Trước khi những chiếc logo trên xe ôtô xuất hiện, người ta đã gắn nhiệt kế lên mui xe vào cuối những năm 1890. Sau đó, các nhà sản xuất xe hơi đã tách ra thành những mẫu xe khác nhau của riêng họ và logo trở thành một trong những thứ rất quan trọng đánh dấu tên tuổi của hãng đó.Tới nay, do những quy định về an toàn cũng như xu hướng, những chiếc logo trên mui xe đang dần biến mất, những tác phẩm nghệ thuật đang dần bị loại bỏ để đạt hiệu quả khí động học cao hơn, tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu hay nguy cơ gây nguy hiểm khi đâm vào người đi bộ.Biểu tượng báo chồm được trang trí trên mọi mẫu xe Jaguar, một trong những logo trên mui xe lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Logo này là là hình một con báo dũng mãnh nhảy về phía trước, biểu tượng cho sức mạnh cũng như sự thanh lịch của chiếc xe.Sự kết thúc của Jaguar Leaper bắt đầu khi Jaguar châu Âu chỉ lắp logo Growler trên lưới tản nhiệt trong khi các phiên bản tại Mỹ và Trung Đông vẫn như cũ. Kể từ năm 2005, không còn chiếc Jaguar nào có tính năng Leaper, nhiều người cho rằng logo này sẽ rất hợp với chiếc F-Type thế hệ mới.Logo nổi tiếng của Mercedes-Benz thể hiện đẳng cấp và phong cách riêng, một biểu tượng thành công của thương hiệu Đức kéo dài hàng thập kỷ cả trên đường đua lẫn đường phố. Ngôi sao 3 cánh là một trong những logo trên mui xe vẫn đang được sản xuất, khiến nó trở nên độc nhất vô nhị đánh dấu sự có mặt của 1 thương hiệu.Ngày nay, trên những phiên bản C-Class và S-Class, bạn vẫn sẽ thấy biểu tượng này trên mui xe và được mạ bạc. Để khắc phục khả năng không an toàn cho người đi bộ, Mercedes-Benz đã gắn logo ngôi sao 3 cánh trên 1 khớp nối lò xo có thể uốn được cũng như bẻ cong, vỡ vụn giảm thiểu tối đa nguy cơ khi va chạm.Những năm 1950 là thời kỳ hoàng kim của ngành hàng không, với cuộc đua vũ trụ đang bùng nổ và công nghệ hàng không tiến lên với những bước nhảy vọt. Chevrolet nhanh chóng nắm bắt xu hướng bằng những logo Chevy Bel Air lắp trên mui xe lấy cảm hứng từ hàng không dưới dạng máy bay phản lực.Chiếc máy bay được đặt lên mui xe lấy cảm hứng từ phong cách trang trị nghệ thuật thời bấy giờ, với đầu chim ưng là mũi và đuôi kéo về phía sau ở phía trung tâm mui xe. Thiết kế này không sử dụng được lâu nhưng là một trong những thiết kế đẳng cấp nhất ngành công nghiệp xe hơi nước Mỹ.Những năm 1920 là thời kỳ đỉnh cao của kỷ nguyên thiết kế trang trí nghệ thuật, mọi thứ từ thời trang tới kiến trúc đều được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế riêng.Mẫu xe Duesenberg Model J ra mắt vào năm 1928 cực kỳ nổi bật với hình ảnh một chú chim được thiết kế cách điệu cực kỳ sang trọng gắn trên mui xe. Ngoài vấn đề phong cách, thiết kế này có thể gây chết người khi va chạm giao thông, vì vậy dễ hiểu khi thiết kế này sớm không còn được sử dụng.Mack là nhà sản xuất xe tải và từng sản sản xuất xe bus được thành lập đầu thế kỷ 20. Ít ai biết đến hãng xe này cho tới Thế chiến thứ nhất khi chi nhánh xe tải của Mack được biết đến với logo “The Bulldog”. Với thiết kế lưới tản nhiệt to bản, độ bền và hiệu suất cao của dòng xe này đã khiến những người lính Anh nhớ đến linh vật quốc gia họ, loài chó bull Anh nổi tiếng.Từ năm 1922, logo Mack đã lấy hình ảnh chó Bull của Anh sau đó logo này được trang bị trên tất cả các mẫu xe của Mack như một biểu tượng nhận