Xe máy tại Việt Nam là phương tiện di chuyển phổ biến nhất của người dân. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi tình trạng chở hàng quá tải, hàng cồng kềnh trên xe máy cũng thường xuyên xảy ra nhất trên xe máy.Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, hình ảnh những chiếc xe máy số phổ thông mang trên mình một món hàng với kích cỡ rất lớn hoặc trọng lượng nặng đã trở nên quá quen thuộc.Thậm chí trong một số trường hợp, một chiếc xe máy có thể "cõng" trên mình tới 7, 8 người như những đội quân chở các cô gái làm "dịch vụ" ở các thành phố lớn - thường được người dân gọi là "người vận chuyển".Thậm chí tình trạng chở hàng cồng kềnh còn "diễn xiếc" trên trên xe đạp.Với những hàng hóa cồng kềnh và có trọng lượng nặng được đặt trên 2 bánh xe, người điều khiển xe máy sẽ khó có thể điều khiển chiếc xe hơn và dễ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khácNguy hiểm hơn, những chiếc xe máy "nát" giá rẻ, không đủ các trang bị an toàn và báo hiệu tối thiểu như đèn, còi còn thường xuyên được sử dụng làm "xe thồ", khiến mối nguy hiểm từ những phương tiện này còn tăng lên gấp bội phần.Không chỉ chở hàng hóa cồng kềnh, những chiếc xe này còn là "hung thần" trên đường phố khi thường chạy với tốc độ cao để đáp ứng kịp thời gian vận chuyển.Để có thể chở được những hàng hóa cồng kềnh, người lái đôi lúc phải ngồi trong những tư thế "quái dị", khiến những người tham gia giao thông khác không khỏi và bật cười.Đây cũng là một "đặc sản" chỉ có ở Việt Nam và một số nước nơi người dân thường xuyên di chuyển bằng xe máy khác, khiến những người nước ngoài có dịp chứng kiến phải ngạc nhiên.Tình trạng chở hàng quá tải, hàng cồng kềnh trên xe máy cũng là một trong những "vấn nạn" của giao thông Việt Nam trong rất nhiều năm qua nhưng không có giải pháp khắc phục triệt để.
Xe máy tại Việt Nam là phương tiện di chuyển phổ biến nhất của người dân. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi tình trạng chở hàng quá tải, hàng cồng kềnh trên xe máy cũng thường xuyên xảy ra nhất trên xe máy.
Trên khắp các nẻo đường Việt Nam, hình ảnh những chiếc xe máy số phổ thông mang trên mình một món hàng với kích cỡ rất lớn hoặc trọng lượng nặng đã trở nên quá quen thuộc.
Thậm chí trong một số trường hợp, một chiếc xe máy có thể "cõng" trên mình tới 7, 8 người như những đội quân chở các cô gái làm "dịch vụ" ở các thành phố lớn - thường được người dân gọi là "người vận chuyển".
Thậm chí tình trạng chở hàng cồng kềnh còn "diễn xiếc" trên trên xe đạp.
Với những hàng hóa cồng kềnh và có trọng lượng nặng được đặt trên 2 bánh xe, người điều khiển xe máy sẽ khó có thể điều khiển chiếc xe hơn và dễ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác
Nguy hiểm hơn, những chiếc xe máy "nát" giá rẻ, không đủ các trang bị an toàn và báo hiệu tối thiểu như đèn, còi còn thường xuyên được sử dụng làm "xe thồ", khiến mối nguy hiểm từ những phương tiện này còn tăng lên gấp bội phần.
Không chỉ chở hàng hóa cồng kềnh, những chiếc xe này còn là "hung thần" trên đường phố khi thường chạy với tốc độ cao để đáp ứng kịp thời gian vận chuyển.
Để có thể chở được những hàng hóa cồng kềnh, người lái đôi lúc phải ngồi trong những tư thế "quái dị", khiến những người tham gia giao thông khác không khỏi và bật cười.
Đây cũng là một "đặc sản" chỉ có ở Việt Nam và một số nước nơi người dân thường xuyên di chuyển bằng xe máy khác, khiến những người nước ngoài có dịp chứng kiến phải ngạc nhiên.
Tình trạng chở hàng quá tải, hàng cồng kềnh trên xe máy cũng là một trong những "vấn nạn" của giao thông Việt Nam trong rất nhiều năm qua nhưng không có giải pháp khắc phục triệt để.