Xe máy Yamaha Zuma 50 là mẫu tay ga mini với thiết kế cá tính, hướng tới giới trẻ với nhu cầu sử dụng trong thành phố. Ngoài tên gọi Zuma bán tại Mỹ, dòng xe này còn được Yamaha bán ở nhiều thị trường khác dưới tên BWs 50. Ra mắt lần đầu vào năm 1989, tính tới nay Zuma 50 đã trải qua tổng cộng 4 thế hệ.Trong đó, thế hệ thứ 3 của dòng xe này có thời gian sản xuất lâu nhất. Zuma 50 thế hệ 3 được ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2002, sau đó tới năm 2005 tạm ngừng bán ra. Tới năm 2008, dòng xe này tiếp tục quay trở lại nhưng đã được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu khí thải khắt khe hơn. Tới năm 2012, thế hệ Zuma hiện tại được ra mắt.So với những mẫu xe tay ga cỡ nhỏ trong đô thị khác như Honda Dio hay chính chiếc Jog của hãng xe máy Yamaha, Zuma 50 sở hữu thiết kế độc đáo, cá tính khi "lai" giữa xe tay ga truyền thống với các dòng xe địa hình enduro hay supermoto. Ở phía trước, phần đầu xe được thiết kế đơn giản, chỉ có cặp đèn pha rời gắn gọn phía dưới.Điểm đặc trưng nhất của dòng Zuma 50 là cặp đèn pha kép đặt rời ở phía dưới mặt nạ của xe. Khi nổ máy, 1 đèn của xe luôn sáng để đóng vai trò là đèn chiếu ban ngày và đèn cos về đêm. Chiếc Zuma 50 trong bài viết này còn được trang bị thêm tùy chọn lưới bảo vệ phía trước chóa đèn và lồng thép bao quanh, khiến chiếc xe có kiểu dáng càng cá tính và "bụi bặm" hơn.Xe sử dụng cặp mâm đúc 5 cây với đường kính khá nhỏ là 10 inch. Lấy cảm hứng từ các dòng xe địa hình, Zuma 50 sở hữu lốp gai phía trước với kích thước lên tới 120/90 và hệ thống phuộc có khoảng hành trình lớn. Phanh trước của xe dạng đĩa, sử dụng heo 1 piston.Với dung tích động cơ nhỏ, Yamaha Zuma 50 cũng có kích thước "mini" ở mọi thế hệ. Trong đó, chiếc Zuma 50 thế hệ thứ 3 chỉ có chiều dài 1890 mm, rộng 706 mm và cao 1110 mm. Với chiều cao yên 765 mm, ngay cả nữ giới cũng có thể điều khiển xe dễ dàng. Trên thực tế theo thống kê tại Mỹ, 30% khách hàng của Zuma là phái đẹp và người già.Bảng đồng hồ của chiếc xe được thiết kế đơn giản khi chỉ có đồng hồ tốc độ và báo xăng, bên cạnh một số đèn báo khác. Ở bên dưới phần đầu, xe còn có một hộc đồ nhỏ đủ chỗ chứa một số vật dụng cá nhân. Trong khi đó, ổ khóa của Zuma 50 là dạng khóa từ 2 cấp giống nhiều dòng xe khác của Yamaha.Với kích thước nhỏ nhắn, Zuma 50 cũng là mẫu xe phù hợp cho 1 người. Dù yên xe khá dài, tuy nhiên chiếc xe không được trang bị gác chân cho người ngồi sau. Nằm dưới yên là khoang đựng đồ đủ để vừa một chiếc mũ bảo hiểm full-face.Ở dạng nguyên bản, Zuma 50 thế hệ thứ 3 được trang bị động cơ xi-lanh đơn 2 kỳ được sản xuất bởi công tý Ý Minarelli trực thuộc Yamaha. Có đường kính trái 40 mm và khoảng hành trình xi-lanh 39,2 mm, động cơ này sử dụng chế hòa khí và có công suất khiêm tốn chỉ khoảng 4,5 mã lực. Chính vì vậy, chiếc xe chỉ có thể đạt tốc độ tối đa dưới 70 km/h.Do có công suất nhỏ và phụ tùng khó kiếm, động cơ 2 kỳ nguyên bản trên chiếc Zuma 50 này đã được chủ xe thay bằng máy Yamaha Mio Classico. Ở phía sau, chiếc xe có lốp lớn tới 130/90/10, tuy nhiên hệ thống phanh chỉ là loại phanh đùm thay vì phanh đĩa như bánh trước.Cụm đèn hậu của xe được thiết kế đơn giản, vuông vức và tích hợp sẵn đèn xi-nhan. Tùy từng thị trường, Zuma 50 có thể được bán với đèn xi-nhan rời. Ở phần đuôi xe còn có sẵn tay dắt tích hợp baga, khiến chủ xe có thể dễ dàng lắp thêm thùng nếu muốn.Vào năm 2011, bên cạnh phiên bản Zuma 50, Yamaha còn tung ra chiếc Zuma 125 tại thị trường Mỹ. Về cơ bản, Zuma 125 chính là chiếc Yamaha BWs 125 đã từng được hãng bán ở một số thị trường châu Á trước đó. Mẫu xe này cũng đã từng được Yamaha Việt Nam phân phối chính thức nhưng có doanh số không cao do giá tương đối đắt và kiểu dáng lạ mắt.Yamaha Zuma 50 thế hệ thứ 3 "so dáng" cùng Yamaha Zuma 125 - hay BWs 125 tại Việt Nam. Hiện nay, dòng Zuma 50 có số lượng khá ít ở nước ta. Những người đam mê dòng xe này sẽ phải săn lùng xe cũ bán lại, với mức giá từ 26 tới 30 triệu đồng.