dạng từ năm 1938. Logo này cũng có ý nghĩa với từng màu sắc khác nhau. Nếu chú chó Bull mạ vàng thì chiếc xe tải này và toàn bộ hệ thống truyền động của được sản xuất bởi Mack, nhưng nếu được mạ crôm thì tất cả các thành phần của xe được mượn từ các nhà sản xuất khác.Hãng xe xe hơi của Mỹ, Packard, đã trang bị cho logo trên mui xe cho tất cả những mẫu xe cao cấp của mình bằng một trong 2 logo độc đáo từ năm 1926 tới năm 1950, hoặc là 1 con chim cốc hoăc là nữ thần tốc độ. Trong đó, logo nữ thần tốc độ hay còn được là Packard Donut Chaser nổi tiếng hơn cả.Mặc dù đã có nhiều lần thay đổi thiết kế trong suốt vòng đời của mình, nhưng tất cả những mẫu xe này đều có ngôn ngữ thiết kế chung là một người phụ nữ có cánh quỳ trên đầu gối phải, chân trái vươn ra sau, 2 tay đưa ra phía trước một chiếc bánh xe hoặc lốp xe.Đây là một trong những logo mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, Spirit of Ecstasy được tô điểm trên hầu hết những chiếc Rolls-Royce được sản xuất từ năm 1911 với một vài ngoại lệ đặc biệt. Được thiết kế bởi Charles Sykes, dựa trên tác phẩm điêu khắc của ông với tên gọi “The Whisper”, Spirit of Ecstasy được được thiết kế lấy cảm hứng theo nữ diễn viên người Anh Eleanor Thornton.Tác phẩm điêu khắc của người phụ nữ uốn cong về phía trước với đôi cánh từ đôi tay dang rộng từ phía sau. Sykes mô tả:” Một nữ thần nhỏ duyên dáng, người đã lựa chọn việc di chuyển trên những con đường là niềm vui lớn nhất và thắp sáng trên mũi xe Rolls-Royce. Trên các phiên bản Rolls-Royce hiện đại, Spirit of Ecstasy có thể được thu vào trong mui xe và làm từ thép không gỉ, có thể mạ vàng 24 cara, hay pha lê...Là đối thủ chính của Rolls-Royce, Bentley cũng có riêng một logo trên mui với thiết kế khá chi tiết. Được mệnh danh là “Flying B, không cần quá nhiều trí tưởng tượng để hiểu lý do tại sao. Chữ “B” mang tính biểu tượng kiểu được nhô lên đầy kiêu hãnh với một đôi cánh mở rộng đằng sau.Để đối phó với nạn trộm cắp và an toàn, Bentley đã trang bị cơ chế thu hồi trên các mẫu Bentley từ năm 2007 tới năm 2009 đối với những logo bị lỗi có khả năng gây nguy hiểm. Dù vậy, logo “Flying B” không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây và hiện tại chỉ có duy nhất mẫu sedan siêu sang Mulsanne vẫn còn trang bị logo tiêu chuẩn.Những mẫu xe Pontiac Chieftain thế hệ thứ nhất và thứ 2, từ năm 1949 tới năm 1957, cũng như trên những mẫu Streamliner sau Thế chiến II, logo mui xe là một trong những thiết kế nổi bật với hình đầu thủ lĩnh da đỏ.Có nhiều phiên bản khác nhau về logo này, nhưng một trong những logo biểu tượng nhất mà phần màu cam hổ phách sẽ sáng lên vào ban đêm, giúp chiếc xe Pontiac trở nên đặc biệt hơn khi đi vào ban đêm. Ngày nay, chỉ có duy nhất logo của Rolls-Royce là có thêm khả năng phát sáng trong đêm với phiên bản pha lê.Nash Metropolitan 1957 đã đi ngược lại triết lý thiết kế “to hơn, tốt hơn” của những nhà sản xuất xe hơi thời bấy giờ. Chiếc Metropolitan 1955-58 Series III Metropolitan với logo mang tên “Flying Lady” được thu nhỏ lại và rất đặc biệt. Một người phụ nữ khoả thân nằm úp mặt trong khi khoanh tay lên chiếc bục có cánh, biểu tượng cho 1 chiếc xe sang trọng.Sau này, đôi cánh thậm chí còn được gỡ bỏ để thiết kế này gọn gàng và bớt nguy hiểm hơn. Đây là một trong những logo không còn tồn tại và chỉ có thể thấy trên những mẫu xe cổ.
