Vào thập niên 60, Kawasaki đã thử tìm cách "chinh phục" các thị trường Mỹ và châu Âu với những mẫu xe địa hình "hạng nhẹ" và scrambler khác nhau, trong đó có chiếc Kawasaki Bushwacker 175 F3. Đây là một mẫu scrambler "chuẩn mực" được sản xuất vào khoảng những năm 1968-1969.Ra đời từ gần 50 năm trước, Bushwwacker F3 sở hữu thiết kế đặc trưng của một chiếc xe côn tay cổ điển. Xe có kích thước nhỏ gọn với trục cơ sở chỉ dài 1280 mm; tuy nhiên với trọng lượng khô lên tới 118 kg, Bushwacker F3 đã không được ưa chuộng, dẫn tới doanh số thấp và Kawasaki đã phải thay thế nó bằng dòng KE175 nổi tiếng sau này.Là một mẫu xe môtô scrambler địa hình, Bushwacker F3 có khoảng sáng gầm lên tới 160 mm. Phuộc trước của xe có dạng ống lồng với khoảng hành trình lên tới 110 mm, trong khi bánh trước sử dụng cấu hình vành 19 inch đi kèm lốp gai 3.0/19.Bushwacker F3 sở hữu động cơ 1 xi-lanh 2 kỳ làm mát bằng không khí với 4 cấp số và dung tích thực 169 cc. Động cơ này được "nuôi ăn" bởi chế hòa khí Mikuni VM26SC, cho công suất tối đa 19 mã lực và mô-men xoắn cực đại 19,12 Nm.Điểm đặc biệt của chiếc xe đó là có tới 2 đĩa tải ở bánh sau với tỉ số truyền khác nhau để có thể điều chỉnh mô-men xoắn phù hợp với điều kiện đường bằng và địa hình. Trong đó, đĩa lớn hơn dành cho địa hình có tỉ số truyền 3,69 với 59 răng, trong khi đĩa nhỏ có 39 răng, kết hợp với nhông 16 răng để đạt tỉ số truyền 2,75.Việc chuyển giữa 2 cấp đĩa tải được thực hiện bằng một thanh gạt trên tay lái. Ngoài Bushwacker F3, một mẫu xe khác khá nổi tiếng với kết cấu này là Honda CT90 Trail. Đúng chất scrambler, Bushwacker được trang bị pô vắt. Bánh sau có đường kính 18 inch, sử dụng lốp kích cỡ 3.5/18.Với khoảng 3833 chiếc được sản xuất, ngày nay Bushwacker F3 là một mẫu xe hiếm và được người chơi xe trên Thế giới ưa chuộng để sưu tầm. Tại Việt Nam, một người chơi xe tại Sài Gòn hiện đang sở hữu chiếc Bushwacker F3 còn nguyên bản và khá mới này.
Vào thập niên 60, Kawasaki đã thử tìm cách "chinh phục" các thị trường Mỹ và châu Âu với những mẫu xe địa hình "hạng nhẹ" và scrambler khác nhau, trong đó có chiếc Kawasaki Bushwacker 175 F3. Đây là một mẫu scrambler "chuẩn mực" được sản xuất vào khoảng những năm 1968-1969.
Ra đời từ gần 50 năm trước, Bushwwacker F3 sở hữu thiết kế đặc trưng của một chiếc xe côn tay cổ điển. Xe có kích thước nhỏ gọn với trục cơ sở chỉ dài 1280 mm; tuy nhiên với trọng lượng khô lên tới 118 kg, Bushwacker F3 đã không được ưa chuộng, dẫn tới doanh số thấp và Kawasaki đã phải thay thế nó bằng dòng KE175 nổi tiếng sau này.
Là một mẫu xe môtô scrambler địa hình, Bushwacker F3 có khoảng sáng gầm lên tới 160 mm. Phuộc trước của xe có dạng ống lồng với khoảng hành trình lên tới 110 mm, trong khi bánh trước sử dụng cấu hình vành 19 inch đi kèm lốp gai 3.0/19.
Bushwacker F3 sở hữu động cơ 1 xi-lanh 2 kỳ làm mát bằng không khí với 4 cấp số và dung tích thực 169 cc. Động cơ này được "nuôi ăn" bởi chế hòa khí Mikuni VM26SC, cho công suất tối đa 19 mã lực và mô-men xoắn cực đại 19,12 Nm.
Điểm đặc biệt của chiếc xe đó là có tới 2 đĩa tải ở bánh sau với tỉ số truyền khác nhau để có thể điều chỉnh mô-men xoắn phù hợp với điều kiện đường bằng và địa hình. Trong đó, đĩa lớn hơn dành cho địa hình có tỉ số truyền 3,69 với 59 răng, trong khi đĩa nhỏ có 39 răng, kết hợp với nhông 16 răng để đạt tỉ số truyền 2,75.
Việc chuyển giữa 2 cấp đĩa tải được thực hiện bằng một thanh gạt trên tay lái. Ngoài Bushwacker F3, một mẫu xe khác khá nổi tiếng với kết cấu này là Honda CT90 Trail. Đúng chất scrambler, Bushwacker được trang bị pô vắt. Bánh sau có đường kính 18 inch, sử dụng lốp kích cỡ 3.5/18.
Với khoảng 3833 chiếc được sản xuất, ngày nay Bushwacker F3 là một mẫu xe hiếm và được người chơi xe trên Thế giới ưa chuộng để sưu tầm. Tại Việt Nam, một người chơi xe tại Sài Gòn hiện đang sở hữu chiếc Bushwacker F3 còn nguyên bản và khá mới này.