Xe máy Yamaha Zuma 50 là mẫu tay ga mini với thiết kế cá tính, hướng tới giới trẻ với nhu cầu sử dụng trong thành phố. Ngoài tên gọi Zuma bán tại Mỹ, dòng xe này còn được Yamaha bán ở nhiều thị trường khác dưới tên BWs 50. Ra mắt lần đầu vào năm 1989, tính tới nay Zuma 50 đã trải qua tổng cộng 4 thế hệ.
Trong đó, thế hệ thứ 3 của dòng xe này có thời gian sản xuất lâu nhất. Zuma 50 thế hệ 3 được ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2002, sau đó tới năm 2005 tạm ngừng bán ra. Tới năm 2008, dòng xe này tiếp tục quay trở lại nhưng đã được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu khí thải khắt khe hơn. Tới năm 2012, thế hệ Zuma hiện tại được ra mắt.
So với những mẫu xe tay ga cỡ nhỏ trong đô thị khác như Honda Dio hay chính chiếc Jog của hãng xe máy Yamaha, Zuma 50 sở hữu thiết kế độc đáo, cá tính khi "lai" giữa xe tay ga truyền thống với các dòng xe địa hình enduro hay supermoto. Ở phía trước, phần đầu xe được thiết kế đơn giản, chỉ có cặp đèn pha rời gắn gọn phía dưới.
Điểm đặc trưng nhất của dòng Zuma 50 là cặp đèn pha kép đặt rời ở phía dưới mặt nạ của xe. Khi nổ máy, 1 đèn của xe luôn sáng để đóng vai trò là đèn chiếu ban ngày và đèn cos về đêm. Chiếc Zuma 50 trong bài viết này còn được trang bị thêm tùy chọn lưới bảo vệ phía trước chóa đèn và lồng thép bao quanh, khiến chiếc xe có kiểu dáng càng cá tính và "bụi bặm" hơn.
Xe sử dụng cặp mâm đúc 5 cây với đường kính khá nhỏ là 10 inch. Lấy cảm hứng từ các dòng xe địa hình, Zuma 50 sở hữu lốp gai phía trước với kích thước lên tới 120/90 và hệ thống phuộc có khoảng hành trình lớn. Phanh trước của xe dạng đĩa, sử dụng heo 1 piston.
Với dung tích động cơ nhỏ, Yamaha Zuma 50 cũng có kích thước "mini" ở mọi thế hệ. Trong đó, chiếc Zuma 50 thế hệ thứ 3 chỉ có chiều dài 1890 mm, rộng 706 mm và cao 1110 mm. Với chiều cao yên 765 mm, ngay cả nữ giới cũng có thể điều khiển xe dễ dàng. Trên thực tế theo thống kê tại Mỹ, 30% khách hàng của Zuma là phái đẹp và người già.
Bảng đồng hồ của chiếc xe được thiết kế đơn giản khi chỉ có đồng hồ tốc độ và báo xăng, bên cạnh một số đèn báo khác. Ở bên dưới phần đầu, xe còn có một hộc đồ nhỏ đủ chỗ chứa một số vật dụng cá nhân. Trong khi đó, ổ khóa của Zuma 50 là dạng khóa từ 2 cấp giống nhiều dòng xe khác của Yamaha.
Với kích thước nhỏ nhắn, Zuma 50 cũng là mẫu xe phù hợp cho 1 người. Dù yên xe khá dài, tuy nhiên chiếc xe không được trang bị gác chân cho người ngồi sau. Nằm dưới yên là khoang đựng đồ đủ để vừa một chiếc mũ bảo hiểm full-face.
Ở dạng nguyên bản, Zuma 50 thế hệ thứ 3 được trang bị động cơ xi-lanh đơn 2 kỳ được sản xuất bởi công tý Ý Minarelli trực thuộc Yamaha. Có đường kính trái 40 mm và khoảng hành trình xi-lanh 39,2 mm, động cơ này sử dụng chế hòa khí và có công suất khiêm tốn chỉ khoảng 4,5 mã lực. Chính vì vậy, chiếc xe chỉ có thể đạt tốc độ tối đa dưới 70 km/h.
Do có công suất nhỏ và phụ tùng khó kiếm, động cơ 2 kỳ nguyên bản trên chiếc Zuma 50 này đã được chủ xe thay bằng máy Yamaha Mio Classico. Ở phía sau, chiếc xe có lốp lớn tới 130/90/10, tuy nhiên hệ thống phanh chỉ là loại phanh đùm thay vì phanh đĩa như bánh trước.
Cụm đèn hậu của xe được thiết kế đơn giản, vuông vức và tích hợp sẵn đèn xi-nhan. Tùy từng thị trường, Zuma 50 có thể được bán với đèn xi-nhan rời. Ở phần đuôi xe còn có sẵn tay dắt tích hợp baga, khiến chủ xe có thể dễ dàng lắp thêm thùng nếu muốn.
Vào năm 2011, bên cạnh phiên bản Zuma 50, Yamaha còn tung ra chiếc Zuma 125 tại thị trường Mỹ. Về cơ bản, Zuma 125 chính là chiếc Yamaha BWs 125 đã từng được hãng bán ở một số thị trường châu Á trước đó. Mẫu xe này cũng đã từng được Yamaha Việt Nam phân phối chính thức nhưng có doanh số không cao do giá tương đối đắt và kiểu dáng lạ mắt.
Yamaha Zuma 50 thế hệ thứ 3 "so dáng" cùng Yamaha Zuma 125 - hay BWs 125 tại Việt Nam. Hiện nay, dòng Zuma 50 có số lượng khá ít ở nước ta. Những người đam mê dòng xe này sẽ phải săn lùng xe cũ bán lại, với mức giá từ 26 tới 30 triệu đồng.