Trước khi những chiếc logo trên xe ôtô xuất hiện, người ta đã gắn nhiệt kế lên mui xe vào cuối những năm 1890. Sau đó, các nhà sản xuất xe hơi đã tách ra thành những mẫu xe khác nhau của riêng họ và logo trở thành một trong những thứ rất quan trọng đánh dấu tên tuổi của hãng đó.
Tới nay, do những quy định về an toàn cũng như xu hướng, những chiếc logo trên mui xe đang dần biến mất, những tác phẩm nghệ thuật đang dần bị loại bỏ để đạt hiệu quả khí động học cao hơn, tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu hay nguy cơ gây nguy hiểm khi đâm vào người đi bộ.
Biểu tượng báo chồm được trang trí trên mọi mẫu xe Jaguar, một trong những logo trên mui xe lâu đời nhất và mang tính biểu tượng nhất trên thế giới. Logo này là là hình một con báo dũng mãnh nhảy về phía trước, biểu tượng cho sức mạnh cũng như sự thanh lịch của chiếc xe.
Sự kết thúc của Jaguar Leaper bắt đầu khi Jaguar châu Âu chỉ lắp logo Growler trên lưới tản nhiệt trong khi các phiên bản tại Mỹ và Trung Đông vẫn như cũ. Kể từ năm 2005, không còn chiếc Jaguar nào có tính năng Leaper, nhiều người cho rằng logo này sẽ rất hợp với chiếc F-Type thế hệ mới.
Logo nổi tiếng của Mercedes-Benz thể hiện đẳng cấp và phong cách riêng, một biểu tượng thành công của thương hiệu Đức kéo dài hàng thập kỷ cả trên đường đua lẫn đường phố. Ngôi sao 3 cánh là một trong những logo trên mui xe vẫn đang được sản xuất, khiến nó trở nên độc nhất vô nhị đánh dấu sự có mặt của 1 thương hiệu.
Ngày nay, trên những phiên bản C-Class và S-Class, bạn vẫn sẽ thấy biểu tượng này trên mui xe và được mạ bạc. Để khắc phục khả năng không an toàn cho người đi bộ, Mercedes-Benz đã gắn logo ngôi sao 3 cánh trên 1 khớp nối lò xo có thể uốn được cũng như bẻ cong, vỡ vụn giảm thiểu tối đa nguy cơ khi va chạm.
Những năm 1950 là thời kỳ hoàng kim của ngành hàng không, với cuộc đua vũ trụ đang bùng nổ và công nghệ hàng không tiến lên với những bước nhảy vọt. Chevrolet nhanh chóng nắm bắt xu hướng bằng những logo Chevy Bel Air lắp trên mui xe lấy cảm hứng từ hàng không dưới dạng máy bay phản lực.
Chiếc máy bay được đặt lên mui xe lấy cảm hứng từ phong cách trang trị nghệ thuật thời bấy giờ, với đầu chim ưng là mũi và đuôi kéo về phía sau ở phía trung tâm mui xe. Thiết kế này không sử dụng được lâu nhưng là một trong những thiết kế đẳng cấp nhất ngành công nghiệp xe hơi nước Mỹ.
Những năm 1920 là thời kỳ đỉnh cao của kỷ nguyên thiết kế trang trí nghệ thuật, mọi thứ từ thời trang tới kiến trúc đều được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế riêng.
Mẫu xe Duesenberg Model J ra mắt vào năm 1928 cực kỳ nổi bật với hình ảnh một chú chim được thiết kế cách điệu cực kỳ sang trọng gắn trên mui xe. Ngoài vấn đề phong cách, thiết kế này có thể gây chết người khi va chạm giao thông, vì vậy dễ hiểu khi thiết kế này sớm không còn được sử dụng.
Mack là nhà sản xuất xe tải và từng sản sản xuất xe bus được thành lập đầu thế kỷ 20. Ít ai biết đến hãng xe này cho tới Thế chiến thứ nhất khi chi nhánh xe tải của Mack được biết đến với logo “The Bulldog”. Với thiết kế lưới tản nhiệt to bản, độ bền và hiệu suất cao của dòng xe này đã khiến những người lính Anh nhớ đến linh vật quốc gia họ, loài chó bull Anh nổi tiếng.
Từ năm 1922, logo Mack đã lấy hình ảnh chó Bull của Anh sau đó logo này được trang bị trên tất cả các mẫu xe của Mack như một biểu tượng nhận dạng từ năm 1938. Logo này cũng có ý nghĩa với từng màu sắc khác nhau. Nếu chú chó Bull mạ vàng thì chiếc xe tải này và toàn bộ hệ thống truyền động của được sản xuất bởi Mack, nhưng nếu được mạ crôm thì tất cả các thành phần của xe được mượn từ các nhà sản xuất khác.
Hãng xe xe hơi của Mỹ, Packard, đã trang bị cho logo trên mui xe cho tất cả những mẫu xe cao cấp của mình bằng một trong 2 logo độc đáo từ năm 1926 tới năm 1950, hoặc là 1 con chim cốc hoăc là nữ thần tốc độ. Trong đó, logo nữ thần tốc độ hay còn được là Packard Donut Chaser nổi tiếng hơn cả.
Mặc dù đã có nhiều lần thay đổi thiết kế trong suốt vòng đời của mình, nhưng tất cả những mẫu xe này đều có ngôn ngữ thiết kế chung là một người phụ nữ có cánh quỳ trên đầu gối phải, chân trái vươn ra sau, 2 tay đưa ra phía trước một chiếc bánh xe hoặc lốp xe.
Đây là một trong những logo mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, Spirit of Ecstasy được tô điểm trên hầu hết những chiếc Rolls-Royce được sản xuất từ năm 1911 với một vài ngoại lệ đặc biệt. Được thiết kế bởi Charles Sykes, dựa trên tác phẩm điêu khắc của ông với tên gọi “The Whisper”, Spirit of Ecstasy được được thiết kế lấy cảm hứng theo nữ diễn viên người Anh Eleanor Thornton.
Tác phẩm điêu khắc của người phụ nữ uốn cong về phía trước với đôi cánh từ đôi tay dang rộng từ phía sau. Sykes mô tả:” Một nữ thần nhỏ duyên dáng, người đã lựa chọn việc di chuyển trên những con đường là niềm vui lớn nhất và thắp sáng trên mũi xe Rolls-Royce. Trên các phiên bản Rolls-Royce hiện đại, Spirit of Ecstasy có thể được thu vào trong mui xe và làm từ thép không gỉ, có thể mạ vàng 24 cara, hay pha lê...
Là đối thủ chính của Rolls-Royce, Bentley cũng có riêng một logo trên mui với thiết kế khá chi tiết. Được mệnh danh là “Flying B, không cần quá nhiều trí tưởng tượng để hiểu lý do tại sao. Chữ “B” mang tính biểu tượng kiểu được nhô lên đầy kiêu hãnh với một đôi cánh mở rộng đằng sau.
Để đối phó với nạn trộm cắp và an toàn, Bentley đã trang bị cơ chế thu hồi trên các mẫu Bentley từ năm 2007 tới năm 2009 đối với những logo bị lỗi có khả năng gây nguy hiểm. Dù vậy, logo “Flying B” không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây và hiện tại chỉ có duy nhất mẫu sedan siêu sang Mulsanne vẫn còn trang bị logo tiêu chuẩn.
Những mẫu xe Pontiac Chieftain thế hệ thứ nhất và thứ 2, từ năm 1949 tới năm 1957, cũng như trên những mẫu Streamliner sau Thế chiến II, logo mui xe là một trong những thiết kế nổi bật với hình đầu thủ lĩnh da đỏ.
Có nhiều phiên bản khác nhau về logo này, nhưng một trong những logo biểu tượng nhất mà phần màu cam hổ phách sẽ sáng lên vào ban đêm, giúp chiếc xe Pontiac trở nên đặc biệt hơn khi đi vào ban đêm. Ngày nay, chỉ có duy nhất logo của Rolls-Royce là có thêm khả năng phát sáng trong đêm với phiên bản pha lê.
Nash Metropolitan 1957 đã đi ngược lại triết lý thiết kế “to hơn, tốt hơn” của những nhà sản xuất xe hơi thời bấy giờ. Chiếc Metropolitan 1955-58 Series III Metropolitan với logo mang tên “Flying Lady” được thu nhỏ lại và rất đặc biệt. Một người phụ nữ khoả thân nằm úp mặt trong khi khoanh tay lên chiếc bục có cánh, biểu tượng cho 1 chiếc xe sang trọng.
Sau này, đôi cánh thậm chí còn được gỡ bỏ để thiết kế này gọn gàng và bớt nguy hiểm hơn. Đây là một trong những logo không còn tồn tại và chỉ có thể thấy trên những mẫu xe cổ.