Sau thành công với chiếc Miura được coi là "ông tổ" của siêu xe hiện đại, hãng siêu xe Lamborghini đã tìm cách để tạo ra một mẫu xe cực kỳ ấn tượng vào đầu thập niên 70. Để làm được điều này, hãng đã nhờ tới studio Bertone và nhà thiết kế nổi tiếng Marcello Gandini để tạo ra mẫu siêu xe Lamborghini Countach.Khác với những chiếc Lamborghini khác với tên gọi liên quan tới bộ môn đấu bò, tên gọi Countach của chiếc xe là từ địa phương cảm thán của người dân vùng Piedmont phía Tây bắc nước Ý, với ý nghĩa là "Thiên đường", ám chỉ sự tuyệt vời. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của chiếc xe xuất hiện lần đầu tại triển lãm Geneva năm 1971.Khi ra mắt, Countach đã gây ấn tượng cực mạnh bởi thân xe thiết kế hình nêm cực thấp, rộng và những đường nét góc cạnh. Countach cũng là mẫu Lamborghini đầu tiên sử dụng cửa cắt kéo kiểu mở lật. Loại cửa này đã trở thành "thương hiệu" của hãng siêu xe Lamborghini và chỉ được dùng cho các dòng siêu xe hàng đầu của hãng từ trước tới nay. Tới năm 1974, Countach chính thức được đưa lên dây chuyền sản xuất.Do khi thiết kế chiếc xe, Gandini còn trẻ tuổi nên ông đã chỉ tập trung khiến cho Countach hấp dẫn nhất có thể và quên đi hoàn toàn sự tiện dụng. Chính vì vậy, nội thất của Countach là một trải nghiệm "khốn khổ" với người sử dụng. Do có các vòm bánh lớn, các bàn đạp của xe buộc phải đặt lệch về bên phải, buộc người lái phải đặt dịch chân sang mới có thể sử dụng.Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe còn gần như không có tầm nhìn ra phía sau, khiến mỗi lần lùi xe khi đỗ là một "cực hình" với người lái do không nhìn thấy đường. Để đối phó với điều này, nhiều người đã phải mở cửa xe và nhoài người ra ngoài để nhìn về phía sau. Bỏ qua những điểm bất tiện, nội thất của Countach cũng khá sang trọng khi được bọc da cao cấp và nhung, với hệ thống giải trí là đầu băng cassette.Khác với những siêu xe động cơ đặt giữa ngày nay, khoang hành lý của Countach nằm ở phía sau khoang động cơ, trong khi bên dưới nắp ca-pô phía trước là vị trí cất bánh dự phòng và túi dụng cụ sửa chữa. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều siêu xe hiện đại, khoang hành lý này rất nhỏ và chỉ có thể chứa được một chiếc túi du lịch.Không giống như chiếc Miura trước đó với động cơ V12 đặt ngang, Lamborghini đã đặt dọc động cơ trên Countach, với hộp số nằm phía trước để đạt tỉ lệ phân bổ trọng lượng tốt hơn. Những chiếc Countach LP400 thuộc series đầu vẫn có dung tích xi-lanh 4 lít như "người tiền nhiệm" Miura, đạt công suất 370 mã lực và mô-men xoắn cực đại 361 Nm.Với kết cấu khung không gian và vỏ bằng nhôm hàng không, chiếc xe chỉ nặng 1400 kg trong khi cực kỳ vững chắc. Phiên bản LP400 đầu tiên chỉ mất 5,4 giây để đạt 0-100 km/h trong và tốc độ tối đa 288 km/h. Được sản xuất tới năm 1990, Countach là dòng siêu xe có "tuổi đời" lâu nhất của Lamborghini.So với các phiên bản sau này, Countach LP400 thế hệ đầu tiên có thiết kế ít góc cạnh, đơn giản và tinh tế hơn. Nhiều đặc điểm của chiếc xe hiện vẫn tiếp tục được ứng dụng trên các siêu xe Lamborghini hiện đại nói riêng và siêu xe nói chung như cửa cắt kéo, kiểu dáng hình nêm, khoang lái dồn về phía trước để có chỗ lắp động cơ "khủng" nằm giữa...
