Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy từ năm 1958, tại thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Khi đó, một nông dân đã làm vỡ chiếc quách, để lộ quan tài sơn son thiếp vàng bên trong. Các cơ quan chức năng đã cho dùng xi măng vá kín chỗ bị vỡ và giao mộ cho chính quyền địa phương quản lý. Do thường xuyên bị kẻ xấu nhòm ngó, đầu năm 1964, mộ đã được khai quật. Chiếc quan tài nguyên vẹn làm bằng gỗ Ngọc Am (Pơ mu) đã được đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Vào ngày 2/4/1964, quan tài được mở nắp trước sự chứng kiến của các lãnh đạo nhà nước và những nhà khoa học đầu ngành. Sau tấm chăn bông vỏ gấm, thi hài được liệm bởi nhiều lớp quần áo, vải liệm. Khi giở tấm khăn phủ mặt, các nhà khảo cổ hết sức ngỡ ngàng khi thấy da mặt của xác ướp vua Lê Dụ Tông còn màu xám nhạt, sau vài phút thì ngả màu xám đều như toàn thân. Khi bóc hết các lớp quần áo bọc ngoài, thi hài Lê Dụ Tông đã bị teo lại nhưng chưa khô, tay chân thân thể vẫn còn mềm mại, các khớp có thể co duỗi được. Môi của thi hài bị teo để lộ hàm răng đen đã rụng một vài chiếc, cằm có chòm râu đen đã điểm bạc... Do chất dầu thơm trong quan tài ngấm vào nên xác ướp sực mùi thơm. Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ quý sơn son, kèm theo nhiều hiện vật gồm chăn bông, vải liệm, áo mặc, giấy bản, khăn phủ mặt, gối, hia, túi trầu, nút lỗ tai bằng bông… đẫm dầu thơm. Khăn phủ mặt có thêu rồng còn được bảo tồn khá tốt của vua Lê Dụ Tông. Các loại túi gấm trong quan tài. Một trong những hiện vật quan trọng nhất là chiếc hoàng bào thêu rồng vẫn giữ tươi màu vàng óng với lấp lánh sợi thêu kim tuyến và sợi tơ nhuộm màu ngũ sắc. Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam đương thời. Sau khi khai quật, xác ướp được bảo quản ở tầng hầm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong điều kiện khá tốt. Năm 1996, con cháu dòng họ Lê đề nghị được rước thi hài Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thái Miếu nhà Lê ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Cơ quan chức năng và tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý, kế hoạch khá chi tiết thực hiện cũng được vạch ra. Tuy nhiên, việc không thành do một nhà khoa học có uy tín không đồng ý. Sau nhiều nỗ lực vận động, đến năm 2010 nguyện vọng của họ Lê mới được đáp ứng. Ảnh: Thi hài vua Lê trước ngày hoàn táng. Ảnh: VOV. Vào ngày 11 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (25/1/2010), lễ nhập quan và tổ chức đưa thi hài vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã được thực hiện một cách trang trọng, kết thúc 46 năm lận đận của xác ướp cổ kể từ khi được khai quật. Ảnh: GĐ & XH.
Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy từ năm 1958, tại thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Khi đó, một nông dân đã làm vỡ chiếc quách, để lộ quan tài sơn son thiếp vàng bên trong. Các cơ quan chức năng đã cho dùng xi măng vá kín chỗ bị vỡ và giao mộ cho chính quyền địa phương quản lý. Do thường xuyên bị kẻ xấu nhòm ngó, đầu năm 1964, mộ đã được khai quật.
Chiếc quan tài nguyên vẹn làm bằng gỗ Ngọc Am (Pơ mu) đã được đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Vào ngày 2/4/1964, quan tài được mở nắp trước sự chứng kiến của các lãnh đạo nhà nước và những nhà khoa học đầu ngành. Sau tấm chăn bông vỏ gấm, thi hài được liệm bởi nhiều lớp quần áo, vải liệm.
Khi giở tấm khăn phủ mặt, các nhà khảo cổ hết sức ngỡ ngàng khi thấy da mặt của xác ướp vua Lê Dụ Tông còn màu xám nhạt, sau vài phút thì ngả màu xám đều như toàn thân.
Khi bóc hết các lớp quần áo bọc ngoài, thi hài Lê Dụ Tông đã bị teo lại nhưng chưa khô, tay chân thân thể vẫn còn mềm mại, các khớp có thể co duỗi được.
Môi của thi hài bị teo để lộ hàm răng đen đã rụng một vài chiếc, cằm có chòm râu đen đã điểm bạc...
Do chất dầu thơm trong quan tài ngấm vào nên xác ướp sực mùi thơm.
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ quý sơn son, kèm theo nhiều hiện vật gồm chăn bông, vải liệm, áo mặc, giấy bản, khăn phủ mặt, gối, hia, túi trầu, nút lỗ tai bằng bông… đẫm dầu thơm.
Khăn phủ mặt có thêu rồng còn được bảo tồn khá tốt của vua Lê Dụ Tông.
Các loại túi gấm trong quan tài.
Một trong những hiện vật quan trọng nhất là chiếc hoàng bào thêu rồng vẫn giữ tươi màu vàng óng với lấp lánh sợi thêu kim tuyến và sợi tơ nhuộm màu ngũ sắc.
Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam đương thời. Sau khi khai quật, xác ướp được bảo quản ở tầng hầm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong điều kiện khá tốt.
Năm 1996, con cháu dòng họ Lê đề nghị được rước thi hài Lê Dụ Tông về hoàn táng tại Thái Miếu nhà Lê ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa. Cơ quan chức năng và tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý, kế hoạch khá chi tiết thực hiện cũng được vạch ra. Tuy nhiên, việc không thành do một nhà khoa học có uy tín không đồng ý. Sau nhiều nỗ lực vận động, đến năm 2010 nguyện vọng của họ Lê mới được đáp ứng. Ảnh: Thi hài vua Lê trước ngày hoàn táng. Ảnh: VOV.
Vào ngày 11 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (25/1/2010), lễ nhập quan và tổ chức đưa thi hài vua Lê Dụ Tông về hoàn táng tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã được thực hiện một cách trang trọng, kết thúc 46 năm lận đận của xác ướp cổ kể từ khi được khai quật. Ảnh: GĐ & XH.