Gần đây, giới kinh doanh và buôn bán xe ôtô lan truyền 2 văn bản được cho là của Bộ Tài chính và Cục Quản lý Công sản về nội dung thanh lý các xe ôtô vi phạm pháp luật trong đó có 144 chiếc xe siêu sang trong vụ án Hà Tuấn Dũng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính và Cục Quản lý Công sản cho biết Bộ chưa bao giờ xuất văn bản có nội dung; “Bán đấu giá xe ôtô vi phạm pháp luật” và “Xử lý xe ôtô tịch thu trong vụ án Hà Tuấn Dũng (Quảng Ninh)” và khẳng định 2 văn bản đó là của các tổ chức mạo danh nhằm mục đích lừa đảo. Hai văn bản trên đều phạm phải rất nhiều lỗi chính tả và viết sai cả tên cơ quan tổ chức nhưng vẫn khiến một bộ phận công chúng bị lung lạc trước hành vi mạo danh này.
|
Bộ Tài chính và Cục Quản lý Công Sản vừa ra thông báo hai văn bản “Bán đấu giá xe ôtô vi phạm pháp luật” và “Xử lý xe ôtô tịch thu trong vụ án Hà Tuấn Dũng (Quảng Ninh)” là hoàn toàn giả mạo.
|
Trước đó, ngày 23/5/2017, Tổng cục Hải quan cũng đã phát hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa của cục xác nhận thu tiền để mua xe ôtô và xe gắn máy mới thanh lý. Rất có khả năng những đối tượng làm giả các văn bản trên có mục đích lừa đảo các cá nhân, doanh nghiệp thông qua hình thức kêu gọi vốn.
Năm 2013, vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới do Hà Tuấn Dũng (41 tuổi, trú thành phố Móng Cái, Quảng Ninh hay còn gọi là Dũng “mặt sắt”) cầm đầu bị triệt phá.
|
Trước đó, ngày 23/5/2017, Tổng cục Hải quan cũng đã phát hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa của cục xác nhận thu tiền để mua xe ôtô và xe gắn máy mới thanh lý. |
Tổng cục Hải quan đã rà soát và tạm giữ 144 xe ôtô đã qua sử dụng thuộc diện tạm nhập tái xuất. Trong đó có nhiều xe hạng sang với thương hiệu khác nhau như: Maybach 62S, Porsche Cayenne, BMW 7-Series, Range Rover Autobiography, Maserati và Ferrari F430 Scuderia và các xe Audi như A6, A8, S8 và Q7, xe Mercedes-Benz từ GL450, GL550, S550 đến S600... được sản xuất trong thời gian từ năm 2003 đến 2011.