Siêu xe SP80 trên biển là một mẫu concept thuyền buồm của một công ty cùng tên. Ý tưởng này lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào năm 2019 với mục tiêu sẽ cách mạng hóa thiết kế hàng hải bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thuyền buồm. Bây giờ nó đã sắp sửa trở thành hiện thực.Mục tiêu đã nêu của SP80 hoàn toàn mới là thúc đẩy các giới hạn cho lĩnh vực hàng hải với các công nghệ mới và ý tưởng mới. Mặc dù được mô tả là một chiếc thuyền buồm, SP80 trông giống như một sự kết hợp của một chiếc xe đua Công thức Một, một chiếc thuyền buồm, và một con tàu vũ trụ.Gần đây hơn, SP80 đã nhận được sự ủng hộ từ nhà sản xuất đồng hồ sang trọng Richard Mille, và họ chắc chắn sẽ thu hút thêm sự chú ý đến dự án vô cùng đặc biệt này. Nói thẳng, SP80 hoàn toàn mới sẽ không bao giờ là con thuyền dành cho đại chúng, cũng như không dành cho ứng dụng thương mại.Du thuyền SP80 mới này được thiết kế chỉ với mục đích thiết lập một kỷ lục thế giới mới, nhưng cũng như mọi phương tiện phá kỷ lục khác, một số điểm đột phá của nó sẽ được đưa vào các sản phẩm đại trà theo thời gian.Về mặt kỹ thuật là một chiếc trimaran, SP80 có thể duy trì ổn định ở cả tốc độ cao và thấp nhờ hình dạng ba thân song song của nó. Thân thuyền được làm bằng Carbon TPT, nhẹ hơn nhưng cứng hơn bất kỳ loại carbon nào, nhờ sự hợp tác vớ North Thin Ply Technology và Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL).Chất liệu để làm nên chiếc SP80 tốc độ khủng này đã được sử dụng trước đây trong các dự án thuyền catamaran, máy bay, trong Công thức 1 và trong ngành công nghiệp không gian, và cả trong một số đồng hồ Richard Mille.Với chiều dài 7 mét và chiều rộng 6 mét, SP80 chạy hoàn toàn bằng sức gió. Nó được gắn vào một cánh diều với bề mặt có thể điều chỉnh theo điều kiện gió, có kích thước từ 20 mét vuông đến 50 mét vuông. Cánh diều được kết hợp với phần cánh ngầm chính và đóng vai trò là lực đẩy cho thuyền giống như lời giới thiệu của các nhà chế tạo, “cánh diều là động cơ của thuyền”. Một mô-đun năng lượng cũng đã được lên kế hoạch, và nó sẽ dùng để “điều chỉnh việc truyền lực giữa cánh diều, cánh ngầm và thuyền trong khi duy trì sự ổn định của thuyền ở tốc độ cao”. SP80 chỉ có chỗ ngồi cho một người, và người đó sẽ vận hành nó khi nó phóng đến tốc độ tối đa mong muốn là 80 hải lý/giờ, tức khoảng 150 km/h.Một nguyên mẫu cho SP80 gần đây đã được trưng bày tại Geneva, khẳng định thêm rằng mẫu concept này sẽ không tồn tại lâu trên mặt lý thuyết nữa và xác thực công nghệ mà nó mang đến. Trước mắt, nó đang được chế tạo tại Persico Marine, với ngày hạ thủy dự kiến vào đầu năm 2022.Hơn nữa, công ty SP80 cũng khẳng định rằng nỗ lực lập kỷ lục đầu tiên sẽ diễn ra vào cuối năm đó, và con thuyền sẽ có thể "đập tan" kỷ lục hiện tại được thiết lập bởi Pauy Larsen trong Vestas Sailrocket 2 vào năm 2012, và tự hào đứng ở tốc độ 65,45 hải lý.Video: Giới thiệu "xe đua F1 trên biển" SP80.
Siêu xe SP80 trên biển là một mẫu concept thuyền buồm của một công ty cùng tên. Ý tưởng này lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào năm 2019 với mục tiêu sẽ cách mạng hóa thiết kế hàng hải bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thuyền buồm. Bây giờ nó đã sắp sửa trở thành hiện thực.
Mục tiêu đã nêu của SP80 hoàn toàn mới là thúc đẩy các giới hạn cho lĩnh vực hàng hải với các công nghệ mới và ý tưởng mới. Mặc dù được mô tả là một chiếc thuyền buồm, SP80 trông giống như một sự kết hợp của một chiếc xe đua Công thức Một, một chiếc thuyền buồm, và một con tàu vũ trụ.
Gần đây hơn, SP80 đã nhận được sự ủng hộ từ nhà sản xuất đồng hồ sang trọng Richard Mille, và họ chắc chắn sẽ thu hút thêm sự chú ý đến dự án vô cùng đặc biệt này. Nói thẳng, SP80 hoàn toàn mới sẽ không bao giờ là con thuyền dành cho đại chúng, cũng như không dành cho ứng dụng thương mại.
Du thuyền SP80 mới này được thiết kế chỉ với mục đích thiết lập một kỷ lục thế giới mới, nhưng cũng như mọi phương tiện phá kỷ lục khác, một số điểm đột phá của nó sẽ được đưa vào các sản phẩm đại trà theo thời gian.
Về mặt kỹ thuật là một chiếc trimaran, SP80 có thể duy trì ổn định ở cả tốc độ cao và thấp nhờ hình dạng ba thân song song của nó. Thân thuyền được làm bằng Carbon TPT, nhẹ hơn nhưng cứng hơn bất kỳ loại carbon nào, nhờ sự hợp tác vớ North Thin Ply Technology và Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL).
Chất liệu để làm nên chiếc SP80 tốc độ khủng này đã được sử dụng trước đây trong các dự án thuyền catamaran, máy bay, trong Công thức 1 và trong ngành công nghiệp không gian, và cả trong một số đồng hồ Richard Mille.
Với chiều dài 7 mét và chiều rộng 6 mét, SP80 chạy hoàn toàn bằng sức gió. Nó được gắn vào một cánh diều với bề mặt có thể điều chỉnh theo điều kiện gió, có kích thước từ 20 mét vuông đến 50 mét vuông. Cánh diều được kết hợp với phần cánh ngầm chính và đóng vai trò là lực đẩy cho thuyền giống như lời giới thiệu của các nhà chế tạo, “cánh diều là động cơ của thuyền”.
Một mô-đun năng lượng cũng đã được lên kế hoạch, và nó sẽ dùng để “điều chỉnh việc truyền lực giữa cánh diều, cánh ngầm và thuyền trong khi duy trì sự ổn định của thuyền ở tốc độ cao”. SP80 chỉ có chỗ ngồi cho một người, và người đó sẽ vận hành nó khi nó phóng đến tốc độ tối đa mong muốn là 80 hải lý/giờ, tức khoảng 150 km/h.
Một nguyên mẫu cho SP80 gần đây đã được trưng bày tại Geneva, khẳng định thêm rằng mẫu concept này sẽ không tồn tại lâu trên mặt lý thuyết nữa và xác thực công nghệ mà nó mang đến. Trước mắt, nó đang được chế tạo tại Persico Marine, với ngày hạ thủy dự kiến vào đầu năm 2022.
Hơn nữa, công ty SP80 cũng khẳng định rằng nỗ lực lập kỷ lục đầu tiên sẽ diễn ra vào cuối năm đó, và con thuyền sẽ có thể "đập tan" kỷ lục hiện tại được thiết lập bởi Pauy Larsen trong Vestas Sailrocket 2 vào năm 2012, và tự hào đứng ở tốc độ 65,45 hải lý.
Video: Giới thiệu "xe đua F1 trên biển" SP80.