Việc siêu xe Bugatti Veyron được Minh Nhựa rước về nước từ 2012 là một sự kiện chấn động trong làng siêu xe Việt Nam. Sau hơn 4 năm cất giữ, siêu xe cũng giã từ đại gia ngành nhựa để đi tìm chủ mới. Từ sau khi chia tay Minh Nhựa đến nay, chiếc Bugatti Veyron được mang đi “chăm sóc đặc biệt” vài lần. Bởi tuy ít khi ra đường nhưng thời tiết và khí hậu tại Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng xấu tới ngoại thất của xe. Vào năm 2012, chiếc Bugatti Veyron này thuộc diện xe của Việt kiều hồi hương nên được ưu đãi thuế và chỉ có giá khoảng 2,3 triệu USD, tương đương 40 tỷ đồng. Thời điểm này, chả có một ai dám bỏ ra gần 50 tỷ đồng chỉ để rước 1 con xe về “trùm mền” để đó, nếu có nói ra chắc chắn nhiều người sẽ cho đó là điều không tưởng.Tình trạng kẹt đường tại Việt Nam giờ cao điểm. Điều khiển siêu xế 1000 mã lực khi khoảng cách với xe phía trước chỉ vài chục cm là một công việc cực kỳ mạo hiểm. Chưa kể những chiếc xe máy sẵn sàng cắt mặt, tạt hông bất cứ lúc nào khiên cho chiếc xe có thể "bầm dập" thậm chí hỏng.Chính vì vậy, nhiều người đam mê siêu xe có thể thấy từ khi được đưa về cách đây hơn 4 năm - chiếc Bugatti Veyron này chỉ xuất hiện bên ngoài Garage nhà đại gia Minh Nhựa với số lần đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, đã có thời điểm nhiều người cho rằng siêu xe này không còn có khả năng vận hành và lăn bánh trên đường mà chỉ nằm phủ bạt trong hầm.Theo nhà sản xuất, Veyron chỉ thích hợp với xăng máy bay, có trị số Octan A98, tuy nhiên loại xăng này không bán rộng rãi ngoài thị trường. Ngoài ra, bình xăng của "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron cũng sở hữu dung tích không đủ lớn, động cơ công suất mạnh mẽ, mức tiêu thụ nhiên liệu cao, việc hết xăng giữa đường rất dễ xảy ra.Phụ tùng thay thế của siêu xe này cũng thuộc hàng siêu đắt và thiếu cơ sở bảo dưỡng. Giá một bộ vành và lốp của Bugatti Veyron tại nhà máy khoảng 86.000 USD, trong đó mỗi chiếc lốp đã có giá 17.000 USD. Hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép hiệu Ricardo có giá khoảng 120.000 USD.Thậm chí một bộ vành của chiếc Veyron Sang Noir cũng có giá lên tới 120.000 USD. Vành xe phải thay mới sau 16.000 km vận hành. Tại Mỹ, chủ nhân Veyron phải bỏ ra 21.000 USD để bảo dưỡng Veyron sau khi chạy 4.000 km. Bên cạnh đó, nếu không được sử dụng nó cũng có nguy cơ bị hỏng bất cứ lúc nào.Nếu siêu xe này bị hỏng nhẹ, chủ nhân phải mời các kỹ sư đem theo máy móc của hãng bay qua Việt Nam để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu xe gặp phải những lỗi trầm trọng, chiếc xe phải được vận chuyển ra nước ngoài để sửa chữa. Chỉ riêng chi phí vận chuyển siêu xe bằng máy bay cũng lên tới hàng chục nghìn USD, chưa tính tới những phiền phức về thủ tục pháp lý. Chiếc Bugatti của Minh Nhựa này thuộc phiên bản tiêu chuẩn đời 2008, được hãng xe Pháp sản xuất đúng 300 chiếc trên toàn thế giới. Thiết kế của Veyron đơn giản nhưng mang tính khí động học cao, đặc trưng của Bugatti. Mặt trước nổi bật với lưới tản nhiệt dạng lưới, logo Bugatti nhỏ chính giữa, 2 hốc hút gió chia đều 2 bên.Điểm nổi bật nhất tạo nên tên tuổi cho Bugatti Veyron chính là khối động cơ siêu khủng. Xe được trang bị động cơ 8 lít, 16 xilanh, 64 van, 4 trục cam, 4 tăng áp. Nhờ đó, nó có được những chỉ số khủng khiếp như công suất đạt 1.000 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.250 Nm. Với khối động cơ này, "ông hoàng tốc độ" Bugatti có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 407 km/h và có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 2,5 giây.vaof thời điểm khi về đến Việt Nam - siêu xe Bugatti Veyron của Minh Nhựa thuộc diện Việt kiều hồi hương và có mức giá 2,3 triệu USD tương đương gần 50 tỷ đồng. Ngoài ra, việc bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của siêu xe này cũng vô cùng đắt đỏ vì các chi tiết cũng như phụ kiện chủ yếu phải đặt hàng từ nước ngoài... mất hàng tháng, thậm chí là vài năm.Có thể thấy, sau khi tậu siêu xe đỉnh cao trị giá hơn 80 tỷ đồng mang tên "thần gió" Pagani Huayra, có vẻ như đại gia siêu xe Minh Nhựa đã tạm quên "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron 2008 để chú tâm hơn đến tình yêu mới nhiều hơn. Hiện chưa biết mức giá Minh Nhựa dành cho siêu xe này là bao nhiêu, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ không dưới 50 tỷ đồng và cũng khó có ai có đủ điều kiện để sở hữu.
