Nhìn từ góc độ người đàn ông, phụ nữ là người luôn mồn luôn miệng, liến thoắng không ngừng, họ có thể cằn nhằn bất kỳ lúc nào.
Phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông và khoa học đã chứng minh; phụ nữ có thể vừa sử dụng máy tính vừa sử dụng điện thoại, đồng thời vẫn có thể nghe được lời người khác nói sau lưng, và trong quá trình đó họ vẫn có thể không ngừng uống nước.
Phụ nữ có thể nói những chuyện không liên quan đến chủ đề đang nói, sử dụng và thay đổi đến 5 loại giọng điệu để tăng hoặc giảm những điều cần thể hiện. Chỉ cần họ muốn, họ có thể biến những chuyện bé như hạt vừng hạt kê thành một câu chuyện thống nhất, khiến người nghe phát hoảng, ù hai lỗ tai.
Vì vậy, xét từ góc độ người đàn ông thì phụ nữ là người mồm miệng luyến thoắng, nói năng không ngừng. Còn xét từ góc độ người phụ nữ thì đàn ông là biểu hiện của sự trầm tư, ít nói. Sự lặng im của đàn ông càng kích thích thần kinh của phụ nữ. Nguyên nhân của việc phụ nữ hay cằn nhằn cũng bắt nguồn từ đó.
|
Cằn nhằn là một loại bệnh lý, phản ánh tâm lý không biết phải làm thế nào với sự chênh lệch của hiện thực và mong mỏi cháy bỏng trong hôn nhân của người vợ.
|
Trong “Tọa đàm tâm lý gia đình”, một người chồng nói: “Hiện nay khoa học không ngừng phát triển, tại sao trên thế giới không phát minh ra thuốc trị bệnh cằn nhằn?”, khiến cả hội trường phì cười, cười xong lại dẫn đến những suy nghĩ sâu xa.
Trên thực tế, cằn nhằn là một loại bệnh lý, phản ánh tâm lý không biết phải làm thế nào với sự chênh lệch của hiện thực và mong mỏi cháy bỏng trong hôn nhân của người vợ. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể nhận ra cằn nhằn là biểu hiện của sự không vui vẻ, không hạnh phúc của người phụ nữ.
Phụ nữ thường mơ mộng trong cuộc sống nói chung và hôn nhân nói riêng. Nếu cuộc sống sau hôn nhân vẻn vẹn chỉ như câu cá bắt bướm, phụ nữ không nhận được sự quan tâm thương yêu của chồng mình thì ắt sẽ nảy sinh những ưu phiền. Điều này dẫn đến họ không hài lòng, mệt mỏi với chồng và muốn được thay đổi. Khi không tìm được cách nào thay đổi, thì xảy ra tình trạng nói nhiều hay cằn nhằn là dễ hiểu, đây cũng chính là biểu hiện nhu cầu của họ.
Có điều, phụ nữ cằn nhằn thường không có tác dụng, vì đó là một phương pháp không đúng. Họ nên thẳng thắn nói ra những yêu cầu của mình rồi cùng nhau giải quyết chứ không nên dùng lời lẽ trách móc để thể hiện.
Đáng tiếc một điều là có rất ít đàn ông khi bị cằn nhằn hiểu được nguyên nhân của này, họ thường trốn tránh trước sự chỉ trích trách móc của phụ nữ. Đàn ông càng tỏ ra nhắm mắt bịt tai làm ngơ, càng khiến phụ nữ cằn nhằn chỉ trích trách mắng. Điều này sẽ gây tổn hại đến quan hệ của cả hai người. Bởi vì người bị cằn nhằn lúc nào cũng sẽ rơi vào trạng thái tự vệ và phòng bị.
Nếu có thể, tôi hi vọng các bà vợ hãy “giữ mồn giữ miệng”. Bạn có gì không hài lòng với cuộc hôn nhân hay với chồng của mình, hãy bày tỏ thẳng thắn suy nghĩ, yêu cầu anh ta thông cảm và chia sẻ. Nếu có yêu cầu gì thì hãy nói để anh ấy hiểu. Cằn nhằn chỉ phản tác dụng mà thôi, thậm chí có thể dẫn đến việc cả hai cùng bị thiệt thòi.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: