Từng được Ducati Việt Nam tổ chức tại trường đua Happy Land ở Long An, khóa huấn luyện Ducati Riding Experience (DRE) đã trở lại Hà Nội trong 2 ngày cuối tuần 14 và 15/5/2016.Đã từng được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2015, chương trình luyện ký năng lái xe môtô Ducati - DRE vẫn tiếp tục diễn ra tại địa điểm tổ chức tại Trung tâm dạy lái xe Đình Xuyên - Yên Viên - Gia Lâm.Ducati Riding Experience được tổ chức từ 8 giờ sáng tới 17 giờ chiều hàng ngày. Vào buổi huấn luyện đầu tiên diễn ra trong ngày 14/5, một số chủ xe Ducati tại Hà Nội đã có mặt từ khá sớm.Một điểm khác so với các chương trình Ducati Riding Experience của năm ngoái đó là các bài tập của DRE 2016 sẽ được chia thành hai cấp độ Cơ bản (Intro) và Nâng cao (Precision). Trong đó, ngày 14 sẽ dành riêng cho hạng Cơ bản. Những học viên đã vượt qua hạng này có thể tiếp tục đăng ký học hạng Nâng cao vào hôm sau.Trước khi ra sân tập, các học viên sẽ được huấn luyện viên Ducati hướng dẫn và lưu ý kỹ càng các quy định cơ bản để đảm bảo sự an toàn khi tập cho bản thân và những người khác.Việc đầu tiên mà các học viên được dạy đó là luôn mặc đồ bảo hộ khi lái xe môtô phân khối lớn. Với đầy đủ đồ bảo hộ, người lái có thể "lành lặn" sau những va chạm và tai nạn bất ngờ trên đườngNgoài ra, trước khi lên xe, người dùng cũng cần phải kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động của chiếc xe, đặc biệt là xích và lốp. Cần đảm bảo cả lốp trước và sau được bơm đủ hơi theo sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe. Đối với những xe Ducati, mỗi lần bật khóa điện, các đèn báo trên bảng đồng hồ cũng sẽ nháy sáng rồi tắt để kiểm tra các hệ thống.Tiếp theo, học viên sẽ được hướng dẫn tư thế ngồi chuẩn khi điều khiển xe. Điều đầu tiên mỗi người cần lưu ý đó là thả lỏng cơ thể, không "gồng mình" để có thể điều khiển xe một cách thoải mái và dễ phản xạ khi gặp tình huống bất ngờ.Tư thế để chân cũng là điều cần lưu ý trong khóa học. Trái với quan niệm đặt lòng bàn chân đặt ở giữa gác chân như đa số thường nghĩ, tư thế để chân tốt nhất là đặt mũi chân. Với tư thế này, cơ thể có thể di chuyển uyển chuyển hơn khi lái xe, mũi chân không bị cọ xuống đất khi ôm cua nghiêng xe và hạn chế được rung động truyền lên người, tránh mệt mỏi khi đi đường dài.Đối với tư thế để tay, tốt nhất 2 ngón tay của mỗi bàn tay phải luôn đặt trên tay phanh/côn để dễ dàng xử lý khẩn cấp. Việc dùng cả 4 ngón đặt trên tay phanh không được khuyến nghị, đo lực bóp của cả 4 ngón tay dễ khiến phanh trước bị xiết quá chặt, có thể khiến người lái bị ngã xe khi chạy những chiếc xe không có ABS.Sau khi được hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản, các học viên bắt đầu chạy vài vòng "khởi động" trước khi vào bài tập thứ 2 - điều khiển xe ở tốc độ thấp. Đây là bài học rất hữu ích, đặc biệt trong điều kiện đường sá đông đúc và hay tắc ở Việt Nam.Điểm quan trọng của bài tập này đó là người điều khiển phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa ga và côn, cùng với phản xạ của thân mình để giữ thăng bằng cho chiếc xe.Đặc biệt, ở tốc độ thấp, chỉ nên sử dụng phanh sau và không sử dụng phanh trước. Nếu sử dụng phanh trước, do có lực phanh mạnh nên bánh trước sẽ dễ bị "giật" hoặc khóa ở tốc độ thấp, khiến người lái mất thăng bằng và đổ xe.Tuy nhiên khi ở tốc độ di chuyển bình thường, việc sử dụng cả 2 phanh với phanh trước bóp chậm hơn một chút so với bánh sau lại có vai trò tối quan trọng. Nếu chỉ sử dụng phanh sau, xe sẽ không đủ lực hãm và dừng chậm hơn, trong khi chỉ dùng phanh trước sẽ khiến chiếc xe bị chúi, khiến người lái dễ mất thăng bằng. Quá trình phanh cũng cần phải "mượt" nhất có thể.Bài học cuối cùng của khóa huấn luyện đó là kỹ thuật ôm cua. Trong đó về cơ bản, người lái sẽ phải chạy ra sát vạch phân cách làn đường trước góc cua, sau đó chọn mốc là phần đỉnh (apex) của góc cua để tránh cua "chửa", ôm rộng sang bên làn đường còn lại sau góc cua.Ở bài tập này, học viên sẽ điều khiển xe theo vòng tròn liên tục theo cả 2 chiều kim đồng hồ để có thể có được cảm giác ôm cua. Ga đều cùng tư thế ngồi chuẩn là "chìa khóa" giúp thực hiện bài tập này thành công.Với kỹ thuật tốt và có sự rèn luyện, người điều khiển có thể ôm sát cua ở góc nghiêng lớn mà vẫn giữ thăng bằng cho chiếc xe. Đối với những biker hay đi "phượt", bài tập này sẽ rất hữu ích khi đi đường đèo hay đồi núi.Vào cuối ngày, với các kiến thức học được, học viên sẽ luyện tập tự do trên sa hình được bố trí sẵn để nhanh chóng "thuộc bài" và nhận ra sự khác biệt so với trước khi học.Trong ngày 15/5/2016, khóa học nâng cao của Ducati Riding Experience sẽ tiếp tục diễn ra với các kỹ thuật cao cấp hơn. Trong năm nay, DRE sẽ trở thành một khóa học thường xuyên, để giúp những người điều khiển xe Ducati nói riêng và xe PKL nói chung được được trau dồi kỹ năng lái, xử lý tình huống... để từ đó chinh phục được chiếc xe và trở thành một tay lái văn minh khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân...
Từng được Ducati Việt Nam tổ chức tại trường đua Happy Land ở Long An, khóa huấn luyện Ducati Riding Experience (DRE) đã trở lại Hà Nội trong 2 ngày cuối tuần 14 và 15/5/2016.
Đã từng được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2015, chương trình luyện ký năng lái xe môtô Ducati - DRE vẫn tiếp tục diễn ra tại địa điểm tổ chức tại Trung tâm dạy lái xe Đình Xuyên - Yên Viên - Gia Lâm.
Ducati Riding Experience được tổ chức từ 8 giờ sáng tới 17 giờ chiều hàng ngày. Vào buổi huấn luyện đầu tiên diễn ra trong ngày 14/5, một số chủ xe Ducati tại Hà Nội đã có mặt từ khá sớm.
Một điểm khác so với các chương trình Ducati Riding Experience của năm ngoái đó là các bài tập của DRE 2016 sẽ được chia thành hai cấp độ Cơ bản (Intro) và Nâng cao (Precision). Trong đó, ngày 14 sẽ dành riêng cho hạng Cơ bản. Những học viên đã vượt qua hạng này có thể tiếp tục đăng ký học hạng Nâng cao vào hôm sau.
Trước khi ra sân tập, các học viên sẽ được huấn luyện viên Ducati hướng dẫn và lưu ý kỹ càng các quy định cơ bản để đảm bảo sự an toàn khi tập cho bản thân và những người khác.
Việc đầu tiên mà các học viên được dạy đó là luôn mặc đồ bảo hộ khi lái xe môtô phân khối lớn. Với đầy đủ đồ bảo hộ, người lái có thể "lành lặn" sau những va chạm và tai nạn bất ngờ trên đường
Ngoài ra, trước khi lên xe, người dùng cũng cần phải kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động của chiếc xe, đặc biệt là xích và lốp. Cần đảm bảo cả lốp trước và sau được bơm đủ hơi theo sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe. Đối với những xe Ducati, mỗi lần bật khóa điện, các đèn báo trên bảng đồng hồ cũng sẽ nháy sáng rồi tắt để kiểm tra các hệ thống.
Tiếp theo, học viên sẽ được hướng dẫn tư thế ngồi chuẩn khi điều khiển xe. Điều đầu tiên mỗi người cần lưu ý đó là thả lỏng cơ thể, không "gồng mình" để có thể điều khiển xe một cách thoải mái và dễ phản xạ khi gặp tình huống bất ngờ.
Tư thế để chân cũng là điều cần lưu ý trong khóa học. Trái với quan niệm đặt lòng bàn chân đặt ở giữa gác chân như đa số thường nghĩ, tư thế để chân tốt nhất là đặt mũi chân. Với tư thế này, cơ thể có thể di chuyển uyển chuyển hơn khi lái xe, mũi chân không bị cọ xuống đất khi ôm cua nghiêng xe và hạn chế được rung động truyền lên người, tránh mệt mỏi khi đi đường dài.
Đối với tư thế để tay, tốt nhất 2 ngón tay của mỗi bàn tay phải luôn đặt trên tay phanh/côn để dễ dàng xử lý khẩn cấp. Việc dùng cả 4 ngón đặt trên tay phanh không được khuyến nghị, đo lực bóp của cả 4 ngón tay dễ khiến phanh trước bị xiết quá chặt, có thể khiến người lái bị ngã xe khi chạy những chiếc xe không có ABS.
Sau khi được hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản, các học viên bắt đầu chạy vài vòng "khởi động" trước khi vào bài tập thứ 2 - điều khiển xe ở tốc độ thấp. Đây là bài học rất hữu ích, đặc biệt trong điều kiện đường sá đông đúc và hay tắc ở Việt Nam.
Điểm quan trọng của bài tập này đó là người điều khiển phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa ga và côn, cùng với phản xạ của thân mình để giữ thăng bằng cho chiếc xe.
Đặc biệt, ở tốc độ thấp, chỉ nên sử dụng phanh sau và không sử dụng phanh trước. Nếu sử dụng phanh trước, do có lực phanh mạnh nên bánh trước sẽ dễ bị "giật" hoặc khóa ở tốc độ thấp, khiến người lái mất thăng bằng và đổ xe.
Tuy nhiên khi ở tốc độ di chuyển bình thường, việc sử dụng cả 2 phanh với phanh trước bóp chậm hơn một chút so với bánh sau lại có vai trò tối quan trọng. Nếu chỉ sử dụng phanh sau, xe sẽ không đủ lực hãm và dừng chậm hơn, trong khi chỉ dùng phanh trước sẽ khiến chiếc xe bị chúi, khiến người lái dễ mất thăng bằng. Quá trình phanh cũng cần phải "mượt" nhất có thể.
Bài học cuối cùng của khóa huấn luyện đó là kỹ thuật ôm cua. Trong đó về cơ bản, người lái sẽ phải chạy ra sát vạch phân cách làn đường trước góc cua, sau đó chọn mốc là phần đỉnh (apex) của góc cua để tránh cua "chửa", ôm rộng sang bên làn đường còn lại sau góc cua.
Ở bài tập này, học viên sẽ điều khiển xe theo vòng tròn liên tục theo cả 2 chiều kim đồng hồ để có thể có được cảm giác ôm cua. Ga đều cùng tư thế ngồi chuẩn là "chìa khóa" giúp thực hiện bài tập này thành công.
Với kỹ thuật tốt và có sự rèn luyện, người điều khiển có thể ôm sát cua ở góc nghiêng lớn mà vẫn giữ thăng bằng cho chiếc xe. Đối với những biker hay đi "phượt", bài tập này sẽ rất hữu ích khi đi đường đèo hay đồi núi.
Vào cuối ngày, với các kiến thức học được, học viên sẽ luyện tập tự do trên sa hình được bố trí sẵn để nhanh chóng "thuộc bài" và nhận ra sự khác biệt so với trước khi học.
Trong ngày 15/5/2016, khóa học nâng cao của Ducati Riding Experience sẽ tiếp tục diễn ra với các kỹ thuật cao cấp hơn. Trong năm nay, DRE sẽ trở thành một khóa học thường xuyên, để giúp những người điều khiển xe Ducati nói riêng và xe PKL nói chung được được trau dồi kỹ năng lái, xử lý tình huống... để từ đó chinh phục được chiếc xe và trở thành một tay lái văn minh khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân...