Trong tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Chính phủ lý giải việc đề nghị tăng thuế suất nói trên do đây là những dòng xe tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải ra môi trường lớn.
Cụ thể, loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 tăng thuế từ 60% lên 90%. Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 tăng thuế từ 60% lên 110%. Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 tăng thuế từ 60% lên 130%.
|
Đặc biệt, loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 tăng mạnh nhất với mức tăng gấp 2,5 lần. |
Đặc biệt, loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 tăng mạnh nhất với mức tăng gấp 2,5 lần mức thuế hiện hành, từ 60% lên 150%.
Chính phủ cũng chọn phương án giảm thuế TTĐB đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 với mức giảm từ 5-25%.
Liên quan đến dự thảo luật Quản lý thuế, Chính phủ cũng quyết định trình Quốc hội xóa các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007.
|
Các chuyên gia cho rằng giá ôtô nhập khẩu vẫn khó rẻ hơn. |
Trường hợp DNNN đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12/2015, nếu còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007 cũng được xem xét xóa nợ.
Trước đó, Việt Nam và 11 nước sáng lập vừa hoàn tất vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong đó có những nội dung liên quan giảm hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu các dòng xe sang hiện khoảng 70%. Như vậy, trong trường hợp thuế nhập khẩu ôtô giảm về 0% như cam kết khi tham gia TPP, TTTĐB một số dòng xe tăng từ 60% lên 130-150%, các chuyên gia cho rằng giá ôtô nhập khẩu vẫn khó rẻ hơn.