết, Quân đội Ai Cập có thể đã mua các biến thế mới hoặc nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk và tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor từ Nga. Thông tin trên được tiết lộ trong một cuộc tập trận phòng không gần đây được Bộ quốc phòng Ai Cập tổ chức.
Đoạn video cho thấy những phương tiện quân sự giống với xe radar kiêm bệ phóng tự hành (TELAR) của tổ hợp Buk-M2. Trước đó, Ai Cập được cho là đã sở hữu hệ thống Buk-M1-2 với xe TELAR, trong đó có radar quét cơ học Fir Dome được nhận diện là giống với hệ thống Buk-M1 nhưng bắn loại đạn tên lửa phòng không 9M317 mới hơn. Buk-M2 cũng sử dụng đạn 9M317 nhưng xe TELAR được trang bị radar mạng pha thế hệ mới.
|
Hình ảnh chụp tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung Buk-M1-2 trong cuộc tập trận phòng không gần đây của Quân đội Ai Cập.
|
Theo đại diện của công ty quốc phòng Almaz Antey của Nga cho hay, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2 có thể tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không. Bên cạnh đó trong cuộc tập trên của lực lượng phòng không Ai Cập còn có sự xuất hiện của hệ thống radar trinh sát tầm xa Snow Drift. Hiện tại vẫn chưa rõ các tổ hợp phòng không Buk-M1-2 của Ai Cập là phiên bản được nâng cấp với hệ thống radar mới hay là các tổ hợp phòng không Buk-M2 được mua mới.
Tương tự, đoạn clip cũng giới thiệu tổ hợp phòng không Tor với radar bám bắt mục tiêu mạng pha giống như loại sử dụng trên hệ thống Tor-M2, khác hẳn với kiểu radar quét cơ khí trên hệ thống Tor-M1 mà Ai Cập đã sở hữu vài năm qua.
Tor-M2 có thể đồng thời theo dõi 4 mục tiêu, mạnh hơn so với kiểu theo dõi 1 mục tiêu của Tor-M2, khiến nó trở thành một trong những hệ thống phòng thủ điểm hiệu quả nhất trong tác chiến chống cuộc tập kích đường không ồ ạt.
Trước đó một quan chức cấp cao thuộc Bộ quốc phòng Nga cũng đã xác nhận rằng, Ai Cập đã sở hữu tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-300VM (hay còn được gọi là Antey-2500). Tuy nhiên trong đợt tập trận lần này lại không thấy sự xuất hiện của nó.
|
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2 của Quân đội Ai Cập.
|
Vyacheslav Dzirkaln - Phó tổng giám đốc ủy ban các vấn đề hợp tác quân sự của Nga trả lời phỏng vấn hãng tin TASS hôm 12/11 cho biết, Venezuela là quốc gia đầu tiên được Nga xuất khẩu các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-300VM, và quốc gia tiếp theo là Ai Cập với tổng cộng 5 tổ hợp đã được chuyển giao.
Trước đó tờ Vedomosti của Nga đã trích dẫn nguồn tin giấu tên của một quan chức thuộc cơ quan công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga là Rosoboronexport đã ký một hợp đồng vũ khí trị giá 500 triệu USD với phía Ấn Độ, trong đó có bao gồm cả các tổ hợp tên lửa S-300VM.
|
Ngoài các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, tầm ngắn như Buk-M2 và Tor-M2, Quân đội Ai Cập còn sở hữu cả các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-300Vm của Nga.
|
Vào hôm 11/9 tờ Fontanka của St Petersburg cũng đưa tin về việc nhà máy tăng thiết giáp Kirov của thành phố này, đang sản xuất 22 khung gầm bánh xích được sử dụng trên các tổ hợp S-300VM cho một khách hàng không xác định.
S-300VM là biến thể xuất khẩu đặc biệt được phát triển song song với phiên bản tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-300Vcủa Quân đội Nga. Nó có thể sử dụng hai loại tên lửa đánh chặn khác nhau dành cho các mục tiêu tầm trung và tầm xa. S-300VM được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu là các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn với tầm bắn 200km. Hoặc các mục tiêu là tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, các loại máy bay chiến thuật và chiến lược, cũng như vũ khí điều khiển chính xác.