1. “The Lion King” (Vua sư tử) lúc đầu có tựa đề “King of the jungle” (Chúa tể rừng xanh). Tuy nhiên, sau đó Disney đã thay đổi tên gọi của bộ phim vì nhận ra một thực tế là không phải chú sư tử nào cũng sống trong rừng già.
|
“The Lion King” (Vua sư tử) lúc đầu có tựa đề “King of the jungle” (Chúa tể rừng xanh). Nguồn ảnh : buzz. |
2. Để có thể mang đến cho khán giả những thước phim bất hủ đã đi vào lịch sử như vậy, các nhà làm phim của Disney phải mất ba năm ròng nghiên cứu các loài vật, bối cảnh châu Phi và vẽ. Một triệu bản vẽ đã được làm ra, trong đó có đến 1.197 bối cảnh và 119.058 phân cảnh được vẽ và tô màu hoàn toàn bằng tay.
Bên cạnh đó, họ cũng “to gan” không kém khi dám mạo hiểm đưa sư tử thật vào xưởng phim để giúp cho bộ phim có được cái nhìn chân thật nhất.
3. Có một chi tiết nhỏ trong “The Lion king” đã từng gây nên rất nhiều tranh cãi. Đó là cảnh tượng chú sư tử Simba ngã gục xuống vách đá làm bụi đất bay mờ mịt xung quanh, vô tình tạo nên chữ “SEX” trên bầu trời.
|
Dòng chữ trên bầu trời từng làm dấy lên sự ồn ào trong dư luận. Nguồn ảnh : buzz. |
Ngay sau đó, các nhà sản xuất đã lên tiếng giải thích rằng đó chỉ là sự cố nhầm lẫn,dòng chữ đó thực ra là “SFX”,một cụm từ viết tắt của đội ngũ tạo hiệu ứng kỹ xảo của bộ phim.
4. Một trong số những hành động đáng yêu của chú lợn lòi vui nhộn Pumbaa thường hay làm trong phim đó là lấy tay xoa bụng mình. Hành động này được lấy cảm hứng từ người vợ mang thai của chuyên viên thiết kế hình ảnh bộ phim, Tony Bancroft.
Mục đích của việc truyền cảm hứng này mang tính nhân văn, giúp nhân vật Pumbaa trở nên “giống con người và gần gũi” hơn..
|
Chú lợn lòi vui nhộn Pumbaa là nhân vật Disney đầu tiên biết "xì hơi". |
Ngoài ra, còn một tiết lộ thú vị khác, đó là Pumbaa là nhân vật hoạt hình Disney đầu tiên biết “xì hơi”, một trong những sáng tạo siêu vui nhộn của đoàn làm phim.
5. Cảnh đoàn linh cẩu – tay sai của Scar- chú ruột của Simba đồng thời là em trai của vua sư tử Mufasa tập hợp thành đàn để chuẩn bị cho cuộc chiến được khơi nguồn cảm hứng từ cảnh tập hợp binh lính của tên độc tài khét tiếng thế giới một thời Hitler.
|
Cảnh đoàn linh cẩu dàn trận được gợi cảm hứng từ cảnh tập trận của Đức quốc xã. |
6. Mặc dù từng được biết đến là bộ phim hoạt hình đầu tiên của Disney có kịch bản riêng biệt và không phải dựa trên bất kỳ tác phẩm văn học hay được chuyển thể từ câu truyện cổ tích nào, nhưng khi vừa mới ra mắt, “The Lion King” đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía dư luận vì họ cho rằng, bộ phim này đã “ăn cắp” ý tưởng từ series phim hoạt hình “Kimba, Chú sư tử trắng” của Nhật Bản.
|
Nếu để ý kỹ sẽ thấy nhiều nét tương đồng đến mức “lộ liễu” giữa 2 tác phẩm hoạt hình. |
Bên cạnh nét giống nhau của cốt truyện, nếu để ý kỹ sẽ thấy nhiều nét tương đồng đến mức “lộ liễu” giữa 2 tác phẩm hoạt hình. Ví dụ như nhân vật chính có tên gần giống nhau là Simba và Kimba, Simba nhìn thấy hình ảnh vua cha đã mất trong đám mây và Kimba cũng có trải nghiệm như vậy,...
Mặc dù gia đình và công ty sản xuất của Kimba chú sư tử trắng,Tezuka thừa nhận sự giống nhau giữa hai câu chuyện, nhưng họ không quyết định khởi kiện Disney vì ba lý do:
- Thứ nhất là giữa công ty với hãng Disney luôn có mối quan hệ tốt đẹp, và cả hai đều hy vọng mối quan hệ này được duy trì mãi.
- Thứ hai, Tezuka là fan hâm mộ các tác phẩm của Disney và có lúc định nhờ Disney chuyển thể tác phẩm Sư tử trắng Kimba.
- Thứ ba là việc phát hành Vua Sư Tử đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi tại Nhật; nhờ đó, bộ phim hoạt hình cũ Kimba mới có cơ hội hồi sinh qua "Những cuộc phiêu lưu mới của Kimba".