Việc siêu xe Bugatti Veyron được Minh Nhựa rước về nước từ 2012 là một sự kiện chấn động trong làng siêu xe Việt Nam. Sau hơn 4 năm cất giữ, siêu xe cũng giã từ đại gia ngành nhựa để đi tìm chủ mới. Từ sau khi chia tay Minh Nhựa đến nay, chiếc Bugatti Veyron được mang đi “chăm sóc đặc biệt” vài lần. Bởi tuy ít khi ra đường nhưng thời tiết và khí hậu tại Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng xấu tới ngoại thất của xe.
Vào năm 2012, chiếc Bugatti Veyron này thuộc diện xe của Việt kiều hồi hương nên được ưu đãi thuế và chỉ có giá khoảng 2,3 triệu USD, tương đương 40 tỷ đồng. Thời điểm này, chả có một ai dám bỏ ra gần 50 tỷ đồng chỉ để rước 1 con xe về “trùm mền” để đó, nếu có nói ra chắc chắn nhiều người sẽ cho đó là điều không tưởng.
Tình trạng kẹt đường tại Việt Nam giờ cao điểm. Điều khiển siêu xế 1000 mã lực khi khoảng cách với xe phía trước chỉ vài chục cm là một công việc cực kỳ mạo hiểm. Chưa kể những chiếc xe máy sẵn sàng cắt mặt, tạt hông bất cứ lúc nào khiên cho chiếc xe có thể "bầm dập" thậm chí hỏng.
Chính vì vậy, nhiều người đam mê siêu xe có thể thấy từ khi được đưa về cách đây hơn 4 năm - chiếc Bugatti Veyron này chỉ xuất hiện bên ngoài Garage nhà đại gia Minh Nhựa với số lần đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, đã có thời điểm nhiều người cho rằng siêu xe này không còn có khả năng vận hành và lăn bánh trên đường mà chỉ nằm phủ bạt trong hầm.
Theo nhà sản xuất, Veyron chỉ thích hợp với xăng máy bay, có trị số Octan A98, tuy nhiên loại xăng này không bán rộng rãi ngoài thị trường. Ngoài ra, bình xăng của "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron cũng sở hữu dung tích không đủ lớn, động cơ công suất mạnh mẽ, mức tiêu thụ nhiên liệu cao, việc hết xăng giữa đường rất dễ xảy ra.
Phụ tùng thay thế của siêu xe này cũng thuộc hàng siêu đắt và thiếu cơ sở bảo dưỡng. Giá một bộ vành và lốp của Bugatti Veyron tại nhà máy khoảng 86.000 USD, trong đó mỗi chiếc lốp đã có giá 17.000 USD. Hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép hiệu Ricardo có giá khoảng 120.000 USD.
Thậm chí một bộ vành của chiếc Veyron Sang Noir cũng có giá lên tới 120.000 USD. Vành xe phải thay mới sau 16.000 km vận hành. Tại Mỹ, chủ nhân Veyron phải bỏ ra 21.000 USD để bảo dưỡng Veyron sau khi chạy 4.000 km. Bên cạnh đó, nếu không được sử dụng nó cũng có nguy cơ bị hỏng bất cứ lúc nào.
Nếu siêu xe này bị hỏng nhẹ, chủ nhân phải mời các kỹ sư đem theo máy móc của hãng bay qua Việt Nam để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu xe gặp phải những lỗi trầm trọng, chiếc xe phải được vận chuyển ra nước ngoài để sửa chữa. Chỉ riêng chi phí vận chuyển siêu xe bằng máy bay cũng lên tới hàng chục nghìn USD, chưa tính tới những phiền phức về thủ tục pháp lý.
Chiếc Bugatti của Minh Nhựa này thuộc phiên bản tiêu chuẩn đời 2008, được hãng xe Pháp sản xuất đúng 300 chiếc trên toàn thế giới. Thiết kế của Veyron đơn giản nhưng mang tính khí động học cao, đặc trưng của Bugatti. Mặt trước nổi bật với lưới tản nhiệt dạng lưới, logo Bugatti nhỏ chính giữa, 2 hốc hút gió chia đều 2 bên.
Điểm nổi bật nhất tạo nên tên tuổi cho Bugatti Veyron chính là khối động cơ siêu khủng. Xe được trang bị động cơ 8 lít, 16 xilanh, 64 van, 4 trục cam, 4 tăng áp. Nhờ đó, nó có được những chỉ số khủng khiếp như công suất đạt 1.000 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.250 Nm. Với khối động cơ này, "ông hoàng tốc độ" Bugatti có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 407 km/h và có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 2,5 giây.
vaof thời điểm khi về đến Việt Nam - siêu xe Bugatti Veyron của Minh Nhựa thuộc diện Việt kiều hồi hương và có mức giá 2,3 triệu USD tương đương gần 50 tỷ đồng. Ngoài ra, việc bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của siêu xe này cũng vô cùng đắt đỏ vì các chi tiết cũng như phụ kiện chủ yếu phải đặt hàng từ nước ngoài... mất hàng tháng, thậm chí là vài năm.
Có thể thấy, sau khi tậu siêu xe đỉnh cao trị giá hơn 80 tỷ đồng mang tên "thần gió" Pagani Huayra, có vẻ như đại gia siêu xe Minh Nhựa đã tạm quên "ông hoàng tốc độ" Bugatti Veyron 2008 để chú tâm hơn đến tình yêu mới nhiều hơn. Hiện chưa biết mức giá Minh Nhựa dành cho siêu xe này là bao nhiêu, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ không dưới 50 tỷ đồng và cũng khó có ai có đủ điều kiện để sở hữu.