Cách hay khi bé cãi “nhem nhẻm“

Google News

Bạn nói câu gì bé cãi câu đó. Liệu sự ngang bướng của trẻ có nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?

Bạn nói câu gì bé cãi câu đó. Liệu sự ngang bướng của trẻ có nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?

Điệp khúc “Con không”

Cô con gái 3 tuổi đang ở giai đoạn thử thách bố mẹ mọi lúc mọi nơi. Khi bạn nói: “Đến giờ ngủ trưa rồi đấy”, con bướng bỉnh hét lên: “Không con không mệt”. Bạn đánh vào tâm lý thích xem phim hay chơi đồ hàng của con với hy vọng con thay đổi được thói qen ngủ dở dang vào cuối giờ chiếu suốt nhiều tháng nay. Nhưng đáp lại vẫn là thái độ ương ngạnh: ”Con không cần”. “Bài” này không hiệu quả, bạn lại tiếp tục áp dụng chiến lược rủ rỉ tâm sự. Nhưng tất cả những lời ngọt ngào dường như không ăn thua với sự ương ngạnh của cô bé.
Ở tuổi 3-5, bé ương bướng gần như là một bản năng. Ảnh minh họa
Ở tuổi 3-5, bé ương bướng gần như là một bản năng. Ảnh minh họa

Theo các nhà tâm lý, sự ngang bướng ở trẻ từ 3 - 5 tuổi gần như là một bản năng của con người. Ở độ tuổi này, trẻ có khuynh hướng hòa nhập vào thế giới người lớn, muốn chứng tỏ sự yêu - ghét, thích - không thích từ đó hình thành nên cá tính và sự độc lập. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cãi lời hay ngang bướng, bạn đừng vội buồn bã và bi quan rằng con mình đang có dấu hiệu hư. Hầu như đứa trẻ nào cũng muốn thể hiện sự độc lập, đây là một dấu hiệu trưởng thành cho thấy con bạn phát triển tốt. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn và uốn nắn trẻ thế nào để cây non mọc thẳng, không xiêu vẹo.
 
Nhấn mạnh đến hậu quả

Tránh sự chú ý

Đây là cách để “trị” cơn bướng bỉnh của bé. Nếu bạn nổi đóa, giận dữ, cuốn theo cơn giãy giụa, la hét của con, bé càng được nước lấn tới. Tốt nhất tảng lờ bé và dứt khoát nói: “Không là không”.
Khi muốn phá tan sự bướng bỉnh của con, tốt nhất hãy nhấn mạnh đến hậu quả của sự ngang bướng đó. Thời điểm tốt nhất nên ngăn cản con là khi bé đang có tâm lý thoải mái.

Với trẻ con, khi hiểu được hậu quả, trẻ sẽ dễ dàng điều khiển hành vi của mình hơn. Ra lệnh và giải thích trong mọi tình huống đều không phát huy tác dụng với những trẻ ngang bướng. Tốt nhất, trong những trường hợp trẻ khăng khăng làm theo ý mình bạn hãy lựa lời để trẻ suy nghĩ đến hậu quả.

Quan trọng hơn nữa, bạn cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ lại ngang bướng làm trái ý kiến bạn. Hãy hỏi con vì sao con không chịu ngủ trưa, vì sao con không chịu đánh răng, vì sao con không thích mặc quần dài… Và hãy giải quyết triệt để những thứ khiến bé ghét. Chẳng hạn như, bé không chịu đánh răng vì kem đánh răng cay thì bạn hãy giúp con đổi loại mới. Bé không chịu ngủ vì nằm một mình buồn, bạn hãy nằm cùng con. Bé ghét quần dài vì che mất đôi dép nhỏ xinh, bạn hãy lên gấu quần cho bé…

Đôi khi, việc lắng nghe ý kiến của trẻ và khuyến khích trẻ suy nghĩ sẽ giúp bạn giải quyết được thói ương bướng khó chịu của con. Tránh đánh mắng chửi con. Những biện pháp này không phải là cách giáo dục trẻ hiệu quả, nó chỉ khiến bé thêm lì và hủy hoại cá tính của mình đi.
 
Theo Gia đình/ Gia đình Trẻ
[links()]

Bình luận(0)