7. Đoàn làm phim đã phải mất 3 năm trời để tạo ra cảnh rượt đuổi tán loạn trong bộ phim với hiệu ứng động, trong khi cảnh phim này chỉ kéo dài đúng 2,5 phút.
|
Cảnh phim chỉ kéo dài 2 phút rưỡi nhưng đã "ngốn" của đoàn làm phim 3 năm trời. |
8. Trước khi tham gia lồng tiếng cho The Lion King, James Earl Jones và Madge Sinclair đã từng đóng vai cha mẹ của một hoàng tử châu Phi trong phim “Coming to America”.
|
James Earl Jones và Madge Sinclair đã từng đóng vai cha mẹ của một hoàng tử châu Phi trong phim “Coming to America” trước khi lồng tiếng cho "The Lion King". |
9. Khi Simba (Jonathan Taylor Thomas lồng tiếng) nói với Scar (Jeremy Irons): “ Chú trông thật kỳ quặc!”, Scar đáp lại: “Lời của cháu không có ý nghĩa gì cả”. Đoạn hội thoại này giống hệt đoạn hội thoại giữa Ron Silver và Irons sau khi nhận giải Oscar cho bộ phim “Reversal of Fortune”.
|
Sư tử nhí Simba và ông chú ruột nham hiểm Scar. |
10. Ca khúc lừng danh “Can you Feel the Love Tonight” lúc đầu được sử dụng cho cặp đôi vui nhộn Timon và Pumbaa, nhưng sau đó ý tưởng này đã bị chính ca sỹ Elton John từ chối và ca khúc này đã được lồng vào khung cảnh tình yêu của Simba và Nala.
Hai ca khúc Circle of Life cùng Can You Feel the Love Tonight? đều được đề cử Oscar, trong đó ca khúc sau đã đoạt tượng vàng của Viện Hàn Lâm cũng như được đề cử Grammy 1995 “Ca khúc hay nhất”.
11. Các nhà sinh vật học đã từng lên án và đâm đơn kiện Disney vì tội ngược đãi và cố tình bóp méo hình ảnh loài linh cẩu vốn hiền lành trở thành những con vật độc ác và ngu dốt trong tạo hình tay sai của sư tử Scar.
12. Scar là con sư tử duy nhất trong phim có móng vuốt.
|
Scar là con sư tử duy nhất trong phim có móng vuốt. |
13. “Vua sư tử” là bộ phim hoạt hình đầu tiên có phụ đề bằng tiếng Zulu.
14. Vua hài “Mr Bean” - Rowan Atkinson chính là người lồng tiếng cho chú vẹt Zazu.
15. “The Lion King” chính là tuyệt phẩm hoạt hình hút khách nhất mọi thời đại trong thể loại hoạt hình vẽ tay truyền thống.
|
The Lion King. |
16. Bài hát dành cho cặp đôi hài hước Timon và Pumbaa lúc đầu là “He’s Got It All Worked Out”. Tuy nhiên, sau chuyến “du hí” đến Châu Phi, họ quyết định đổi sang ca khúc “Hakuna Matata”. Được biết, bài hát này xuất phát từ một cụm từ trong một bộ phim hoạt hình Châu Phi mà đoàn sản xuất phim tình cờ nghe được.
|
Cặp đôi hài hước Timon và Pumbaa. |
17. Lúc đầu, Disney chọn cặp đôi Cheech Marin và Tommy là người lồng tiếng tương ứng cho 2 chú linh cẩu Banzai và Shenzi, nhưng không may sau đó, Tommy đã quyết định chia tay đoàn làm phim và Whoopi Goldberg là người thay thế Tommy.
18. “The Lion King” là bộ phim hoạt hình thứ 2 giành được giải Qủa Cầu Vàng sau Beauty and The Beast cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất – Thể loại Hài/Âm nhạc.
19. “Vua sư tử” là bộ phim đạt doanh thu cao nhất trên toàn cầu vào năm 1994 sau lần ra mắt đầu tiên với mức doanh thu là 768 triệu USD. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, nó vẫn phải chịu đứng sau Forrest Gump của Tom Hanks.
|
“The Lion King” đã “nghiền nát” phòng vé thế giới với 987,4 triệu USD. |
Bên cạnh đó, The Lion King đã xác lập kỷ lục là video gia đình bán chạy nhất với hơn 55 triệu bản được bán ra tính cho tới thời điểm này, trong đó chỉ riêng ngày đầu tiên bộ phim đã tiêu thụ được 4,5 triệu bản.
20. “The Lion King” đã “nghiền nát” phòng vé thế giới với 987,4 triệu USD. Phiên bản 3D năm 2011 cũng đứng đầu doanh thu trong những ngày đầu ra rạp.
Nhạc phim từng đoạt giải Grammy của “Vua sử tử” đã bán được hơn 14 triệu bản. “The Lion King” cũng là vở nhạc kịch có doanh thu cao nhất trong lịch sử Broadway với gần 80 triệu lượt xem.