Sau thành công với chiếc Miura được coi là "ông tổ" của siêu xe hiện đại, hãng siêu xe Lamborghini đã tìm cách để tạo ra một mẫu xe cực kỳ ấn tượng vào đầu thập niên 70. Để làm được điều này, hãng đã nhờ tới studio Bertone và nhà thiết kế nổi tiếng Marcello Gandini để tạo ra mẫu siêu xe Lamborghini Countach.
Khác với những chiếc Lamborghini khác với tên gọi liên quan tới bộ môn đấu bò, tên gọi Countach của chiếc xe là từ địa phương cảm thán của người dân vùng Piedmont phía Tây bắc nước Ý, với ý nghĩa là "Thiên đường", ám chỉ sự tuyệt vời. Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của chiếc xe xuất hiện lần đầu tại triển lãm Geneva năm 1971.
Khi ra mắt, Countach đã gây ấn tượng cực mạnh bởi thân xe thiết kế hình nêm cực thấp, rộng và những đường nét góc cạnh. Countach cũng là mẫu Lamborghini đầu tiên sử dụng cửa cắt kéo kiểu mở lật. Loại cửa này đã trở thành "thương hiệu" của hãng siêu xe Lamborghini và chỉ được dùng cho các dòng siêu xe hàng đầu của hãng từ trước tới nay. Tới năm 1974, Countach chính thức được đưa lên dây chuyền sản xuất.
Do khi thiết kế chiếc xe, Gandini còn trẻ tuổi nên ông đã chỉ tập trung khiến cho Countach hấp dẫn nhất có thể và quên đi hoàn toàn sự tiện dụng. Chính vì vậy, nội thất của Countach là một trải nghiệm "khốn khổ" với người sử dụng. Do có các vòm bánh lớn, các bàn đạp của xe buộc phải đặt lệch về bên phải, buộc người lái phải đặt dịch chân sang mới có thể sử dụng.
Chưa dừng lại ở đó, chiếc xe còn gần như không có tầm nhìn ra phía sau, khiến mỗi lần lùi xe khi đỗ là một "cực hình" với người lái do không nhìn thấy đường. Để đối phó với điều này, nhiều người đã phải mở cửa xe và nhoài người ra ngoài để nhìn về phía sau. Bỏ qua những điểm bất tiện, nội thất của Countach cũng khá sang trọng khi được bọc da cao cấp và nhung, với hệ thống giải trí là đầu băng cassette.
Khác với những siêu xe động cơ đặt giữa ngày nay, khoang hành lý của Countach nằm ở phía sau khoang động cơ, trong khi bên dưới nắp ca-pô phía trước là vị trí cất bánh dự phòng và túi dụng cụ sửa chữa. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều siêu xe hiện đại, khoang hành lý này rất nhỏ và chỉ có thể chứa được một chiếc túi du lịch.
Không giống như chiếc Miura trước đó với động cơ V12 đặt ngang, Lamborghini đã đặt dọc động cơ trên Countach, với hộp số nằm phía trước để đạt tỉ lệ phân bổ trọng lượng tốt hơn. Những chiếc Countach LP400 thuộc series đầu vẫn có dung tích xi-lanh 4 lít như "người tiền nhiệm" Miura, đạt công suất 370 mã lực và mô-men xoắn cực đại 361 Nm.
Với kết cấu khung không gian và vỏ bằng nhôm hàng không, chiếc xe chỉ nặng 1400 kg trong khi cực kỳ vững chắc. Phiên bản LP400 đầu tiên chỉ mất 5,4 giây để đạt 0-100 km/h trong và tốc độ tối đa 288 km/h. Được sản xuất tới năm 1990, Countach là dòng siêu xe có "tuổi đời" lâu nhất của Lamborghini.
So với các phiên bản sau này, Countach LP400 thế hệ đầu tiên có thiết kế ít góc cạnh, đơn giản và tinh tế hơn. Nhiều đặc điểm của chiếc xe hiện vẫn tiếp tục được ứng dụng trên các siêu xe Lamborghini hiện đại nói riêng và siêu xe nói chung như cửa cắt kéo, kiểu dáng hình nêm, khoang lái dồn về phía trước để có chỗ lắp động cơ "khủng" nằm giữa...